30 tuổi tiếng anh là gì

Cách hỏi tuổi bằng tiếng Anh, hỏi và trả lời Bên cạnh câu hỏi chiều cao, cân nặng thì câu hỏi về tuổi bằng tiếng Anh cũng được


Cách hỏi tuổi bằng tiếng Anh, hỏi và trả lời

Bên cạnh câu hỏi chiều cao, cân nặng thì câu hỏi về tuổi bằng tiếng Anh cũng được sử dụng nhiều. Để tự tin trong giao tiếp tiếng Anh và học giỏi tiếng Anh hơn thì trau đồi cách hỏi tuổi bằng tiếng Anh là điều cần thiết.

Bạn đang xem: Tuổi tiếng anh là gì

Hỏi tuổi bằng tiếng Anh

Cách hỏi tuổi bằng tiếng Anh

1. Cách hỏi tuổi

How old are you? (còn được viết tắt là How old R U?)

Phiên âm: <ɑ:>

(Bạn bao nhiêu tuổi?)

Theo cấu trúc:

How old + động từ tobe + name (tên riêng, đại từ he,she, your ...)?

Tạm dịch: ... bao nhiêu tuổi?

Ví dụ:

How old is he?

(Anh ấy bao nhiêu tuổi)

What is your age? (is có thể thay bằng "s)

2. Cách trả lời tuổi bằng tiếng Anh

- He is/He"s + number + year old/years old.

(Anh ấy/Ông ấy/Cậu ấy ... tuổi)

- She is/She"s + number + year old/years old.

(Cô ấy/Bà ấy/Chị ấy ... tuổi)

Phân biệt khi nào nên dùng years old và year old là:

- Nhỏ hơn hoặc bằng 1 dùng year old.

- Lớn hơn 1 dùng years old.

Hỏi tuổi là một điều tế nhị và người trả lời thường không muốn nói thật tuổi của mình nên thường trả lời bằng cách:

1. I"m 40/ I am 40 years old.

(Tôi 40 tuổi)

2. I"m in my early 30.

(Tôi đầu tuổi 30)

Early được sử dụng khi người đó tuổi có kết thúc là 0 - 3, chẳng hạn như 20, 21.

3. I am in my mid 40.

(Tôi đang ở giữa tuổi 40)

Mid được sử dụng khi tính từ 8 hoặc 9. Chẳng hạn như 39, 38 tuổi.

4. I am in my 40.

Xem thêm: Học Giáo Dục Tiểu Học Là Gì, Ngành Giáo Dục Tiểu Học (Mã Ngành: 7140202)

(Tôi dang ở độ tuổi 40)

Cách phân biệt độ tuổi của người nói tiếng Anh

Người nói tiếng Anh thường sử dụng các từ như baby, toddler, child, teen, Aldult, Senior để diễn ra tuổi của mình thay vì nói thẳng tuổi. Các từ này sẽ áp dụng cho mỗi đối tượng riêng.

1. Baby: Áp dụng cho trẻ từ 0 - 1 tuổi.

2. Toddler sử dụng cho trẻ từ 1 - 3 tuổi.

3. Child sử dụng cho trẻ em từ 4 - 12 tuổi.

4. Teen/Teenager dùng cho người ở độ tuổi từ 13 - 19 tuổi.

5. Aldult sử dụng cho người trên 20 tuổi tới 50 tuổi.

6. Senior/Elderly: Người sử dụng từ này trên 60 hoặc 65 tuổi.

Đoạn hội thoại hỏi tuổi trong giao tiếp tiếng Anh

Ngọc: Hi!

(Chào bạn)

Lan: Hi. Nice to meet you. What"s your name?

(Chào bạn, rất vui được gặp bạn. Tên bạn là gì?)

Ngọc: I am Ngọc. And you?

(Mình là Ngọc. Còn bạn?)

Lan: I"m Lan. How old are you?

(Mình là Lan. Bạn bao nhiêu tuổi?)

Ngọc: I am 22 years old. And you?

(Mình 22 tuổi. Còn bạn?)

Lan: I"m 22 years old.

(Mình 22 tuổi)

Ngọc: What date is your birthday?

(Sinh nhật cậu là vào ngày nào vậy?)

Ngọc: My birthday is on 15th of June. Where do you live?

(Sinh nhật của mình vào ngày 15 tháng 6. Bạn sống ở đâu?)

Lan: I live in Đà Lạt. It very beatiful. Where are you from?

(Mình sống ở Đà Lạt. Nó rất đẹp. Bạn đến từ đâu?)

Ngọc: I am from Hà Nội.

(Mình đến từ Hà Nội.)

=>Cách hỏi ngày sinh nhật bằng tiếng Anh=>Cách hỏi khoảng cách trong tiếng Anh=>Cách hỏi ăn sáng, ăn trưa, ăn tối chưa bằng tiếng Anh

Với cách hỏi tuổi bằng tiếng Anh trên là những kiến thức tiếng Anh hữu ích, bạn đã biết vận dụng câu hỏi này cũng như trả lời theo các từ để diễn đạt độ tuổi cho người nghe.

Hỏi giờ bằng tiếng Anh, cách hỏi, nói và trả lời thời gianCách hỏi và trả lời về chiều dài, chiều rộng, chiều cao trong tiếng Anh Bạn đang tìm mẫu câu hỏi, cách hỏi tuổi bằng tiếng Anh để hỏi mọi người, vậy hãy tham khảo bài viết dưới đây. Với gợi ý mẫu câu hỏi về tuổi bằng tiếng Anh giúp bạn dễ dàng vận dụng để hỏi mọi người, tự tin giao tiếp cũng như biết được số tuổi của người mà bạn đang quan tâm. Cách hỏi và trả lời về kích thước bằng tiếng Anh Cách hỏi chiều cao, cân nặng bằng tiếng anh Cách hỏi quê quán, nơi sinh địa chỉ bằng tiếng Anh Hỏi giá cả bằng tiếng Anh, cách hỏi, trả lời, nói giá Cách hỏi thăm sức khỏe trong tiếng Anh và cách trả lời Cách hỏi màu sắc bằng tiếng Anh, What color

Cái tên là thông tin đầu tiên và không thể thiếu của một phần giới thiệu bản thân. Nếu chỉ đơn giản là giới thiệu tên tuổi, mình tin rằng nhiều bạn không xa lạ gì với các cấu trúc quen thuộc như “I am…” hay “My name is…”. Tuy nhiên, vận dụng những lý thuyết này như thế nào cho hiệu quả lại là một câu chuyện khác. Bài viết này sẽ đem đến cho các bạn những cách giới thiệu tên tuổi bằng tiếng Anh làm sao thật tự nhiên và hiệu quả.

Bạn sẽ không chỉ học được các mẫu câu mà còn được xem những ví dụ minh hoạ sinh động cho các mẫu câu đó. Nhưng nhớ này, bạn cũng sẽ cần phải chủ động thực hiện những hướng dẫn để học hiệu quả dưới đây để đạt được những kết quả tốt nhất nhé!

Để học hiệu quả

Trước tiên, bạn cần cài đặt eJOY eXtension cho trình duyệt Chrome của mình.

Cài eJOY eXtension miễn phí.

Để tạo điều kiện cho bạn biết cách giới thiệu bản thân, eJOY đã phát triển tính năng tìm từ vựng trong các ngữ cảnh video khác nhau. Nhờ đó, bạn có thể học theo các bước sau nhé:

  • Đọc bài viết để làm quen với các cấu trúc mẫu. Làm bài tập cuối bài để ôn luyện lại.
  • Đọc xong, bạn quay lại và click chuột vào một cấu trúc bất kỳ, eJOY sẽ hiện ra nghĩa và cách đọc.
  • Bạn bấm vào nút “Say it” để xem tất cả các video trên eJOY có nói đến cấu trúc đó. Từ đó bạn có thể làm quen với cách dùng những cấu trúc đó trong các ngữ cảnh khác nhau.
Tìm những đoạn video có chứa cấu trúc bạn muốn học chưa bao giờ dễ dàng hơn với tính năng wordhunt của eJOY.
  • Thực hành nhại lại theo ngữ điệu, cách phát âm của người nói.
  • Đối với các video trong bài viết, bạn cũng có thể tra cứu từ vựng/cụm từ/mẫu câu bất kỳ bằng cách click chuột vào những từ vựng/cụm từ/mẫu câu cần tra. Bạn cũng có thể luyện nói theo những mẫu hội thoại trong đó nữa đấy.

Xem thêm

Giờ chúng ta có thể bắt đầu với cách giới thiệu tên:

Cách giới thiệu tên

1. I am…/I’m…

Đây là cách nói tên phổ biến nhất, hay được sử dụng nhất. Cấu trúc “I am…” (viết tắt là “I’m…”) mang nghĩa “Tôi là…” Bạn sẽ thấy nhiều người bản xứ có xu hướng nói tắt “I’m” hơn là “I am” bởi đây là cách nói ngắn gọn và đảm bảo được sự chú ý tới thông tin sẽ được cung cấp phía sau đó, ở đây là tên của bạn.

Hãy xem cách những nhân viên ở Google giới thiệu tên của mình sử dụng cấu trúc “I’m…” nhé:

2. My name is…/My name’s…

My name is…” – “Tên tôi là…” cũng là một cách giới thiệu tên rất thông dụng. Đây cũng là cách trả lời cho câu hỏi “What is your name?”.

Hãy cùng xem đoạn video và nghe mọi người giới thiệu tên sử dụng mẫu câu “My name is…” như thế nào nhé:

Trong giao tiếp hàng ngày, người bản xứ cũng có xu hướng sử dụng cách viết tắt “My name’s…” khi nói về tên của mình để đảm bảo tính ngắn gọn và hướng sự tập trung vào thông tin quan trọng là “my name” và “tên”. Hãy tiếp tục xem những nhân viên ở Google nói về tên của mình sử dụng cấu trúc viết tắt “My name’s…”. Bạn nhớ để ý sự khác biệt trong phát âm giữa cấu trúc đầy đủ “My name is…” và cấu trúc viết tắt “My name’s…” nhé.

3. You can call me …

You can call me…” có nghĩa “Bạn có thể gọi tôi là…”

Đây là cấu trúc được dùng để nói về cách mà bạn muốn được người khác biết và gọi. Thông thường những tên nước ngoài đều có cách gọi ngắn gọn thân mật và cần có sự cho phép của người mang tên đó trước khi sử dụng. Đôi khi, trong những tình huống giao tiếp thân mật, người nói có thể dùng chính những cái tên ngắn gọn này để nói về mình. Ví dụ:

  • Hi, I’m Liz. Nice to meet you. (Xin chào, mình là Liz. Rất vui được làm quen.)
  • Hi, Liz. Nice to meet you, too. You can call me Jack. (Chào Liz, mình cũng rất vui được làm quen. Bạn có thể gọi mình là Jack.)

Hai cái tên Liz và Jack đều là tên thân mật (cho 2 cái tên đầy đủ là Elizabeth và John). Bạn rất có thể đã gặp cách gọi thân mật của những cái tên này:

Tên đầy đủ Tên thân mật
William Will, Bill, Willy, Billy
Edward Ed, Eddie
Robert Bob, Bobby, Rob
Michael Mike, Mick
Theodore Ted, Teddy, Theo
Isabella Bella, Issy
Elizabeth Liz, Lizzie
Jennifer Jenny, Jen
Margaret Greta, Maggie, Peggy, Rita

Ngay cả khi giới thiệu tên tiếng Việt, bạn cũng có thể dùng cấu trúc này để cho người khác biết bạn muốn được gọi thế nào. Ví dụ:

  • Hi, my name is Trinh Ngoc Anh. You can call me Anh. (Xin chào, tên mình là Trinh Ngoc Anh. Bạn có thể gọi mình là Anh.)
  • My name is Diep. But you can call me Vicky. (Tên mình là Diep nhưng bạn có thể gọi mình là Vicky.)

Hãy xem Demi Lovato giới thiệu tên dùng cấu trúc “You can call me…” nhé:

4. People call me …

Đây cũng là một cách nói tên gián tiếp “Mọi người gọi tôi là…” mà bạn có thể sử dụng. Cũng giống như cách ở trên, bạn dùng cấu trúc này để cho mọi người biết bạn muốn được gọi thế nào. Hãy xem người chăm sóc gấu nói gì về cách mọi người gọi anh ấy nhé:

5. Nói thẳng ra tên của bạn

Trong đối thoại, người bản xứ thường tự giới thiệu tên của mình bằng cách nói tên và chìa tay ra bắt hoặc kèm theo những câu kiểu như “Nice to meet you”. Đây là một cách giới thiệu rất tự nhiên, đi thẳng vào trọng tâm và không màu mè.

Hãy xem cách Chris Gardner (Will Smiths) làm quen với những người tuyển dụng như thế nào nhé (đoạn trích từ bộ phim The Pursuit of Happiness – 2006)

Tiếp theo hãy xem chúng ta có thể nói về tuổi tác như thế nào trong khi giới thiệu bản thân nhé.

Cách giới thiệu tuổi

Trong nhiều nền văn hoá và đối với nhiều người việc hỏi về tuổi tác của người khác (khi đã trưởng thành) thường hay được lảng tránh vì có thể bị coi là bất lịch sự. Tuy nhiên vẫn nhiều người không quá coi trọng vấn đề này và bạn có thể chia sẻ về điều đó nếu bạn muốn. Đặc biệt, với trẻ em, việc hỏi tuổi là một việc hết sức bình thường, biểu lộ sự quan tâm tới đứa trẻ.

Để hỏi tuổi tác bạn có thể dùng câu hỏi “How old are you?

Để nói về tuổi tác bạn có thể dùng những cách nói đơn giản dưới đây:

1. I am… (years old)/I’m… (years old)

Với trẻ em nhiều khi cách nói tuổi khá cụ thể bởi như bạn biết đấy, khi còn nhỏ thì những con số khá quan trọng. Chúng ta thường hào hứng vô cùng mỗi khi tới một sinh nhật mới còn gì, chúng ta đếm số ngọn nến, để ý đến con số ghi trên thiệp mời sinh nhật “Mời bạn đến dự sinh nhật lần thứ 9 của tôi”. Do vậy, khi nói về tuổi, những em bé có thể trả lời rất cụ thể thế này:

  • I am nine and three quarter. (Con 9 tuổi và 9 tháng)
  • My baby girls is 15 months old. (Con gái bé bỏng của tôi 15 tháng tuổi)

Hãy xem video xem các bé nói gì nhé:

Cách những em bé nói về tuổi rất dễ thương và thú vị phải không nào?

Tuy nhiên, khi chúng ta lớn lên tới một tuổi nào đó thì số tuổi không còn quá quan trọng nữa. Nhiều người khi được hỏi tuổi còn phải ngẩn người ra nghĩ xem hiện mình bao nhiêu tuổi. Nhiều người khác còn có xu hướng né tránh nói ra tuổi thật của mình. Do đó chúng ta có thể gặp những cách nói tuổi như thế này:

  • I am 30. (Tôi 30 tuổi)
  • I am 30 plus. (Tôi hơn 30 tuổi)
  • I am in my 30’s. (Tôi đang ở lứa tuổi ba mươi ba mấy)
  • I am in my early 30’s. (Có thể hiểu là: Tôi đang ở quãng đầu 30 tuổi, khoảng từ 30-33)
  • I am in my middle 30’s. (Tôi đang ở quãng giữa những năm tuổi 30, khoảng từ 34-36)
  • I am in my late 30’s. (Có thể hiểu: Tôi đang ở khoảng cuối của những năm tuổi 30, sau 37, sắp sang 40)

Hãy xem cách Bob, the Canadian nói về tuổi tác như thế nào khi giới thiệu bản thân nhé:

2. I am aged…

Cách nói này mặc dù không được dùng phổ biến lắm nhưng vẫn được sử dụng để nói về tuổi tác. Bạn xem thêm ở video dưới đây để rõ hơn nhé:

Những đoạn đối thoại giới thiệu tên tuổi hay

Để bạn hình dung được rõ ràng hơn những cách giới thiệu tên bằng tiếng Anh, mình chọn ra sau đây một số video và đoạn trích hay trong các bộ phim nổi tiếng. Bạn hãy cùng xem và thử luyện nói theo nhé.

Để ghi nhớ các mẫu hội thoại này tốt hơn, bạn hãy bấm vào logo eJOY để xem trực tiếp các video trên eJOY Go. Sau đó chọn chơi Quiz để trả lời các câu hỏi liên quan, thực hành Speak và Write để luyện nói và ghi nhớ nhé.

1. Đoạn đối thoại giữa hai người bạn Châu Á gặp nhau ở Mỹ:

2. Đối thoại hỏi và giới thiệu tên giữa Lisa và John

3. Đoạn đối thoại của các em bé và người phụ nữ 101 tuổi

4. Đoạn đối thoại của Ben trong The Intern

5. Đoạn giới thiệu Joe Black

Bài tập thực hành

Hãy xem đoạn video dưới đây và trả lời câu hỏi:

  1. Who is speaking in the video?
  2. What is his wife’s name?
  3. How many kids does he have?
  4. How old is his daughter?
  5. How old is Zack?
  6. Where do they live?
  7. Do they have any pet?
  8. What is their address?
  9. What does he normally do on the weekends?
  10. What do they do after breakfast on weekends?

Bạn hãy để lại câu trả lời trong phần comment bên dưới và nhớ luyện tập cách giới thiệu tên tuổi qua những video ở trên nhé.

Chúc các bạn học vui!

Video liên quan

Chủ đề