Anime là gì manga là gì năm 2024

Sự khác nhau giữa Manga và Anime luôn là 1 trong những chủ đề tranh luận cực kỳ hot của đông đảo mọi người. Để hiểu rõ hơn lý do tại sao lại có sự so sánh này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây bạn nhé!

Manga đơn giản nghĩa là truyện tranh còn Anime là hoạt hình được chuyển thể từ Manga, chúng đều có xuất xứ từ Nhật Bản. Nếu như Manga thường được in thành tập hoặc đăng trên những tạp chí hàng tuần hay tạp chí in hai tuần một lần thì Anime lại được phát sóng trên truyền hình hay rạp chiếu phim, phát hành trên đĩa DVD.

Mặc dù ai cũng biết rằng Anime được chuyển thể từ Manga nhưng có đôi khi Anime trở nên độc lập và thêm các thông tin mà không có trong Manga. Khi miêu tả các sự kiện trong Manga, Anime thường bổ sung các cảnh hành động, sự kiện, lịch sử sao cho chiếu đủ trong khoảng thời gian 30 phút mỗi tập. Tuy nhiên, những cái thêm thắt này đều không liên quan hay ảnh hưởng lớn tới cốt truyện chính trong Manga.

Theo nhiều người đánh giá, mặt hình ảnh và chuyển động được thể hiện trong Anime sinh động hơn Manga rất nhiều. Từ âm nhạc, giọng nói, ánh sáng đến đều khiến Anime trở nên sống động, thỏa mãn cả phần nghe lẫn phần nhìn cho độc giả, nhất là với những cảnh chiến đấu, đánh nhau.

Một điểm nữa là, nếu như bạn có thể đọc Manga ở bất cứ nơi đâu, dù không có tivi, máy tính, kết nối mạng hay mang nó đi bất cứ nơi nào, thậm chí bạn có thể tranh thủ đọc Manga khi tắc đường, hay đợi xe bus, nhưng muốn thưởng thức Anime thì “khó có khả năng” hơn.

Đừng cố biện hộ rằng bạn có thể tải sẵn một bộ anime về điện thoại nên cho dù không có wifi, 3G bạn vẫn có thể xem được nó nhé! Bởi sẽ chẳng thú vị chút nào nếu những pha “đấm đá, hành động” hoành tráng chỉ được coi qua cái màn hình bé tí. Thay vào đó, nếu bạn xem ở nhà với cái ti vi “to bự”, chẳng phải sẽ tuyệt hơn sao.

Có một điều bạn cần phải biết đó là không phải tất cả Manga đều được chuyển thể sang Anime đâu nhé, hay không phải bất cứ bộ Anime nào cũng có Manga (có thể Anime được dựng từ tiểu thuyết, game, hoặc là tác phẩm Anime gốc).

Đặc biệt, có những bộ Manga phải mất một thời gian rất lâu mới được phát hành ở quốc gia khác (không phải Nhật Bản) , hoặc cũng có thể là không được phát hành. Nhưng nếu những bộ Manga đó được chuyển thể thành Anime thì bạn sẽ có nhiều cơ hội thưởng thức chúng.

Hiện nay, nhờ mở rộng việc cấp phép bản quyền nên bạn có thể xem bộ Anime mình thích “ngay và luôn” nếu chấp nhận trả chi phí cho các kênh truyền hình trả tiền. Bạn cũng có thể đợi đến khi nó được công chiếu miễn phí trên truyền hình, nhưng sẽ khá lâu đó nhé. Bởi vì thông thường phải cả năm sau khi chiếu ở Nhật thì các Anime mới được lồng tiếng Anh và phát hành trên DVD tại thị trường nước ngoài để kiếm thêm lợi nhuận.

Tại Nhật Bản, đa phần các tựa Manga đều được xuất bản từng chương một trên các tạp chí, đến khi tập hợp đủ một vài chapter thì mới xuất bản thành các tập (volume) riêng. Nhưng có một số bộ Manga không phát hành thường xuyên, có thể là do lịch sáng tác không đều đặn của tác giả khiến các fan hâm mộ ăn... "mầm đá" thường xuyên. Cũng có trường hợp ngoại lệ, đối với một số Manga lớn có nhiều fan như Bleach và Naruto thì lại phát hành khá đều để chiều lòng các “thánh ghiền”. Trong khi đó, các tập phim Anime được phát sóng hàng tuần, khá đều đặn. (thời gian và ngày giờ phát sóng Anime được quy định khác nhau tùy theo từng Đài truyền hình).

Nói chung, cả Anime lẫn Manga đều là 2 “tượng đài vững chắc” trong lòng độc giả. Dù đọc truyện hay là xem phim thì mỗi cái đều có những ưu và nhược điểm nhất định nên nếu rất khó để so sánh cái nào hay hơn vì mỗi người có một sở thích phải không các bạn. Quan trọng là hãy luôn thể hiện mình là các fan Anime và Manga thông thái nhé!

Lưu ý: Những từ tiếng Nhật được sử dụng thường ngày (ví dụ như: Oniisan, kawaii, senpai) không bao gồm trong danh sách này, trừ khi sự mô tả gắn liền với một số tài liệu tham khảo quan trọng có thể cung cấp dẫn chứng liên quan.

Đặc trưng nhân vật[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bishōjo (美少女?, "mỹ thiếu nữ")

Đề cập đến tất cả những người phụ nữ trẻ và quyến rũ; nhưng cũng có thể ngụ ý những mối quan hệ dẫn đến tương tác tình dục (giống như trong "bishōjo game").

  • Bishōnen (美少年?, "mỹ thiếu niên - cậu bé đẹp" thỉnh thoảng viết tắt là "Bishie")

Khái niệm thẩm mỹ học Nhật Bản về cậu bé đẹp lý tưởng: Ái nam ái nữ, ẻo lả hoặc giới tính không rõ ràng. Tại Nhật Bản, thuật ngữ đề cập đến những người trẻ với đặc điểm như vậy; nhưng tại phương Tây thì nó đã trở thành một thuật ngữ chung cho những nam giới đồng tính luyến ái hấp dẫn ở mọi lứa tuổi.

  • Nekomimi (猫娘 Nekomusume, "miêu nương")

Một nhân vật nữ với đôi tai mèo và một cái đuôi mèo, nhưng có cơ thể con người. Những nhân vật này có thói quen, móng vuốt giống như mèo và đôi khi nhìn thấy những chiếc răng nanh. Biểu lộ cảm xúc cũng giống mèo trong tự nhiên, chẳng hạn như bộ lông thú dựng đứng lên khi giật mình. Những đặc điểm này cũng thường thỉnh thoảng được sử dụng cho nhân vật nam như vậy.

  • Hội chứng Chūnibyō (中二病?, "Trung Nhị Bệnh")

Xu hướng một nhân vật giả vờ hành động giống như một nhân vật từ tưởng tượng như một ma cà rồng, ác quỷ, thiên thần, phù thủy, alien, chiến binh hoặc người có huyết thống đặc biệt; thường tưởng tượng bản thân ẩn chứa phép thuật/ khả năng siêu cường hoặc những vật bị nguyền rủa. Tuyến nhân vật với hội chứng Chūnibyō xu hướng có một cách cư xử kỳ cục về tốc độ, cách ăn mặc trong trang phục Gothic và thỉnh thoảng mặc một số phụ kiện như băng vết thương hoặc miếng vá mắt để tương ứng với tính cách tưởng tượng. Thuật ngữ này đề cập đến trẻ em từ 12 đến 14 tuổi, nhưng cũng có thể mô tả các nhân vật phô bày những đặc điểm bất kể tuổi tác thực tế của họ. Thuật ngữ này được cho là tạo ra bởi Ijūin Hikaru vào năm 1999 và mục đích ban đầu để mô tả những người đang giả bộ "trưởng thành" trong năm thứ hai ở trung học.

  • Dojikko (ドジっ子?, "ngốc nghếch")

Một cô gái dễ thương có những hành động vụng về. Họ có thể tạo ra những sai lầm làm tổn thương chính mình hoặc nhân vật khác. Đặc điểm nhân vật Dojikko thường được sử dụng cho tuyến nhân vật có nguồn gốc trong anime và loạt manga.

  • Kemono (獣, けもの, ケモノ, "quái thú"?)

Con người có đặc điểm động vật hoặc ngược lại (nhân hóa).

  • (獣耳, けものミミ, ケモノミミ?)

Các nhân vật có đặc điểm của thú vật như đôi tai và cái đuôi nhưng có một cơ thể con người. Nekomimi cũng nằm trong khái niệm này.

  • Moe (萌え?)

Thông thường được sử dụng cho nhân vật nữ, tuy nhiên nó có thể đề cập đến những nam giới ẻo lả trong một vài trường hợp. Một thứ gì đó hoặc một ai đó được coi là moe thì nói chung sẽ được coi là đáng yêu, vô hại và ngây thơ; trong khi nhận được một số những bản tính cảm xúc của tuổi niên thiếu nhằm ý định gợi lên một cảm giác ràng buộc cha con của sự che chở và thương cảm trong lòng người xem. Dịch sát nghĩa của từ này sang ngôn ngữ khác ngoài tiếng Nhật là "ái vật", mặc dù khái niệm moe không nhất thiết phải có một mối tương quan trực tiếp đến các sở thích tình dục và thường được đề cập trong các tác phẩm không có tính chất tình dục. Nó có thể được sử dụng để cải tiến các từ hoặc khái niệm khác như meganekko-moe ("cô gái đeo kính" moe), một nhân vật vừa đeo kính và có những tính cách của moe.

  • Tsundere (ツンデレ?)

Một tính cách nhân vật thường nghiêm nghị, lạnh lùng và/ hoặc không thân thiện với người mà họ thích, trong khi thỉnh thoảng lộ ra cảm giác yêu thương và ấm áp mà họ vẫn đang ẩn dấu trong lòng do xấu hổ hoặc lo lắng, cảm xúc thay đổi hoặc chỉ là không thể có những hành động tốt trước mặt người mà họ thích. Nó là một từ kết hợp giữa từ tiếng Nhật tsuntsun (ツンツン?) có nghĩa là nghiêm nghị hoặc không thân thiện, và từ deredere (デレデレ?) có nghĩa là "ủy mị".

  • Yandere (ヤンデレ?)

Một thuật ngữ tiếng Nhật dành cho một nhân vật lúc đầu yêu thương và chăm sóc một người mà họ thích rất nhiều cho đến khi tình yêu lãng mạn, sự ngưỡng mộ và lòng chung thủy của họ dần trở nên nóng nảy và tinh thần bị tàn phá một cách tự nhiên thông qua sự bảo vệ quá mức cần thiết, bạo lực, tính hung hăng hoặc cả ba. Thuật ngữ này là một từ kết hợp của từ yanderu (病んでる?) nghĩa là một bệnh về tinh thần hoặc cảm xúc, và từ deredere (でれでれ?) nghĩa là thể hiện tình cảm chân thật mạnh mẽ. Nhân vật Yandere có tinh thần không ổn định suy nghĩ trong lòng, tâm lý bất ổn, sử dụng bạo lực cực đoan hoặc tính hung hăng như một lối thoát cho những cảm xúc của họ.

Anime và manga khác nhau thế nào?

Manga đơn giản nghĩa là truyện tranh còn Anime là hoạt hình được chuyển thể từ Manga, chúng đều có xuất xứ từ Nhật Bản. Nếu như Manga thường được in thành tập hoặc đăng trên những tạp chí hàng tuần hay tạp chí in hai tuần một lần thì Anime lại được phát sóng trên truyền hình hay rạp chiếu phim, phát hành trên đĩa DVD.

Đọc manga là gì?

Manga (tiếng Nhật: kanji: 漫画, hiragana: まんが, katakana: マンガ, Hán-Việt: mạn họa) là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Manga được xem là từ đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản.

Truyện anime là gì?

Anime (アニメ) phát âm là a-ni-me, là từ vay mượn của tiếng Anh, từ chữ animation có nghĩa là "phim hoạt hình"), chỉ các bộ phim hoạt hình sản xuất tại Nhật Bản hay với phong cách Nhật Bản. Cũng giống như phim truyền hình, nó bao gồm rất nhiều thể loại khác nhau (hành động, hài, tình cảm, phiêu lưu, ...).

Anime manga nghĩa là gì?

Manga và anime là gì? Manga là từ được dùng để chỉ các thể loại truyện tranh bắt nguồn từ Nhật Bản, còn anime là phim hoạt hình, có thể được chuyển thể từ Manga hoặc có cốt truyện riêng theo phong cách Nhật Bản.

Chủ đề