Bài học từ câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

⇒Nơi mà chúng ta đang sinh sống là nhờ vào công ơn của các vua hùng vĩ đại, một to lớn không ít của nhân dân Việt Nam đã góp sức để bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm. Hãy biết chăm sóc, không đốt phá cây xanh để cuộc sống thêm yên bình, đất nước hòa thuận.

Tìm hiểu và phân tích ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh để thấy được mong ước cùng khát vọng chinh phục thiên nhiên của nhân dân ta từ ngàn đời. Bên cạnh đó, ý nghĩa truyện Sơn Tinh Thủy Tinh cũng thể hiện nhân dân đã gửi gắm những mơ ước về lẽ công bằng, về những người anh hùng lí tưởng của dân tộc. Bài viết dưới đây của lltb3d.com sẽ cùng bạn nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. 

Để hiểu rõ nét hơn về ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh thì chúng ta không thể quên tóm tắt tác phẩm.

Bạn đang xem: Bài học rút ra từ truyện sơn tinh thủy tinh

Bạn đang xem: Bài học rút ra từ truyện sơn tinh thủy tinh

Đời Hùng Vương thứ 18 có nàng công chúa là Mị Nương vốn nổi tiếng xinh đẹp và tài hoa. Bởi vậy mà vua Hùng muốn tìm cho nàng một chàng rể tương xứng và tài giỏi.

Truyện kể rằng một hôm cùng có hai vị thần đến cầu hôn nàng Mị Nương. Một chàng là Sơn Tinh có năng khiếu dựng đồi xây núi, dời non lấp biển. Người kia tự xưng là Thủy Tinh có thể hô mây gọi gió, gây mưa và gọi sóng, có thể làm phép dâng nước… Hùng Vương băn khoăn chưa biết chọn ai, bèn nói với 2 chàng: “Cả hai đều rất tài giỏi, thế nhưng ta chỉ có một người con gái, biết làm sao? Vậy ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta cho cưới con gái…”.

Xem thêm: Xã Hội Phong Kiến Là Gì - Thời Kỳ Xã Hội Phong Kiến (476

Sáng sớm hôm sau Sơn Tinh đến trước đem sính lễ đầy đủ gồm voi chín ngà, gà chín cựa và ngựa chín hồng mai. Trong đó mỗi thứ một đôi, cùng với trăm tệp bánh chưng, trăm ván cơm nếp. Thấy thế vua Hùng lấy làm hài lòng rồi cho Sơn Tinh làm lễ cưới và rước con gái về núi.

Cũng bởi thế mà Thủy Tinh ôm hận, năm nào cũng cứ đến tháng 7 hay tháng 8 lại đem quân đánh Sơn Tinh nhằm rửa hận vì thế đã gây nên cảnh bão lụt, mưa gió…



Tìm hiểu ý nghĩa của hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 6

Tác phẩm Sơn Tinh Thủy Tinh là truyền thuyết dân gian xưa với cốt truyện nhằm giải thích những hiện tượng thiên nhiên, thiên tai xảy ra trong cuộc sống. Sơn Tinh – Thủy Tinh xoay quanh hai nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh tranh giành Mỵ Nương về làm vợ. Nhiều yếu tố tưởng tượng kỳ ảo xuất hiện trong cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh với Thủy Tinh. 

Ý nghĩa của hình tượng Sơn Tinh trong tác phẩm

Sơn Tinh được biết đến là vị thần núi cai quản núi rừng. Chàng có khả năng di dời những ngọn núi để ngăn cản dòng nước dâng. Chính vì thế khi nước lên bao nhiêu thì Sơn Tinh lại nâng núi lên cao bấy nhiêu. Bởi thế mà chàng chính là hình ảnh đại diện cho nhân dân xưa với khát vọng có thể cai trị thiên nhiên.SSơn Tinh cũng phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta từ hàng ngàn năm qua đã kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng. Không những thế, với hình tượng Sơn Tinh đã cho thấy mong ước về sự chiến thắng thiên tai lũ lụt của nhân dân ta nhằm bảo vệ cuộc sống.

Ý nghĩa của hình tượng Thủy Tinh trong tác phẩm 

Thủy Tinh là hình tượng đại diện cho sức mạnh của bão lụt, của mưa gió khủng khiếp mà nhân dân ta phải đối mặt hàng năm ở khu vực sông Hồng. Chnihs bão lũ đã phá hoại mùa màng và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của cha ông ta.Thủy Tinh là vị thần đại diện cho sức mạnh của biển cả. Chàng có thể làm phép gọi mưa thét gió, hô phong hoán vũ. Vì thế mà Thủy Tinh đại diện cho những hiện tượng thiên nhiên như lũ lụt, mưa bão làm đe dọa đến mùa màng thậm chí là tính mạng con người hàng năm. 

Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 6

Từ việc tóm tắt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, ý nghĩa hình tượng hai nhân vật thì chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh như sau:

Như vậy, lltb3d.com đã cùng bạn nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh cũng như tìm hiểu về bài học rút ra từ truyện Sơn Tinh Thủy Tinh qua bài viết trên đây. Mong rằng bạn đã tìm thấy những thông tin bổ ích trong bài viết về chủ đề phân tích ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Chúc bạn luôn học tập tốt!. 

tham khảo gg:

Trong những truyện thần thoại đã đọc, em rất thích truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bởi sự cuốn hút, hấp dẫn lạ thường của nó. Truyện mượn thần thánh để giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ và gửi gắm vào đó ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao đựng nước của các vua Hùng.

Cách đây mấy ngàn năm, khi tổ tiên người Việt từ vùng rừng núi chuyển xuống sinh sống ở đồng bằng Bắc Bộ thì năm nào cũng gặp phải một trong những thiên tai đáng sợ là nạn lụt. Nạn lụt do nước lũ từ các con sông, chủ yếu là sông Hồng, sông Đà gây ra. Để bảo vệ thành quả lao động của mình, nhân dân ta đã dũng cảm, mưu trí, bền bỉ tìm cách chống lụt. Việc đắp đê ngăn nước chính là biểu hiện của tinh thần đó.

Từ chuyện chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng và đời sống, người xưa đã tưởng tượng thành một câu chuyện với nhiều tình tiết li kì: Hai vị thần cùng muốn cưới một công chúa xinh đẹp làm vợ; rồi người được vợ, kẻ không được vợ, dẫn đến cuộc giao tranh dữ dội. Cuối cùng, bên thắng, bên thua. Kẻ thua cuộc ôm lòng thù hận khôn nguôi, hằng năm vẫn gây sự đánh trả.

Thực tế là hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ, cứ đến mùa mưa bão là nước dâng to, nhưng chưa bao giờ làm ngập nổi núi đồi. Cuối mùa lũ, nước rút đi, sông suối trở lại hiền hòa. Người xưa cho rằng đó là Thần Nước đánh nhau Với Thần Núi để giành lại Mị Nương… Quả là trí tưởng tượng của họ vô cùng phong phú và bay bổng.

Truyện có hai nhân vật: Sơn Tinh – chúa tể của vùng non cao và Thủy Tinh – chúa tể của vùng nước thẳm. Cả hai đều có tài năng phi thường. Sơn Tinh vẫy tay vá phía đông, phía đông nổi lên cồn bải, vẫy tay về phía tây, phía tây lập tức hiện ra những dãy núi đồi. Thủy Tinh gọi gió, gió tới; hô mưa, mưa về. Cả hai vị thần đều tài giỏi. Điều ấy khiến nhà vua băn khoăn không biết chọn ai, đành ra điều kiện: Ngày mai, nếu ai mang lễ vật đến sớm thì được cưới Mị Nương.   

Ngay trong chuyện thách cưới, có lẽ ý nhà vua đã nghiêng về phía Sơn Tinh. Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Rồi trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng… Tất cả đều là sản vật của đồng ruộng, núi rừng. Vì vậy, kẻ thắng cuộc tất nhiên phải là Sơn Tinh. Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, cưới được Mị Nương và đưa nàng về núi Tản Viên. Sơn Tinh thật xứng đôi với nàng công chúa xinh đẹp.

Không cưới được Mị Nương, Thủy Tinh đùng đùng nổi giận. Chàng phô bày hết sức mạnh tàn bạo của mình trong cuộc giao tranh với Sơn Tinh. Gió bão rung chuyển cả đất trời. Mưa làm nước sông hồ dâng lên cuồn cuộn, ngập tràn đồng ruộng, mùa màng, cuốn phăng cây cối, nhà cửa, súc vật. Nước dâng lên sườn đồi, sườn núi làm tróc cây, lở đá… Thủy Tinh muốn nhấn chìm đỉnh núi để tiêu diệt Sơn Tinh, cướp lại Mị Nương.

Nhưng Sơn Tinh cũng trổ hết tài bốc đồi, dời núi, dựng thành ngăn nước. Nước dâng cạo bao nhiêu, núi đồi cao lên bấy nhiêu. Suốt mấy tháng trời, cuộc tấn công của Thủy Tinh thật là dữ dội: giông bão, sấm chớp, mưa như trút nước, đồng ruộng hóa thành sông, sông thành biển cả. Ấy vậy nhưng Sơn Tinh không hề nao núng, vẫn bình tĩnh, sáng suốt chống trả một cách quyết liệt và thắng lợi. Cuối cùng kiệt sức, Thủy Tỉnh phải rút lui.

Cả hai vị thần đều có tài cao, phép lạ. Nhưng Thủy tinh dù phép thuật cao cường vẫn phải khuất phục trước Sơn Tinh dũng mãnh và mưu trí. Những chi tiết nghệ thuật kì ảo, hoang đường về Sơn Tinh, Thủy Tinh và khí thế hào hùng của cuộc giao tranh giữa hai vị thần thể hiện trí tưởng tượng phong phú của người xưa.

#Châu;s ngốc

Văn mẫu lớp 6: Phân tích bài học được tác giả dân gian gửi gắm qua truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh dưới đây gồm các bài văn mẫu lớp 6 hay được VnDoc sưu tầm và chọn lọc giới thiệu tới các em học sinh và thầy cô tham khảo. Mời các em học sinh tham khảo.

Văn mẫu: Bài học được gửi gắm qua tác phẩm Sơn Tinh Thủy Tinh

  • Dàn ý chi tiết Bài học được tác giả dân gian gửi gắm qua truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh
  • Bài học được tác giả dân gian gửi gắm qua truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh

Dàn ý chi tiết Bài học được tác giả dân gian gửi gắm qua truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh

1/ Mở bài

-Giới thiệu về truyền thuyết là gì?

– Giới thiệu về truyền thuyết “Sơn Tinh thủy Tinh” là truyền thuyết đặc sắc gắn với lịch sử trong chuỗi truyền thuyết gắn với các đời vua Hùng

– Truyện đem đến bài học là nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm và gửi gắm ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Đồng thời suy tôn công lao của vua Hùng trong buổi dựng nước

2/ Thân bài

* Nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm

– Hai nhân vật chính trong truyện đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh

– Sự kiện vua Hùng kén rể cho Mị Nương và yêu cầu những lễ vật. Sơn Tinh đem lễ vật đến trước và rước được Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau thì đùng đùng nổi giận. Dâng nước đánh Sơn Tinh nên không thành

– Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chống thiên tai của người xưa

– Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm

– Hàng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh cũng như Sơn Tinh luôn luôn thắng. Để giải thích được cuộc đấu tranh chống lũ lụt của nhân dân ta

* Truyện gửi gắm ước mơ chiến thắng thiên nhiên..

– Do năm nào Sơn Tinh cũng thắng nên qua đó chúng ta thấy được ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của nhân vật. Vì nếu như ngập lụt sẽ ảnh hưởng đến mùa màng, của cải và cả tính mạng của nhân dân

– Qua đó ta vẫn thấy sự mong muốn chế ngự thiên nhiên của nhân dân.

– Truyện cho chúng ta nền văn hóa đắp đê của dân tộc. Mà ngày nay chúng ta vẫn thấy đê Sông Hồng vẫn ngăn không cho lũ vào

– Suy tôn

lao của vua Hùng trong buổi dựng nước luôn luôn nghĩ đến đời sống nhân dân, mong cho dân ấm lo, hạnh phúc.

3/ Kết bài: Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá về tổ tiên ta ngày trước. Chúng ta phải cố gắng xây dựng đất nước, để giữ gìn thành quả của ông cha ta. Không phụ công lao to lớn của họ.

Bài học được tác giả dân gian gửi gắm qua truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến quá khứ và thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết “ Sơn Tinh thủy Tinh” là truyền thuyết đặc sắc gắn với lịch sử trong chuỗi truyền thuyết gắn với các đời vua Hùng. Truyện đem đến bài học là nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm và gửi gắm ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Đồng thời suy tôn công lao của vua Hùng trong buổi dựng nước

Trước hết, truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm. Hai nhân vật chính trong truyện đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Cả hai nhân vật này đều rất tài giỏi, một người là Thần Núi, một người là thần Nước có những tài phép lạ. Sự kiện vua Hùng thứ mười tám kén rể cho Mị Nương – người con gái xinh đẹp nết na hiền dịu. Nhà vua không biết chọn ai nên đã có những yêu cầu về lễ vật như: “ Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao,, mỗi thứ một đôi” Ai mang lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương. Chúng ta đều thấy tất cả lễ vật này đều có được ở trên cạn, là sản phẩm của nông nghiệp, núi rừng. Đó chính là lợi thế của Sơn Tinh. Vì thế Sơn Tinh đem lễ vật đến trước và rước được Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau thì đùng đùng nổi giận. Dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng không thành. Vậy nên hàng năm, Thần nước đánh đến mệt mỏi mà không thắng được Thần Núi. Qua hai nhân vật này ta thấy rõ: Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chống thiên tai của người xưa.Thủy Tinh là thần nước đại diện cho hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm. Hàng năm, Thủy Tinh do vẫn tức giận vì không rước được Mị Nương nên vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng lần nào Sơn Tinh cũng thắng. Qua đó, giải thích được cuộc đấu tranh chống lũ lụt bền bỉ của nhân dân ta.

Thứ hai, truyện gửi gắm ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Qua sự chiến thắng của Thần Núi hằng năm, cho chúng ta thầy được ước mơ nhân dân ta chế ngự thiên nhiên, mà mong muốn sống cuộc sống yên ổn. Đồng thời suy tôn công lao của vua Hùng trong buổi dựng nước. Thông qua cuộc kén rể ấy, nhà vua đã chọn được người có thể bảo vệ được cuộc sống của nhân vật. Những trận lũ mà Thần Nước dâng chỉ làm cho ngập lụt sẽ ảnh hưởng đến mùa màng, của cải và cả tính mạng của nhân dân. Qua đó ta vẫn thấy sự mong muốn chế ngự thiên nhiên của nhân dân. Truyện cho chúng ta nền văn hóa đắp đê của dân tộc. Nền văn hóa ấy, đã được hình thành để bảo vệ tính mạng, của cải của nhân dân. Mà ngày nay chúng ta vẫn thấy đê Sông Hồng vẫn ngăn không cho lũ vào. Suy tôn công lao của vua Hùng trong buổi dựng nước luôn luôn nghĩ đến đời sống nhân dân, mong cho dân ấm lo, hạnh phúc.

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá về tổ tiên ta ngày trước. Chúng ta phải cố gắng xây dựng đất nước, để giữ gìn thành quả của ông cha ta. Không phụ công lao to lớn của họ.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Phân tích bài học được tác giả dân gian gửi gắm qua truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

  • Soạn bài lớp 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Phân tích truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh
  • Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 3: Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Sơn Tinh, Thủy Tinh - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Video liên quan

Chủ đề