Bài tập liên quan đến hình bình hành

16.656 lượt xem

Chu vi hình bình hành là tổng độ dài của 4 cạnh bình hành. Chu vi hình bình hành bằng hai lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ.

Muốn tính diện tích hình bình hành, ta lấy cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng dơn vị đo).

Hình bình hành - Chu vi và diện tích hình bình hành

Hình bình hành - Công thức tính chu vi hình bình hành - Công thức tính diện tích hình bình hành là tài liệu do đội ngũ giáo viên của GiaiToan biên soạn với các công thức liên quan đến hình bình hành giúp các bạn học sinh nắm vững các kiến thức về hình bình hành và áp dụng tính toán trong các bài tập. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo bài viết.

1. Hình bình hành

+ Hình bình hành là tứ giác được tạo thành bởi hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Hình bình hành ABCD có:

  • AB và CD là hai cạnh đối diện, AD và BC là cạnh đối diện.
  • Cạnh AB song song với cạnh CD.
  • Cạnh AD song song với cạnh BC.
  • Cặp cạnh AB = CD và AD = BC

2. Công thức tính chu vi hình bình hành

✩ Chu vi hình bình hành là tổng độ dài của 4 cạnh bình hành. Chu vi hình bình hành bằng hai lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ.

P = (a + b) x 2

Trong đó:

P: Chu vi hình bình hành

a, b: độ dài hai cạnh của hình bình hành

3. Công thức tính diện tích hình bình hành

✩ Muốn tính diện tích hình bình hành, ta lấy cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng dơn vị đo).

S = a x h

Trong đó:

S là diện tích hình bình hành.

a là độ dài cạnh đáy.

h là đường cao.

Bài thơ tính diện tích hình bình hành

Bình hành diện tích không sai

Chiều cao nhân đáy ai ai cũng làm.

4. Các dạng bài tập liên quan đến hình bình hành

Dạng 1: Tính chu vi hình bình hành khi biết độ dài hai cạnh

Ví dụ 1: Một hình bình hành có cạnh dài bằng 40cm, cạnh ngắn bằng 25cm. Tính chu vi của hình bình hành đó.

Lời giải:

Chu vi hình bình hành là:

(40 + 25) x 2 = 130 (cm)

Đáp số: 130cm

Ví dụ 2: Một hình bình hành có độ dài hai cạnh liên tiếp lần lượt là 7 cm và 15 cm. Tính chu vi hình bình hành đó.

Lời giải:

Chu vi hình bình hành là:

(7 + 15) x 2 = 44 (cm)

Đáp số: 44cm

Dạng 2: Tính độ dài cạnh của hình bình hành khi biết chu vi

Ví dụ: Chu vi hình bình hành bằng 48cm. Tính độ dài các cạnh của hình bình hành biết độ dài cạnh dài hơn độ dài cạnh ngắn 4cm.

Lời giải:

Nửa chu vi của hình bình hành là:

48 : 2 = 24 (cm)

Độ dài cạnh dài của hình bình hành là:

(24 + 4) : 2 = 14 (cm)

Độ dài cạnh ngắn của hình bình hành là:

24 – 14 = 10 (cm)

Đáp số: 14cm và 10cm

Dạng 3: Tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy và chiều cao

Ví dụ 1: Tính diện tích hình bình hành có độ dài đáy bằng 1dm và chiều cao bằng 7cm.

Lời giải:

Đổi 1dm = 10cm

Diện tích hình bình hành là:

10 x 7 = 70 (cm2)

Đáp số: 70cm2

Ví dụ 2: Tính diện tích của một hình bình hành có độ dài đáy là 18 cm, chiều cao bằng 5/9 độ dài đáy.

Lời giải:

Chiều cao của hình bình hành là:

18 : 9 x 5 = 10 (cm)

Diện tích hình bình hành là:

18 x 10 = 180 (cm2)

Đáp số: 180cm2

Dạng 4: Tính độ dài đáy khi biết diện tích và chiều cao

Ví dụ: Một hình bình hành có diện tích bằng 864cm2, chiều cao bằng 36cm. Tính độ dài đáy của hình bình hành đó.

Lời giải:

Độ dài đáy của hình bình hành là:

864 : 36 = 24 (cm)

Đáp số: 24cm

Dạng 5: Tính chiều cao khi biết diện tích và độ dài đáy

Ví dụ: Tính chiều cao của hình bình hành biết hình bình hành đó có diện tích bằng 1250cm2 và độ dài cạnh đáy bằng 5dm.

Lời giải:

Đổi 5dm = 50cm

Chiều cao của hình bình hành là:

1250 : 50 = 25 (cm)

Đáp số: 25cm

5. Bài tập diện tích hình bình hành

Tham khảo thêm các bài tập về tính diện tích hình bình hành: Diện tích hình bình hành

Bài 1: Tính chu vi và diện tích hình bình hành ABCD có các độ dài cạnh lần lượt là AB = 2cm, BC = 4cm và chiều cao AH = 3cm.

Bài 2: Một hình bình hành có độ dài đáy là 42cm, chiều cao bằng 1/3 độ dài đáy. Tính diện tích của hình bình hành đó.

Bài 3: Một hình bình hành có độ dài đáy hơn chiều cao 15cm. Tính diện tích hình bình hành đó, biết rằng chiều cao bằng 4/7 độ dài đáy.

Bài 4: Một hình bình hành có diện tích bằng 18m2. Độ dài đáy bằng 6m. Tinh chiều cao của hình bình hành đó.

Bài 5: Tính diện tích hình bình hành, biết tổng số độ dài đáy và chiều cao là 24cm, độ dài đáy hơn chiều cao 4cm.

Bài 6: Một khu rừng dạng hình bình hành có chiều cao là 678m, độ dài đáy gấp đôi chiều cao. Tính diện tích của khu rừng đó.

Câu hỏi liên quan:

Tham khảo thêm công thức tính diện tích các hình:

---------

Như vậy, GiaiToan.com đã gửi tới các bạn học sinh Công thức hình bình hành. Ngoài ra, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm các tài liệu và các công thức khác khác do GiaiToan biên soạn để học tốt môn Toán hơn.

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Hãy chọn câu đúng:

Bài tập liên quan đến hình bình hành

  • A Điểm đối xứng với A qua đường thẳng d là  A
  • B Điểm đối xứng với K qua đường thẳng d là  K
  • C Điểm đối xứng với A qua đường thẳng d là  K
  • D Điểm đối xứng với Q qua đường thẳng d là  Q

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Áp dụng định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua trục: hai điểm A, A' được gọi là đối xứng nhau qua d nếu d là đường trung trực của AA' .

Lời giải chi tiết:

Ta thấy rằng d vuông góc với AK tại trung điểm M của AK , do đó d là đường trung trực của đoạn AK . Cho nên A và K đối xứng nhau qua d . 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Trong các tứ giác sau, tứ giác nào là hình có 4 trục đối xứng? 

  • A Hình chữ nhật             
  • B Hình vuông                             
  • C Hình bình hành                       
  • D Hình thoi

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Dựa vào tính chất của các hình.

Lời giải chi tiết:

Cách giải:

+) Hình vuông là tứ giác có 4 trục đối xứng.

+) Hình chữ nhật có 2 trục đối xứng là hai đường trung trực của các cạnh.

+) Hình bình hành không có trục đối xứng.

+) Hình thoi có 2 trục đối xứng là 2 đường chéo.

Chọn B .

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cho đoạn thẳng AB có độ dài 3cm  và đường thẳng d . Đoạn thẳng A'B'  đối xứng với AB qua d . Độ dài đoạn thẳng  A'B' là:

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng qua một đường thẳng bất kì sẽ bảo toàn độ dài.

Lời giải chi tiết:

Ta thấy đoạn thẳng A'B'  đối xứng với AB qua d thì độ dài đoạn thẳng A'B'  bằng độ dài đoạn thẳng AB . Do đó \(A'B' = AB = 3cm\)

Chọn A 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Biết rằng tam giác IKN đối xứng với tam giác MLP qua đường thẳng a theo thứ tự các đỉnh tương ứng và góc IKN bằng \({25^0}\) . Khi đó số đo góc MLP là:  

  • A \({25^0}\)
  • B \({50^0}\)
  • C \({75^0}\)
  • D cả A, B, C đều sai

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất đối xứng trục thì hai tam giác đối xứng qua a sẽ bằng nhau. Do đó hai góc tương ứng của hai tam giác sẽ bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

Do tam giác IKN đối xứng với tam giác MLP qua đường thẳng a , nên \(\widehat {IKN} = \widehat {MLP} = {25^0}\)

Bài tập liên quan đến hình bình hành

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Các điểm A’, B’, C’ đối xứng với các điểm A, B, C qua đường thẳng d . Biết rằng C nằm giữa A và \(B,AC = 2m,CB = 3m\). Độ dài đoạn thẳng A’,B’  là:

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Đầu tiên ta tính độ dài cạnh AB dựa vào giả thiết điểm C nằm giữa hai điểm A và B .

+ Dựa vào tính chất đối xứng ta xác định được A’B’  đối xứng với AB qua d . Do đó độ dài A’B’ bằng độ dài AB.

Lời giải chi tiết:

Do C nằm giữa A và B ta có: 

\(AB = AC + CB = 2 + 3 = 5cm\)

Do A, B, C đối xứng với A’, B’, C’ qua d nên ta có

\(A'B' = AB = 5cm\)

Bài tập liên quan đến hình bình hành

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành nếu:

  • A  \(\widehat{A}=\widehat{C}\)                           
  • B    \(AB=CD,BC=AD\)     
  • C  \(AB\parallel CD\)                   
  • D \(BC=AD\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phương pháp: Dựa vào dấu hiệu nhận biết hình bình hành: Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành

Lời giải chi tiết:

Cách giải: Tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành nếu \(AB=CD,AD=BC\) ( dấu hiệu nhận biết).

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Hãy chọn câu sai:

  • A  Hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
  • B Hình bình hành có các góc đối bằng nhau
  • C  Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau
  • D Hình bình hành có các cạnh đối bằng nhau

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phương pháp: Dựa vào tính chất của hình bình hành

Lời giải chi tiết:

Cách giải: Theo tính chất của hình bình hành thì có: các cạnh đối bằng nhau, các góc đối bằng nhau, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

Do đó câu sai là: Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau.

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Tỉ số độ dài hai cạnh của hình bình hành là \(3:5\) . Còn chu vi của nó bằng \(48cm\). Độ dài hai cạnh kề của hình bình hành là

  • A \(12cm\) và \(20cm\)         
  • B \(6cm\) và \(10cm\)                     
  • C \(3cm\) và \(5cm\)                 
  • D  \(9cm\) và \(15cm\) 

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phương pháp:

Gọi độ dài hai cạnh của hình bình hành là \(a\) và \(b\) rồi áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để tìm \(a,b\)

Lời giải chi tiết:

Lưu ý: Tổng của \(a,b\) là nửa chu vi hình bình hành.

Cách giải: Gọi độ dài hai cạnh của hình bình hành là \(a\) và \(b\) với \(a,b>0\) . Theo bài ra ta có:

\(\frac{a}{3}=\frac{b}{5}\) . Nửa chu vi của hình bình hành là: \(48:2=24cm\) . Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\begin{align}& \frac{a}{3}=\frac{b}{5}=\frac{a+b}{3+5}=\frac{24}{8}=3 \\& \Rightarrow a=3.3=9 \\& b=3.5=15 \\\end{align}\)

Vậy hai cạnh của hình bình hành là \(9cm\)  và \(15cm\) .

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cho hình bình hành \(ABCD\) , gọi \(E\) là trung điểm của \(AB,\text{ }F\) là trung điểm của\(CD\) .  Mối quan hệ giữa \(DE\) và \(BF\)

  • A \(DE=BF\)
  • B \(DE=2BF\)
  • C \(DE=\frac{1}{2} BF\)
  • D \(DE=\frac{1}{4} BF\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phương pháp: Thông qua việc chứng minh hai tam giác bằng nhau để chỉ ra hai cạnh tương ứng bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

Bài tập liên quan đến hình bình hành

Xét \(\Delta ADE\) và \(\Delta CBF\) có:

\(\widehat{A}=\widehat{C}\) ( góc đối hình bình hành)

\(AD=BC\) ( cạnh đối hình bình hành)

\(AE=CF\) ( bằng nửa cạnh đối \(AB,CD\) của hình bình hành)

\(\Rightarrow \Delta ADE=\Delta CBF\left( c.g.c \right)\Rightarrow DE=BF\) (cạnh tương ứng).

Chọn A