Bài văn nghị luận xã hội về lòng đố kỵ năm 2024

Trong xã hội hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, mối quan hệ giữa người với người ngày càng phức tạp, tâm lý ganh ghét, đố kỵ càng trở nên phổ biến. Tính đố kỵ là thù ghét những ai có điều gì đó hơn mình. Thói độ đố kỵ là tỏ ra khó chịu khi thấy người khác được hơn mình, ghen ghét với người giỏi hơn mình, trong lĩnh vực chuyên môn, đố kỵ với người giỏi chuyên môn, hoặc trong cuộc sống thì đố kỵ với người được tín nhiệm hơn mình. Chính cái khó chịu, bực bội trong lòng ấy là nguyên nhân của sự đố kỵ. Trong công việc, khi có chút quyền lợi cũng là lúc nảy sinh thái độ hơn thiệt, đụng chạm quyền lợi với người này người kia. Nếu không phải là người có tâm trong sáng, lúc đó tâm đố kỵ sẽ xuất hiện. Sự nguy hiểm của tính đố kỵ chính là ở chỗ ác tâm, mang lòng thù ghét, thậm chí nghĩ ra cách làm hại người khác để thỏa mãn thù hận của mình..

Thông thường, nếu yêu nhau, vun đắp cho nhau thì cuộc sống vô cùng êm ả, bình dị. Nhưng nếu rắp tâm hại người thì luôn phải vắt óc tinh toán mưu đồ, bộ dạng già nua, thần sắc thất kinh lo sợ bị lật tẩy. Cuộc sống trôi qua trong bức xúc, hậm hực, ngột ngạt, nặng nề chẳng khác nào giữa chốn địa ngục. Nhiều khi bộc lộ ra ngoài bằng đâm bị thóc, chọc bị gạo

Không hiểu sự đố kỵ có sức hấp dẫn thế nào, khiến nhiều người dễ dàng biến mình thành kẻ hèn kém, tiểu nhân, biến những mối quan hệ đang yên lành trở thành thù hận, ganh ghét như vậy. Có lẽ, người ta thích đạp người khác xuống để che đi sự kém cỏi của mình, để khỏa lấp những “thiệt thòi” mà họ cho rằng số phận không ưu ái đối với họ. Chúng ta vẫn biết “gieo tính cách, gặt số phận”. Không ai tin rằng số phận sẽ mỉm cười với những ai luôn đi gây mầm ghen ghét hận thù.

Thực chất đố kỵ không giúp ai tạo ra một kết quả nào. Khi đố kỵ ai đó, gièm pha hay kéo bầy đàn vào nhằm hạ uy tín, danh dự người khác, danh dự, uy tín của người đó không hề được tăng thêm. Cuộc sống của họ cũng không hề tốt hơn. Mọi người cũng chẳng quý hơn khi chiến thắng trong cuộc chiến gièm pha đối thủ. Có chăng chỉ thỏa mãn nhất thời thói ích kỷ bản thân.

Sự ganh ghét, đố kỵ phá hoại mối quan hệ giữa người với người. Vì ganh ghét, đố kỵ mà hòa khí bị rạn nứt, đổ vỡ, sức mạnh đoàn kết và sự hợp tác của tập thể bị tổn thương. Lòng ganh ghét, đố kỵ còn cản trở con người phát triển tài năng. Trong một tập thể chỉ cần phảng phất chút lòng ganh ghét, đố kỵ là nội bộ lủng củng, mất đoàn kết, mọi người không sao sống thân thiện, thoải mái, chân tình với nhau, nhân tài sẽ không có môi trường thuận lợi để phát huy tác dụng.

Nguyên nhân của người có thói đố kị là do thiếu tự tin, mặc cảm, tự ti mà lại sẵn lòng tự cao, tự đại. Có thể còn do lối sống cô độc, ít giao tiếp và thói quen hay chỉ trích, đả kích người khác. Một số do cuộc sống thiếu tình cảm hoặc thường xuyên gặp thất bại trong cuộc sống. Hoặc cảm thấy người khác sung sướng, hạnh phúc, may mắn hơn mình. Những con người này không có nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng xung quanh. Do đó mù quáng, nặng nề, mất bình tĩnh, bất công với bản thân. Từ đó họ không có cơ hội nhân hậu với cuộc đời và với chính mình, dễ phát sinh kẻ thù trong cuộc sống. Những người này có thể dễ dàng trở thành tội phạm.

Những người bị hành hạ bởi tính đố kỵ đều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống. Nó không chỉ thúc đẩy con người thực hiện các hành vi dại dột, mà còn gặm nhấm sức khỏe của người đó. Là một người có tính đố kỵ sẽ có rất ít thời gian để nhận ra và hưởng thụ nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trước hết, lòng ghen tị phá hoại mối quan hệ giữa người và người, cản trở con người phát triển tài năng, đồng thời sức mạnh đoàn kết và tinh thần hợp tác ngày càng suy yếu. Sau nữa, chính tinh thần và thể chất của bản thân người có tính ghen tị bị tổn hại, bị chìm ngập trong các cảm xúc tiêu cực: buồn bực, lo lắng, căm ghét, cảm giác tự ti khiến bạn mệt mõi cả thể xác lẫn tinh thần.

Vậy nên, hãy tập cạnh tranh một cách lành mạnh, chính đáng. Nếu có thể so bì, ấm ức thì tại sao không biến những cái đó thành nghị lực để phấn đấu vươn lên? Tại sao không biết biến niềm kiêu hãnh của người khác thành liều thuốc kích thích cho chính mình?

Chúng ta đừng vì sự ganh ghét, đố kỵ mà chán nản, buồn phiền, ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật. Cũng không vì vậy mà thù oán, làm tổn thương, hại họa tới người khác. Như thế chỉ tỏ ra ta là người yếu thế và tổn hại đến nhân cách. Chúng ta cần tỏ ra là người có ước mơ, hoài bão cao thượng và phấn đấu đạt cho kỳ được điều đó bằng các hành động đúng đắn.

Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị hay nhất được trình bày khoa học giúp các em học tốt môn văn lớp 12

  • Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo
  • Điều tốt đẹp nhất bạn có thể làm cho người khác không phải là chia sẻ sự giàu có của bản thân mà giúp anh ta nhận ra sự giàu có của chính mình - Ngữ Văn 12
  • Suy nghĩ của anh chị về những lời nói của Khổng Tử - Ngữ Văn 12

Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu? Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu? Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.

  • Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc hay nhất được trình bày khoa học giúp các em học tốt môn văn lớp 12
  • Viết đoạn văn nghị luận về chính trực Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận về chính trực hay nhất được trình bày khoa học giúp các em học tốt môn văn lớp 12
  • Tôi đọc sách không những để mở mang trí tuệ mà còn để nâng cao tâm hồn. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Sách là người bạn thân thiết của mỗi người, đọc những cuốn sách hay chúng ta có những phút giây được tự do theo đuổi những suy nghĩ, những rung động riêng hoà theo hồn câu chữ mà không bị vướng bận bởi bất cứ thứ gì. Nhờ vậy con người ta vừa được tiếp thu thêm nguồn tri thức bổ ích,
  • Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường" Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường" hay nhất được trình bày khoa học giúp các em học tốt môn văn lớp 12
  • Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy" Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác gì chân đã gãy" hay nhất được trình bày khoa học giúp các em học tốt môn văn lớp 12

\>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay

\>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Ganh ghét đố kỵ là gì?

(HNM) - Ganh ghét, đố kỵ là đặc tính tiêu cực trong tính cách của con người. Nó hình thành khi một người cảm thấy mình thua kém người khác và tức giận vì điều đó. Ganh ghét, đố kỵ khác với cạnh tranh và ganh đua, là một phần căn nguyên cản trở sự phát triển của tổ chức, đơn vị nói riêng và xã hội nói chung.

Tại sao phải từ bỏ thói đố kị?

Nghiên cứu năm 2018 cho thấy người thường xuyên trong trạng thái đố kỵ có sức khỏe tinh thần kém, chỉ số hạnh phúc thấp. Mạng xã hội phát triển cũng khơi dậy cảm giác ghen ghét, chủ nghĩa vật chất, khiến mọi người liên tục nhìn vào cuộc sống của người khác, so sánh với bản thân và cảm thấy tự ti.

Tại sao phải tránh xa sự đố kỵ?

Thói ghen ghét, lòng đố kị là một trong những thói hư tật xấu, làm hạ thấp giá trị của con người, làm cho mối quan hệ giữa ta với người khác không được tốt đẹp. Lòng ghen ghét, đố kị không nhưng làm cho bản thân khổ sở mà còn gây cho người khác nhiều khó khăn, trở ngại.

Tính đố kỵ có nghĩa là gì?

Đố kị là sự ghen ghét, so đo với những gì người khác có. Người đố kị thường rất tính toán thiệt hơn luôn không bằng lòng với những gì mình đang có và cảm thấy khó chịu khi người khác hơn mình. Có thể nói người có tính đố kị là thường xuyên ghen ăn tức ở với những người xung quanh.