Bàn xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội

Với mục tiêu đầu tư xây dựng ĐHQGHN thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, tháng 2/2003, Thủ tướng Chính phủ thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc với 13 dự án thành phần, tổng nhu cầu vốn ước tính 7.230 tỷ đồng. Ngày 18/10/2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể xây dựng ĐHQGHN với diện tích đất sử dụng 1.113,7 ha, tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 25.872 tỷ đồng. Trong đó khu Dự án ĐHQGHN là 887,9 ha, khu các cơ sở nghiên cứu cao cấp là 112,1 ha, khu tái định cư là 113,7 ha.

ĐHQGHN cho biết, Đề án được phân kỳ đầu tư theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2013 - 2016 với tổng nhu cầu vốn khoảng 7.278 tỷ đồng, giai đoạn 2 từ năm 2017 - 2020 với tổng nhu cầu vốn khoảng 12.031 tỷ đồng và giai đoạn 3 từ năm 2021 - 2025 với tổng nhu cầu vốn 5.893 tỷ đồng. Lũy kế vốn đã cấp cho Đề án đến năm 2022 là 3.557 tỷ đồng. Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của Đề án phải hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và một số dự án thành phần. Tuy nhiên, các công việc này đều chậm tiến độ, dẫn đến các dự án thành phần kéo dài nhiều năm, các công trình thi công dở dang không phát huy được hiệu quả.

Một trong những vướng mắc nổi cộm trong thực hiện Đề án là công tác quản lý đất đai có sự chồng lấn ranh giới quy hoạch, không thống nhất giữa ranh giới quy hoạch và ranh giới thu hồi đất. Do Đề án được triển khai trong thời gian dài, qua nhiều năm, hiện trạng mốc giới đã dịch chuyển, thay đổi, nhiều nhà dân sinh sống và xây dựng lấn chiếm, ảnh hưởng đến trật tự xây dựng của các dự án thành phần.

Theo ĐHQGHN, việc sáp nhập địa giới hành chính một số xã từ tỉnh Hòa Bình vào TP. Hà Nội, sáp nhập tỉnh Hà Tây vào Hà Nội năm 2008 dẫn đến diện tích một số dự án đã phê duyệt có sự chồng lấn với phạm vi ranh giới của Dự án ĐHQGHN. Đến năm 2020, ĐHQGHN mới phát hiện một số công ty triển khai hoạt động xây dựng trên diện tích đất quy hoạch và những công ty này lại có giấy tờ do chính quyền TP. Hà Nội cấp phép sử dụng đất. Chẳng hạn, khu đất 23,97 ha quy hoạch ĐHQGHN tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất bị chồng lấn với đất của Công ty TNHH B.M.C 4,1 ha, chồng lấn với Công ty Trường Giang 5,6 ha. Khu đất 9,01 ha ĐHQGHN bàn giao cho Bộ Tư lệnh Pháo binh chồng lấn với khu tái định cư phía Tây 0,71 ha, chồng lấn với Công ty Hoàng Yến 1,31 ha, chồng lấn với Công ty Hòa Bình 6,12 ha… Hiện nay, vướng mắc liên quan đến một số khu đất vẫn chưa được giải quyết.

Bên cạnh đó, Dự án ĐHQGHN gặp không ít vướng mắc liên quan đến sự không thống nhất giữa ranh giới quy hoạch và ranh giới thu hồi đất, công tác quản lý mốc giới Dự án. Cụ thể, ranh giới theo các quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) và ranh giới theo quy hoạch chung ĐHQGHN tại Hòa Lạc theo các quyết định không trùng khớp, dẫn đến nhiều trường hợp các thửa đất có trong ranh giới quy hoạch nhưng không có trong ranh giới thu hồi đất. Các mốc ranh giới đã được cắm tại thực địa xác định phạm vi 1.000 ha đất triển khai Dự án. Tuy nhiên, Dự án giáp ranh với nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng đất khác nhau. Việc chồng lấn đất của Dự án về mặt hồ sơ và thực địa chỉ được phát hiện khi triển khai thu hồi đất, ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch và tiến độ triển khai Dự án thời gian qua.

Để đẩy nhanh tiến độ, ĐHQGHN đề nghị UBND TP. Hà Nội chỉ đạo UBND huyện Thạch Thất rà soát, có biện pháp xử lý tình trạng một số lô đất thuộc phạm vi thực hiện Dự án đã được cấp sổ đỏ; đồng thời hoàn thiện hồ sơ, cắm bổ sung khôi phục hệ thống mốc giới phía Bắc và phía Tây Dự án, giải quyết dứt điểm các vướng mắc, tồn tại nói trên.

ĐHQGHN cũng đề nghị UBND TP. Hà Nội thu hồi các quyết định cấp phép sử dụng đất đối với các diện tích chồng lấn với Dự án, tiến hành giải phóng mặt bằng, cắm mốc giới và bàn giao cho Dự án để tiếp tục đầu tư xây dựng.

Hôm nay 9.11, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1376/QĐ-TTg, về việc chuyển Bệnh viện Xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng về trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.

Theo đó, Bệnh viện Xây dựng thuộc Bộ Xây dựng được chuyển nguyên trạng về ĐH Quốc gia Hà Nội để quản lý và tổ chức lại thành Bệnh viện ĐH Y dược trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội.

Các bộ, cơ quan gồm Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ KH-ĐT, UBND TP.Hà Nội căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp và có văn bản hướng dẫn thực hiện việc chuyển giao và tiếp nhận nguyên trạng Bệnh viện Xây dựng theo đúng quy trình, thủ tục và quy định.

Bộ Xây dựng và ĐH Quốc gia Hà Nội chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, khẩn trương thực hiện việc chuyển giao và tiếp nhận Bệnh viện Xây dựng theo đúng quy định và hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Bệnh viện Xây dựng được nâng cấp từ trung tâm y tế vào năm 2005, nhằm thực hiện chủ trương xã hội hoá trong công tác y tế, nâng cao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên ngành xây dựng và cộng đồng.

\n

Bệnh viện đóng tại phố Nguyễn Quý Đức, Q.Thanh Xuân, Hà Nội. Theo thông tin trên trang của Bộ Xây dựng, Bệnh viện Xây dựng là bệnh viện đa khoa hạng 1, hoạt động với quy mô 370 giường bệnh.

ĐH Quốc gia Hà Nội hiện có một bệnh viện là Bệnh viện ĐH Quốc gia Hà Nội, quy mô 100 giường bệnh. Theo quy hoạch, bệnh viện này sẽ có quy mô 1.000 giường bệnh, trụ sở tại khu đô thị ĐH Quốc gia Hà Nội ở Hoà Lạc.

Như vậy, với việc có thêm Bệnh viện Xây dựng (sắp tới thành Bệnh viện ĐH Y dược), ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ có thêm một bệnh viện thực hành tại nội thành.