Bảng chấm công là gì

Bảng chấm công là 1 trong những chứng từ quan trọng khi các bạn tính lương cho nhân viên trong doanh nghiệp. Dựa vào bảng chấm công đến cuối tháng bạn tiến hành tính lương cho nhân viên trong doanh nghiệp.

Kế toán Lê Ánh xin chia sẻ mẫu bảng chấm công theo Thông tư 133/201/TT- BTC để các bạn cùng tham khảo.

>>>>>Xem thêm: Bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 133

1. Bảng chấm công theo thông tư 133

Mục đích sử dụng bảng chấm công: Mẫu bảng chấm công dùng để theo dõi công nhân, nhân viên. Qua các ngày công thực tế làm việc, thống kê ngày nghỉ việc, hưởng BHXH,.. Từ đó có căn cứ để trả lương cho từng lao động.

Phương pháp chấm công: sử dụng 1 trong các phương pháp sau:

  • Chấm công ngày: khi người lao động làm việc tại đơn vị. Hay khi họ làm việc khác như hội nghị, họp,… Thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.
  • Chấm công theo giờ: Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc. Thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định. Và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.
  • Chấm công nghỉ bù: Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian. Nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm “NB” và vẫn tính trả lương thời gian.

Một số quy ước trong bảng chấm công:

X: Công trong giờ ngày thường 8 tiếng, nếu ít hơn 8 giờ, ghi số giờ

P: Phép hưởng lương

L: lễ nghỉ hưởng lương

TC: Tăng ca chủ nhật, nếu tăng ca ít hơn 8 giờ ghi số giờ

TCL: tăng ca lễ, nếu tăng ca ít hơn 8 giờ ghi số giờ

NB: Nghỉ bù hưởng lương

Chủ nhật, lễ, tăng ca nếu nghỉ bù đánh TB (không tính lương, do đó NB tính lương). Số ngày nghỉ bù tương ứng nên có sheet theo dõi riêng.

Số giờ làm việc ghi số.

Một số quy ước tính lương từ số ngày công, giờ công (có thể khác nhau tuỳ DN):

Ngày thường: tăng ca sau 5 giờ nhân 1.5, sau 9 giờ nhân 2

Chủ nhật: nhân 1.5, tăng thêm giờ sau 5 giờ nhân 2, sau 9 giờ nhân 3

Lễ: Nhân 3, tăng thêm giờ sau 5 giờ nhân 4.5

Các hệ số nhân này ghi vào dòng 9 tại các cột tương ứng.

TẢI VỀ: Mẫu bảng chấm công

2. Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 133

Cách ghi trên mẫu bảng chấm công:

  • Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người trong bộ phận công tác.
  • Cột C: Ghi ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ của từng người.
  • Cột 1 đến cột 31: Ghi các ngày trong tháng (Từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng).
  • Cột 32: Ghi tổng số công hưởng lương thời gian của từng người trong tháng.
  • Cột 33: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng 100% lương của từng người trong tháng.
  • Cột 34: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng các loại % lương của từng người trong tháng.
  • Cột 35: Ghi tổng số công nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của từng người trong tháng.

Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm  công và chuyển Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương… về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội. Kế toán tiền lương và căn cứ vào các kỹ hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32,33,34,35

Ngày công được quy định là 8 giờ. Khi tổng hợp quy thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi số giờ lẻ bên cạnh số công và đánh dấu phẩy ở giữa.

Trên đây là mẫu bảng chấm công được kế toán Lê Ánh tách ra từ phụ lục ban hành kèm theo thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ tài chính để các bạn có thể tải về sử dụng một cách dễ dàng và có kèm theo hướng dẫn cách ghi chi tiết theo mẫu 01a -LĐTL theo đúng quy định

Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm làm kế toán tiền lương cho các bạn mới vào nghề

Nội dung này cũng được hướng dẫn rất kỹ trong khóa học kế toán online và offline của trung tâm Lê Ánh, do các kế toán trưởng đang làm nghề giảng dạy.

Nếu cần hỗ trợ, bạn có thể đặt câu hỏi bằng cách comment dưới bài viết này.

Ngoài các khoá học kế toán, trung tâm Lê Ánh còn đào tạo các khoá học xuất nhập khẩu tại Hà Nội và TPHCM, nếu bạn quan tâm, vui lòng truy cập website: //xuatnhapkhauleanh.edu.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết về các khoá học này

Bảng chấm công Mẫu số 01a-LĐTL (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính) là một trong những chứng từ quan trọng khi tình lương cho nhân viên trong doanh nghiệp. Giảng viên lớp học kế toán tại Lê Ánh xin giới thiệu Mẫu bảng chấm công bạn đọc tham khảo.

>>>Xem thêm: Bảng thanh toán tiền lương

Đơn vị: ……………

Bộ phận: …………

Mẫu số 01a-LĐTL
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BẢNG CHẤM CÔNG

Tháng ....năm….

STT

Họ và tên

Ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ

Ngày trong tháng

Quy ra công

1

2

3

...

31

Số công hưởng lương sản phẩm

Số công hưởng lương thời gian

Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% lương

Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng....% lương

Số công hưởng BHXH

A

B

C

1

2

3

...

31

32

33

34

35

36

Cộng


Người chấm công
(Ký, họ tên)


Phụ trách bộ phận
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Người duyệt

(Ký, họ tên)

Ký hiệu chấm công:

- Lương SP:

SP

- Nghỉ phép:

P

- Lương thời gian:

+

- Hội nghị, học tập:

H

- Ốm, điều dưỡng:

Ô

- Nghỉ bù:

NB

- Con ốm:

- Nghỉ không lương:

KL

- Thai sản:

TS

- Ngừng việc:

N

- Tai nạn:

T

- Lao động nghĩa vụ:

Mục đích của bảng chấm công

Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH, ... để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị.

Phương pháp và trách nhiệm ghi bảng chấm công

Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm...) phải lập bảng chấm công hàng tháng.

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người trong bộ phận công tác.

Cột C: Ghi ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ của từng người.

Cột 1-31: Ghi các ngày trong tháng (Từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng).

Cột 32: Ghi tổng số công hưởng lương sản phẩm của từng người trong tháng.

Cột 33: Ghi tổng số công hưởng lương thời gian của từng người trong tháng.

Cột 34: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng 100% lương của từng người trong tháng.

Cột 35: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng các loại % lương của từng người trong tháng.

Cột 36: Ghi tổng số công nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của từng người trong tháng.

Hàng ngày tổ trưởng (Trưởng ban, phòng, nhóm,...) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.

Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương,... về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu qui ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội. Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.

Ngày công được quy định là 8 giờ. Khi tổng hợp quy thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi số giờ lẻ bên cạnh số công và đánh dấu phẩy ở giữa.

Ví dụ: 22 công 4 giờ ghi 22,4

Bảng chấm công được lưu tại phòng (ban, tổ,...) kế toán cùng các chứng từ có liên quan.

Phương pháp chấm công

Tùy thuộc vào điều kiện công tác và trình độ kế toán tại đơn vị để sử dụng 1 trong các phương pháp chấm công sau:

- Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như hội nghị, họp,... thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.

Cần chú ý 2 trường hợp:

+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất. Ví dụ người lao động A trong ngày họp 5 giờ làm lương thời gian 3 giờ thì cả ngày hôm đó chấm “H” Hội họp.

+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc diễn ra trước.

- Chấm công theo giờ:

Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.

- Chấm công nghỉ bù: Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm “NB” và vẫn tính trả lương thời gian.

Trên đây kế toán Lê Ánh chia sẻ mẫu số 01a-LĐTL bảng chấm công được ban hành theo thông tư 133 và hướng dẫn cách ghi chi tiết, các bạn có thể tải ngay về để sử dụng và ghi theo hướng dẫn để phục vụ cho công việc của mình

Xem thêm bài viết: Danh mục biểu mẫu chứng từ kế toán

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Từ khóa liên quan: bảng chấm công word, download bảng chấm công excel, mẫu bảng chấm công theo quyết định 48, bảng chấm công theo tuần, mẫu bảng chấm công theo thông tư 200, bảng chấm công theo bằng excel

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM dành cho người mới bắt đầu và khoá học chuyên sâu nâng cao nghiệm vụ cho người có ít kinh nghiệm, nếu bạn quan tâm đến các khoá học này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline hoặc truy cập website: www.ketoanleanh.vn để biết thêm thông tin chi tiết.

Video liên quan

Chủ đề