Bạo hành gia đình xử phạt như thế nào

  • Bạo hành gia đình xử phạt như thế nào

    Luật kinh doanh bất động sản 2014

    Luật này quy định về kinh doanh bất động sản, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản và quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản.

  • Bạo hành gia đình xử phạt như thế nào

    Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.

  • Bạo hành gia đình xử phạt như thế nào

    Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015

    Luật này quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

  • Bạo hành gia đình xử phạt như thế nào

    Luật này quy định nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam; quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

  • Bạo hành gia đình xử phạt như thế nào

    Luật này quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng.

  • Bạo hành gia đình xử phạt như thế nào

    Luật trọng tài thương mại 2010

    Luật này quy định về thẩm quyền của Trọng tài thương mại, các hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, Trọng tài viên; trình tự, thủ tục trọng tài; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong tố tụng trọng tài; thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động trọng tài; tổ chức và hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, thi hành phán quyết trọng tài.

  • Bạo hành gia đình xử phạt như thế nào

    Luật này quy định về trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

  • Bạo hành gia đình xử phạt như thế nào

    Luật bảo hiểm xã hội 2014

    Luật này quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

-Căn cứ pháp lý:

Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007

Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021

-Nội dung:

Hành vi bạo lực gia đình

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, các hành vi bạo lực bao gồm:

-Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.

-Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

-Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.

-Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

-Cưỡng ép quan hệ tình dục.

-Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

-Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình.

-Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.

-Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Chế tài áp dụng cho hành vi bạo lực gia đình

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi bạo lực gia đình:

Tại Điều 52 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình:

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.”

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;

b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.”

Nếu hậu quả của hành vi bạo lực gia đình gây ra thương tích nặng đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan cảnh sát điều tra có thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xử lý thế nào khi bản thân gặp phải tình trạng bạo lực gia đình

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007, quy định về phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình:

“1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.

2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.”

Như vậy, khi phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực và ngược lại các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.

Trường hợp người có hành vi bạo lực tiếp tục uy hiếp, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình

Người có hành vi bạo lực gia đình lại tiếp tục uy hiếp, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình, đối với trường hợp này, tùy theo mức độ nạn nhân có thể lựa chọn các cách sau để bảo vệ bản thân cũng như sức khỏe và tính mạng của mình:

-Yêu cầu chủ tịch UBND xã hoặc Tòa án ra quyết định cấm tiếp xúc với người có hành vi bạo lực theo Khoản 1 Điều 20 và Khoản 1 Điều 21 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

-Tùy theo mức độ, nạn nhân có thể tố cáo hành vi theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.

Công ty Luật HT Legal VN – Hotline: 096161.4040 – 094517.4040

Bạo hành gia đình là gì? Xử phạt khi bạo hành vợ con như thế nào? Chửi bới vợ con có phải là một hình thức bạo hành tinh thần không? Các hình thức bạo hành gia đình: Bạo hành thể xác, bạo hành tinh thần, bạo hành xã hội,...

Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Nạn bạo lực gia đình ngày càng trở nên phổ biến và đang có chiều hướng gia tăng trong cộng đồng. Bạo lực gia đình không những để lại những hậu quả về thể chất, tinh thần cho cá nhân bị bạo hành, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế – xã hội.

Gia đình (gia đình) là tế bào của xã hội, một xã hội muốn tốt đẹp thì mỗi tế bào ấy phải thật khỏe mạnh. Không những thế, gia đình còn là tổ ấm, mang lại sự bình yên, là khuôn thước hình thành nhân cách mỗi con người. Tuy nhiên, bạo lực gia đình (BLGĐ) hiện nay đã trở thành vấn nạn, nó xảy ra ở tất cả các nhóm xã hội cơ bản, vượt qua ranh giới về khu vực, văn hóa, thu nhập, mức sống, tuổi tác, địa vị,… gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Bạo hành gia đình là gì?

Bạo hành gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007).

Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình” Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau.

2. Các hình thức bạo hành gia đình

  • Bạo hành thể xác: Những hành vi như đá, đấm, tát… gây ra thương tích, tác động trực tiếp đến sức khỏe nạn nhân. Kiểu hành vi này hay xảy ra khi hai bên chênh lệch về sức mạnh thể chất như giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái hoặc con cái và cha mẹ già.
  • Bạo hành tình dục: Ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn. Hành vi loạn luân giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em… cũng được xếp vào loại này.
  • Bạo hành tinh thần (còn được gọi là bạo lực tình cảm/tâm lý)Đây là loại bạo lực khá phổ biến nhưng nó khó nhận dạng được so với bạo lực thể chất. Nạn nhân phải chịu các kiểu hành hạ như chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thô thiển, nặng nề xâm phạm đến nhân phẩm  và danh dự. Không những thế, bạo lực tinh thần nhiều khi còn tồn tại dưới nhiều dạng như đe dọa tinh thần, khủng bố tâm lý… gây nên sự phẫn uất, khủng hoảng ý thức và tâm sinh lý phụ nữ. Điều lưu ý là các hình thức bạo lực tinh thần dưới dạng “chiến tranh lạnh”- một kiểu hành hạ bằng tình cảm – nghĩa là người chồng tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt, vô trách nhiệm đối với người vợ, thậm chí đem so sánh với người phụ nữ khác,…Nó khó phát hiện và diễn ra lặng lẽ, không có đánh đập, xô xát hay chửi bới sỉ nhục ầm ĩ nên không gây được sự chú ý của nhiều người.
  • Bạo hành xã hội: Ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng.

3. Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình

Căn cứ vào Điều 4 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007, Người có hành vi bạo hành có những nghĩa vụ phải thựn hiện như sau:

1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.

2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Bạo lực gia đình là gì? Đặc điểm và hậu quả của bạo lực gia đình?

4. Bạo hành với vợ con bị xử phạt như thế nào? 

Tại Điều 42 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007  quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình:

“1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Xử phạt hành chính đối với bạo hành về thể xác:

Chủ thể thực hiện các hành vi bạo hành đối với người thân bị xử phạt hành chính căn cứ vào Điều 49, Điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

“Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

Xem thêm: Bạo hành trẻ em là gì? Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp?

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này”

“Điều 50. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Xem thêm: Xử phạt đối với hành vi bạo lực gia đình

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Xử phạt hành chính đối với bạo hành về tình Dục

Người thực hiện hành vi bạo hành về tình dụng có thể bị phạt hành chính vì bạo hành tình tục theo Điều 52 Nghị định 167/2013/NĐ-CP  như sau

Điều 52. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;

b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;

c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.

Xem thêm: Các hình thức bạo hành gia đình và mức phạt

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;

b) Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình mà thành viên đó không phải là vợ, chồng.

Xử phạt hành chính đối với bạo hành về tinh thần

Với hành vi bạo hành về tinh thần, mức xử phạt hành chính với hành vi này quy định tại Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau

Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

Xem thêm: Chồng mắng chửi vợ có phải là hành vi bạo lực gia đình?

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.

Xử phạt hành chính đối với bạo lực về xã hội 

Xem thêm: Mắng chửi con cái có phải là hành vi bạo lực gia đình?

Đối với hành vi này có thể bị phạt hành chính theo Điều 52, Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP  như sau

“Điều 52. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;

b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;

c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Xem thêm: Xử phạt hành chính hành vi bạo lực gia đình

a) Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;

b) Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình mà thành viên đó không phải là vợ, chồng.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này.”

“Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

Xử phạt hành chính đối với bạo hành xã hội 

Với những hành vi vi phạm về bạo hành xã hội, Nghị định Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về hành vi bạo lực về kinh tế như sau:

Xem thêm: Tố cáo hành vi bạo lực gia đình của người cha

“Điều 56. Hành vi bạo lực về kinh tế

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;

b) Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;

c) Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.”