Bạo lực học đường luật sư đánh giá năm 2024

"Vừa qua, một nữ sinh lớp 10 ở Nghệ An tìm đến cái chết, mà gia đình nghi ngờ bị bạo lực học đường nên cơ quan chức năng đang vào cuộc. Ngoài ra, báo chí cũng nêu có nhiều học sinh bị bạn đánh hội đồng. Nhà tôi có hai cháu đang học cấp 2 và cấp 3. Cháu học cấp 3 thường than thở đi học bị bạn bè trêu trọc, nên tôi khá lo lắng.

Vậy các cháu học sinh ức hiếp và đánh bạn có bị xử lý hành chính, hình sự hay chỉ bị xử lý kỷ luật? Trường hợp nào được xin chuyển lớp, chuyển trường?", bạn đọc Bích Phượng nêu những thắc mắc trên với Thanh Niên.

Nhóm học sinh đánh hội đồng bạn học bằng mũ bảo hiểm tại một trường học ở Vĩnh Long

CHỤP MÀN HÌNH

Luật sư Đỗ Ngọc Thanh (Công ty luật TNHH MTV Dân Luật) tư vấn, bạo lực học đường thường được xử lý theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào tính chất và mức độ của vụ việc. Nhà trường cũng có thể kỷ luật học sinh gây ra bạo lực, nhưng nếu vụ việc gây ra hậu quả nghiêm trọng thì cần có sự can thiệp của các cơ quan chức năng.

Theo khoản 2, điều 12 bộ luật Hình sự hiện hành: "Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng".

Trong đó, "tội phạm rất nghiêm trọng" là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn, mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội danh này là từ trên 7 năm đến 15 năm tù.

Vụ nữ sinh lớp 10 tự tử: Học sinh giữa những khoảng trống tâm lý mênh mông

Còn "tội phạm đặc biệt nghiêm trọng" là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn, mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Đối với hành vi bao lực học đường có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (điều 134 bộ luật Hình sự) hoặc tội làm nhục người khác (điều 155 bộ luật Hình sự).

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% - 30% hoặc dưới 11% (như dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 2 người trở lên, dùng a xít sunfuric hoặc hóa chất nguy hiểm khác…), thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm (điều 134 bộ luật Hình sự).

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm (điều 155 bộ luật Hình sự).

"Học sinh ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi, có hành vi như đánh bạn, bôi nhọ danh dự và nhân phẩm bạn học… nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội danh có khung hình phạt tù không quá 3 năm. Vì đây là tội phạm ít nghiêm trọng", luật sư Ngọc Thanh lưu ý.

Dù chưa tới mức bị xử lý hình sự, tuy nhiên theo điều 22 luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, các em học sinh có hành vi như trên vẫn có thể bị xử phạt hành chính với hình thức cảnh cáo bằng văn bản.

"Đối với các em học sinh bị bạo lực học đường, việc xin chuyển lớp hoặc chuyển trường được coi là một giải pháp để đảm bảo an toàn cho các em, nếu phụ huynh và nhà trường xét thấy cần thiết", luật sư Ngọc Thanh chia sẻ.

Để bảo vệ các em học sinh được an toàn, phụ huynh và nhà trường có thể thực hiện các biện pháp như:

Tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho các em học sinh, đặc biệt là những học sinh có nguy cơ bị bạo lực hoặc có xu hướng bạo lực.

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giúp các em học sinh có cơ hội giao lưu, tăng cường tình bạn, đồng thời giúp các em rèn luyện kỹ năng sống, giải quyết vấn đề, trở nên tự tin hơn.

Đẩy mạnh việc quản lý, giám sát hành vi của học sinh trong trường, đồng thời có hệ thống giám sát camera tại các điểm nguy hiểm.

\=> Vì vậy, để bảo vệ con em mình, gia đình và nhà trường cần tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho các em học sinh, đặc biệt là những học sinh có nguy cơ bị bạo lực hoặc có xu hướng bạo lực; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền về bạo lực học đường, trang bị cho các bạn học sinh kỹ năng ứng xử, kiến thức giúp các em rèn luyện kỹ năng sống, giải quyết vấn đề để trở nên tự tin hơn. Đồng thời đẩy mạnh việc quản lý, giám sát chặt chẽ hành vi của học sinh trong trường để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra. Bạo lực nói chung và bạo lực học đường nói riêng là một thực tế. Khi xã hội xuất hiện những hành vi lệch chuẩn là lúc bạo lực hoành hành. Để tái lập trật tự xã hội, trấn an dư luận và bảo vệ công dân, nhà nước sử dụng luật pháp như một công cụ hữu hiệu nhất.

Các văn bản pháp quy lần lượt ra đời để điều chỉnh các hành vi bạo lực. Như vậy, xét dưới góc độ pháp lý, nó không có chỗ dung thân. Và dưới góc nhìn xã hội, dư luận lại càng không chấp nhận sự tồn tại của bạo lực. Đơn giản vì nó thật đáng sợ ! Vậy nên, nếu ai đó nói “thầy cũng sợ” nghe nghịch lý làm sao!

Đáng sợ hơn nữa là sự đơn độc “một mình chống mafia” của đội ngũ thầy cô giáo. Thế nên hãy nhìn dưới góc độ chung nhất mà đánh giá bản chất sự việc, đừng vội vàng nhận định trách nhiệm trước tiên thuộc về nhà trường. Vai trò của chính quyền và các cơ quan chức năng là phải sử dụng hữu hiệu công cụ pháp luật mà nhà nước đã giao. Các đoàn thể, tổ chức xã hội với chức năng hỗ trợ, giáo dục, tuyên truyền. Và cốt lõi vẫn là gia đình, mái ấm che chở và yêu thương các em. Thiết nghĩ, nếu có sự liên kết “ăn ý” thì động lực tương tác để thúc đẩy “guồng máy” này chạy tốt chính là sự quan tâm của chính quyền địa phương ( tất nhiên không chỉ là vận động các em ra lớp cho đạt chỉ tiêu thành tích).

Theo lẽ thường, cứ sự việc xảy ra ở đâu trách nhiệm trước hết thuộc về nơi đó. Bạo lực học đường, vì ngành giáo dục chưa làm hết chức năng? Vì ảnh hưởng của cuộc sống sinh hoạt gia đình ? Vì sự quản lý yếu kém của chính quyền địa phương? Phải chăng, đằng sau sự hoang mang của dư luận và nỗi lo âu của phụ huynh còn là vì sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức xã hội, khi mà sự vô cảm tỉ lệ thuận với sự an toàn. Vậy thôi, cứ “ngâäm bồ hòn làm ngọt” cho yên thân?! Một phụ huynh có con từng bị đánh nói: “Tôi không dung dưỡng cái sai, nhưng nếu tôi làm ra lẽ, con tôi sẽ bị trả thù, lấy ai bảo vệ nó?”. Một giáo viên ngán ngẫm tâm sự: “Thầy giáo bị sinh viên tạt axit ngay tại giảng đường, học trò đâm thầy ngay tại lớp, phụ huynh tát vào mặt cô giáo trước mặt con, ném đá vào thầy hiệu trưởng. Chưa kể các trường hợp gần đây, thầy cô bị tấn công bằng dao đâm nhiều nhát của những sát thủ giấu mặt, làm chúng tôi cảm thấy bất an khi cho điểm thấp hoặc nhắc nhở các em trong học tập và sinh hoạt. Nếu bỏ qua, thì không có sự công bằng đối với những em khác. Chỉ có nước... bỏ nghề!”. Một cô giáo khác chia sẻ: “Tôi đi dạy, nhưng về nhà con gái tôi đang là sinh viên cứ nhắc nhở : Sinh viên có hư thế nào thì mặc nó mẹ nhé. Cứ cho nó qua đi để được yên thân mẹ ạ!” Gần đây nhất, chuyện thầy hiệu trưởng của trường L.L (nơi xảy ra việc học sinh bị đánh hội đồng)

Chủ đề