Bến xe chợ lớn có giữ xe máy không

Thời gian gần đây, TP.HCM tích cực xây dựng hạ tầng, đổi mới phương tiện xe buýt để thu hút hành khách sử dụng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đây là một trong những định hướng nhằm nâng cao sản lượng vận tải hành khách công cộng tại TP.HCM.

Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải TP, trong 4 tháng đầu năm 2019, sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại TP giảm, đạt 91,1% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân giảm là giảm 5 tuyến xe buýt có trợ giá, trong khi nhiều tuyến xe có phương tiện cũ, dẫn đến chất lượng dịch vụ khó đảm bảo và không thu hút người đi.

Mặt khác, Sở GTVT cũng cho biết sự phát triển của các loại hình Grab, Go-Viet... đang cạnh tranh khá lớn với xe buýt và hành khách có xu hướng sử dụng những dịch vụ này cho những chuyến đi có cự ly ngắn.

Trước vấn đề này, một trong những định hướng đưa ra để nâng cao sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là điều chỉnh các tuyến xe kết nối với những khu vực có nhu cầu đi lại cao như khu dân cư, trung tâm thương mại, trường học, các phương thức vận tải khác...

Đồng thời, Sở GTVT TP cũng thông tin đang rà soát, đề xuất tổ chức các điểm giữ xe máy cho khách đi xe buýt tại bến xe buýt và khu vực cửa ngõ TP.

Trước đó, nhiều hành khách than phiền muốn sử dụng xe buýt để đi lại nhưng nhà quá xa bến xe buýt. Tại các bến xe không có bãi giữ xe máy khiến hành khách không còn "mặn mà" đi lại bằng xe buýt nữa.

Hiện các đơn vị đang tổ chức sắp xếp lại mạng lưới xe buýt theo kế hoạch và triển khai thực hiện đề án quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng TP.HCM đến năm 2025 để hình thành mạng lưới xe buýt liên thông, phủ khắp.

THU DUNG

UBND TP HCM đã giao cho Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng thuộc Sở Giao thông Vận tải TP HCM thực hiện thí điểm giữ xe cho hành khách nhằm tạo thuận lợi cho người dân đi xe buýt.

Hiện nay TP HCM đã có một số điểm giữ xe máy miễn phí cho người đi xe buýt như tuyến 35 (đi vòng quanh trung tâm) ở đầu đường Hoàng Sa.

Sở Giao thông vận tải TP HCM sẽ xây dựng thêm 2 bãi giữ xe miễn phí cho người dân đi xe buýt tại các điểm trung chuyển. Theo đó, hai bãi giữ xe này được xây dựng ở bến xe Chợ Lớn và bến xe Củ Chi.

Tại cuộc họp về việc rà soát lại bến bãi đậu xe của Sở Giao thông vận tải TP HCM, ông Lê Hải Phong-GĐ Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP HCM, cho biết hiện nay trung tâm đang làm thí điểm bãi giữ xe máy miễn phí tại điểm trung chuyển xe buýt ở Thủ Đức.

Tuy nhiên, ông Phong cho biết rằng thời điểm đưa vào sử dụng 2 điểm giữ xe này chưa được xác định, bởi công tác tổ chức, kiểm tra cần khoa học và chặt chẽ hơn. Ví dụ như việc xác định hành khách gửi xe có phải là hành khách đi xe buýt hay không? Việc chọn đơn vị giữ xe cần có thời gian tuyển chọn, nếu xảy ra những sự cố như mất cắp thì phải có đơn vị chịu trách nhiệm bồi thường.

Hiện nay, TP HCM có tổng cộng 147 tuyến xe buýt. Trong đó, 109 tuyến xe buýt có trợ giá nhưng việc không có các điểm giữ xe máy cho người dân tại các khu vực trung chuyển cũng khiến người dân ngại đi xe buýt.

Theo Sở Giao thông Vận tải TP HCM, việc giữ xe miễn phí cho hành khách tại các điểm trung chuyển xe buýt là một trong những biện pháp để thu hút hành khách đi xe buýt. Trước đây, nhiều hành khách phản ánh, việc không có điểm giữ xe máy tại các trạm trung chuyển khiến người dân ngại đi xe buýt.

Năm 2014, ngành giao thông TP HCM đặt mục tiêu thu hút 650 triệu lượt người đi xe buýt, trong khi năm 2013 mới chỉ có 624,9 triệu lượt người đi xe buýt, tăng 4,2% so với năm 2012. Hiện nay, xe buýt mới đáp ứng được 10,7% nhu cầu đi lại của người dân thành phố, theo số liệu của Sở Giao thông Vận tải TP HCM.

Ông Phong cũng cho biết, khi hành khách đi xe buýt bằng cả vé lượt và vé tập tháng sẽ có phần ghi thông tin quy định vào mặt sau của vé và bỏ vào thùng phiếu tại các điểm quy định. Vào cuối mỗi đợt, trung tâm sẽ tiến hành rút thăm trúng thưởng. Chương trình sẽ bắt đầu mỗi đợt trong vòng 1 tháng. Giải thưởng là các tập vé năm với tổng giá trị của giải thưởng lên đến hơn 100 triệu đồng.

Nguyên Quốc

quocdinh

TP HCM sẽ có bãi giữ xe máy cho khách đi xe buýt

(NLĐO) - Tại các bến xe buýt và khu vực cửa ngõ TP HCM sẽ có điểm giữ xe máy cho hành khách sử dụng xe buýt.

  • Tăng giá vé xe buýt, chất lượng có tăng theo?

  • TP HCM: Xe buýt vượt đèn đỏ khiến xe ben suýt gây tai nạn kinh hoàng

  • TP HCM: Bắt đầu đi xe buýt không dùng tiền mặt

Đó là một trong những định hướng nhằm nâng cao sản lượng vận tải hành khách công cộng tại TP HCM, được Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP cho biết sáng 23-4.

Theo báo cáo của Sở GTVT, trong 4 tháng đầu năm 2019, sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại TP giảm, đạt 91,1% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân khiến sản lượng sụt giảm, Sở GTVT đánh giá là do số lượng tuyến xe buýt có trợ giá đang hoạt động giảm 5 tuyến, trong khi nhiều tuyến xe có phương tiện cũ, dẫn đến chất lượng dịch vụ khó đảm bảo và không thu hút người đi.

Mặt khác, Sở GTVT cũng cho rằng sự phát triển của các loại hình Grab, Go-Viet..., đang cạnh tranh khá lớn với xe buýt và hành khách có xu hướng sử dụng những dịch vụ này cho những chuyến đi có cự ly ngắn.

Có điễm giữ xe máy ở bến xe buýt là một trong những định hướng được đưa ra nhằm nâng cao sản lượng khách đi xe buýt

Trước vấn đề này, một trong những định hướng đưa ra để nâng cao sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được Sở GTVT đưa ra là sẽ rà soát và điều chỉnh các tuyến xe kết nối với những khu vực có nhu cầu đi lại cao như khu dân cư, trung tâm thương mại, trường học, các phương thức vận tải khác...

Đồng thời, Sở GTVT cũng thông tin sẽ rà soát, đề xuất tổ chức các điểm giữ xe máy cho khách đi xe buýt tại bến xe buýt và khu vực cửa ngõ TP.

Hiện các đơn vị đang tổ chức sắp xếp lại mạng lưới xe buýt theo kế hoạch và triển khai thực hiện đề án quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng TP HCM đến năm 2025 để hình thành mạng lưới xe buýt liên thông, phủ khắp.

Vừa qua, Sở GTVT có tờ trình gửi UBND TP HCM xin chủ trương đầu tư dự án "Tăng cường khả năng tiếp cận và tổ chức kết nối các tuyến xe buýt với nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên)".

Cụ thể, Sở GTVT đề xuất UBND TP chấp thuận chủ trương giao Trung tâm Quản lý giao thông công cộng làm chủ đầu tư thực hiện nghiên cứu dự án với quy mô đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ kết nối các tuyến xe buýt với tuyến metro số 1, tổ chức lại các tuyến xe buýt có lộ trình hoạt động trên xa lộ Hà Nội và bổ sung các tuyến buýt gom kết nối với các nhà ga thuộc tuyến metro số 1.

Việc mạng lưới xe buýt có sự kết nối với tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) là cần thiết sau khi dự án này đưa vào vận hành

Theo đó, hệ thống xe buýt dọc xa lộ Hà Nội (đường song song với tuyến metro trên cao) được thay đổi theo hướng từ "điểm nối điểm" sang "tuyến trục - tuyến nhánh". Việc thay đổi này nhằm đảm bảo người dân tại các địa bàn như quận 2, 9, Thủ Đức, Bình Thạnh, Bình Dương... đều có thể tiếp cận được các nhà ga metro bố trí dọc xa lộ Hà Nội thông qua hệ thống xe buýt.

Khi metro số 1 hoạt động, số tuyến xe buýt trên trục xa lộ Hà Nội sẽ phát triển thêm 7 tuyến buýt nhánh và 18 tuyến buýt gom khách đi sâu vào các khu dân cư, làng đại học, khu công nghiệp, khu công nghệ cao... Hệ thống buýt nhánh và buýt gom khách này tạo thành các đường "xương cá" kết nối vào các nhà ga metro.

Ngoài ra, trong các nghiên cứu cũng đã tính đến phương án khai thác giao thông thủy để kết nối với metro số 1. Cụ thể trong thiết kế chi tiết cho nhà ga khu vực Ba Son, nhà ga Tân Cảng gần bờ sông Sài Gòn có lối dẫn từ nhà ga đến các bến tàu thủy này.

Bài và ảnh: GIA MINH

Video liên quan

Chủ đề