Bị co giật mí mắt phải làm sao?

Bị co giật mí mắt phải làm sao?

Chắc hẳn không ít lần bạn đã gặp hiện tượng giật cơ mí mắt mà không hiểu tại sao hoặc nghĩ là do điềm báo gì đó. Hãy cùng Hello Doctor tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này để giải đáp thắc mắc của bạn nhé!

  • 1. Giật cơ mí mắt là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây giật cơ mí mắt
  • 3. Biến chứng của giật cơ mí mắt
  • 4. Khi nào bạn nên đi đến bác sĩ?
  • 5. Điều trị
  • 6. Ngăn ngừa giật cơ mí mắt

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD

✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng

☎ Gọi tư vấn với Bác sĩ: 19001246

===

1. Giật cơ mí mắt là gì?

Giật cơ mí mắt là sự giật các cơ mí mắt không tự chủ, lặp đi lặp lại. Giật cơ thường xảy ra ở trên mí mắt nhưng cũng có khi nó xảy ra ở cả trên và dưới mí mắt.

Trong hầu hết các trường hợp, giật cơ thường ở mức độ nhẹ, tuy nhiên, một số người khác có thể thấy cơn giật cơ mạnh đến nỗi làm khép mí mắt hoàn toàn. Đây là biểu hiện của một tình trạng bệnh khác gọi là co thắt cơ mí mắt.  

Giật cơ mí mắt thường xảy ra trong vài giây hoặc từ một đến hai phút. Các cơn giật cơ mí mắt thường đến bất ngờ. Giật cơ mí mắt có khi xảy ra lặp lại trong vài ngày rồi biến mất trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Các cơn giật cơ thường không gây đau đớn hay tổn hại gì nhưng chúng có thể sẽ làm phiền bạn. Hầu hết các cơn giật cơ sẽ tự cải thiện mà không cần điều trị.

Ở một vài trường hợp hiếm gặp, giật cơ mí mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của những rối loạn vận động mạn tính, đặc biệt nếu giật cơ mí mắt có đi kèm với giật các cơ mặt khác hoặc có những vận động không kiểm soát được.  

>>> Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng co giật trong bài viết: Co giật là bệnh gì?

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

2. Nguyên nhân gây giật cơ mí mắt

Theo bác sĩ Trần Đình Vũ - Khoa Nội thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược HCM: Giật cơ mí mắt có thể xảy ra mà không có bất kì nguyên nhân nào. Bởi vì nó ít khi là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nên nguyên nhân của nó thường không được tìm kiếm. Dù vậy, giật cơ mí mắt có thể do các nguyên nhân sau:

  • Khó chịu ở mắt
  • Áp lực ở mí mắt
  • Mệt mỏi
  • Thiếu ngủ
  • Tập thể dục quá mức
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Căng thẳng
  • Uống rượu, hút thuốc lá hoặc dùng chất có cafein

Nếu tình trạng giật cơ là mạn tính, bạn có thể đã mắc co giật cơ mí mắt tự phát lành tính, đây là một bệnh có biểu hiện là chớp mắt hoặc nháy mắt mạn tính và không kiểm soát được. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến cả hai bên mắt. Nguyên nhân chính xác cho bệnh này hiện vẫn chưa biết rõ nhưng những điều dưới đây sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn:

  • Viêm mí mắt
  • Viêm kết mạc
  • Khô mắt
  • Các tác nhân môi trường như là gió, ánh đèn sáng, mặt trời hoặc ô nhiễm không khí.
  • Mệt mỏi
  • Nhạy cảm ánh sáng
  • Căng thẳng
  • Uống nhiều rượu hoặc dùng nhiều chất có chứa cafein
  • Hút thuốc lá

Co giật cơ mí mắt tự phát lành tính thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Tỉnh trạng sẽ nặng dần theo thời gian và dần dần có thể gây mờ thị lực, tăng nhạy cảm với ánh sáng và giật cơ mặt.

3. Biến chứng của giật cơ mí mắt

Giật cơ mí mắt rất hiếm khi là triệu chứng của một rối loạn nghiêm trọng về não hay thần kinh. Khi giật cơ mí mắt có liên quan đến một bệnh nguy hiểm nào khác, người bệnh sẽ thường có các triệu chứng đi kèm khác. Các rối loạn não bộ hay thần kinh có thể gây ra giật cơ mí mắt bao gồm:

  • Liệt dây thần kinh VII ngoại biên: bệnh sẽ làm một bên mặt của bạn rũ xuống.
  • Loạn trương lực cơ: làm các cơ co giật bất ngờ và các vùng cơ thể ảnh hưởng cũng bị vặn xoắn.
  • Loạn trương lực cơ cổ: làm giật ngẫu nhiên cơ cổ và đầu xoay về các vị trí không thoải mái.
  • Bệnh đa xơ cứng: là bệnh của hệ thần kinh trung ương gây ra các vấn đề nhận thức và vận động
  • Bệnh Parkinson: gây run các chi, cứng cơ, rối loạn thăng bằng và ảnh hưởng đến khả năng nói.
  • Hội chứng Tourette: biểu hiện qua việc không tự chủ được các vận động và phát âm.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

4. Khi nào bạn nên đi đến bác sĩ?

Giật cơ mí mắt ít khi là một vấn đề nguy hiểm cần cấp cứu khẩn cấp. Tuy nhiên, giật cơ mí mắt mạn tính có thể là triệu chứng của nhiều rối loạn  nghiêm trọng của não bộ hoặc hệ thần kinh. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn bị giật cơ mí mắt mạn tính có đi kèm với bất kỳ biểu hiện sau:

  • Mắt đỏ, sưng hoặc có tiết dịch bất thường
  • Mí mắt trên của bạn sụp xuống
  • Mí mắt nhắm lại hoàn toàn mỗi lần giật cơ
  • Giật cơ kéo dài vài tuần.
  • Giật cơ bắt đầu ảnh hưởng đến những vùng khác trên mặt.

5. Điều trị hiện tượng giật cơ mí mắt

Hầu hết các giật cơ mí mắt sẽ tự khỏi trong vài ngày hoặc vài tuần mà không cần điều trị cụ thể nào. Nếu giật cơ không tự hết, bạn có thể thử làm giảm các nguyên nhân có khả năng làm mí mắt giật nhất. Nguyên nhân thường gặp nhất là sự căng thẳng, mệt mỏi và cafein. Để làm dịu các cơn giật mí mắt, bạn có thể thử các cách sau:

  • Uống ít cafein
  • Ngủ đủ giấc
  • Nhỏ mắt bằng dung dịch nước nhỏ mắt để bề mặt mắt không bị khô.
  • Chườm ấm lên mắt khi cơn giật cơ bắt đầu.

Chích Botox thỉnh thoảng cũng được dùng để điều trị giật cơ mí mắt nguyên phát. Cách này có thể làm giảm các cơn giật cơ nặng trong vài tháng. Tuy nhiên, khi tác dụng của thuốc hết, bạn cần phải chích thêm liều.

Phẫu thuật để loại bỏ các cơ và thần kinh ở  mí mắt có thể điều trị các trường hợp giật cơ mí mắt nguyên phát lành tính nặng hơn.

>>>> Bài viết tham khảo thêm: Cách điều trị bệnh co giật mí mắt

6. Ngăn ngừa hiện tượng giật cơ mí mắt

Nếu giật cơ mí mắt xảy ra thường xuyên, bạn nên làm một cuốn nhật ký ghi lại thời gian cơn giật cơ xảy ra. Hãy nhớ ghi chú luôn lượng cafein, thuốc lá và rượu bia đã sử dụng cũng như mức độ căng thẳng và giấc ngủ của bạn trong khoảng thời gian bạn bị giật cơ mí mắt.

Nếu bạn thấy rằng bạn có nhiều cơn giật cơ hơn khi bạn thiếu ngủ, hãy cố ngủ sớm hơn mọi ngày từ 30 phút đến 1 tiếng để làm dịu áp lực lên mí mắt và giảm sự giật cơ.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________


Tại sao mắt hay bị giật?

Co giậtmắt cũng là một biểu hiện phản ánh đôi mắt của bạn đang gặp căng thẳng, mệt mỏi quá mức. Khi cơ thể làm việc quá sức, mắt sẽ có những xung đột từ nhẹ đến mạnh mà đôi khi chính bản thân bạn cũng không nhận ra được. Căng thẳng quá mức có thể phản ứng bằng nhiều hiện tượng khác nhau như thở dài, ngáp, uể oải…

Làm thế nào để hết giật mí mắt?

Nếu tình trạng mắt trái giật là do làm việc căng thẳng, tiếp xúc và sử dụng máy tính hoặc điện thoại quá nhiều, nên cho mắt nghỉ ngơi và thư giãn. Tốt nhất là sau mỗi giờ làm việc, hãy để mắt nghỉ ngơi trong vòng 5 đến 7 phút. Đối với những người bị giậtmắt trái do mất ngủ, hãy tập cho mình thói quen ngủ đủ giấc.

Bị giật mí mắt nên uống thuốc gì?

Nếu mắt khô hoặc dễ kích thích, bạn hãy thử dùng các loại nước nhỏ mắt để giúp giảm bớt co giật. Trong các trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như: Clonazepam (Klonopin®); Lorazepam (Ativan®);

Co giật mí mắt là bệnh gì?

Co giật mí mắt cũng một biểu hiện phản ánh đôi mắt của bạn đang gặp căng thẳng, mệt mỏi quá mức. Khi thể làm việc quá sức, mắt sẽ những xung đột từ nhẹ đến mạnh mà đôi khi chính bản thân bạn cũng không nhận ra được. Căng thẳng quá mức thể phản ứng bằng nhiều hiện tượng khác nhau như thở dài, ngáp, uể oải…