Bị trẹo chân uống thuốc gì

Chấn thương vùng cổ chân rất thường gặp trong thể thao hoặc trong sinh hoạt bình thường hằng ngày. Tình trạng thường gặp nhất là bong gân cổ chân do cổ chân bị lật sang bên hay còn gọi là “lật sơ mi”. Vậy khi bị bong gân cổ chân cần là gì cho nhanh khỏi?

Tình trạng bong gân cổ chân thường bị chúng ta xem nhẹ, nhiều người chỉ chườm hoặc bó lá mà không lường được hậu quả khi điều trị không đúng, không kịp thời.

Bong gân khớp cổ chân là tình trạng các dây chằng xung quang khớp cổ chân bị giãn quá mức, có thể dẫn đến rách một phần hoặc rách toàn bộ dây chằng dưới tác động của lực chấn thương. Bong gân khớp cổ chân có thể gặp ở mọi lứa tuổi, với mức độ tổn thương từ nhẹ đến nặng khác nhau, tùy thuộc mức độ tổn thương dây chằng.

2. Bong gân cổ chân có cần điều trị không?

Phần lớn các trường hợp bong gân cổ chân chỉ gặp ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị hoặc tự chăm sóc tại nhà bằng cách chườm đá, nghỉ ngơi và phải hạn chế đi lại.

Tuy nhiên, nếu tình trạng bong gân cổ chân ở mức độ vừa và nặng thì bắt buộc phải đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời. Ở mức độ vừa và nặng, nếu người bệnh đến bệnh viện muộn hoặc chữa không đúng (thường là tự đắp lá, tự chữa theo dân gian) sẽ dẫn đến tình trạng bong gân mạn tính. Khi đó, các triệu chứng như sưng, đau sẽ kéo dài dai dẳng ở khớp cổ chân, khớp lỏng, dễ chấn thương tái phát, ảnh hưởng lớn đến lao động, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Hầu hết bong gân cổ chân xảy ra ở hệ thống dây chằng bên ngoài, nằm ngoài khớp.

3. Chẩn đoán bong gân cổ chân

Ngay sau chấn thương, khớp cổ chân sẽ đau, kèm theo sưng nề, bầm tím, giảm hoặc mất vận động. Khi tình trạng cấp tính qua đi, thăm khám có thể thấy khớp cổ chân mất vững. Nếu bong gân mức độ nặng, người bệnh có thể nghe tiếng “rắc” khi bị chấn thương, sau đó mất cơ năng linh hoạt ở cổ chân, giống gãy xương.

Chụp X-quang thấy cấu trúc xương không thay đổi, thấy hình ảnh gián tiếp của tổn thương dây chằng như: tổn thương dây chằng bên mác, khe sáng mắt cá trong giãn rộng (tổn thương dây chằng delta-bên chầy).

Chụp cộng hưởng từ (MRI) khi nghi ngờ tổn thương dây chằng mức độ nặng hoặc tổn thương sụn khớp, chụp khi cổ chân hết giai đoạn sưng nề.

Bị trẹo chân uống thuốc gì

Ngay sau bong gân khớp cổ chân sẽ đau kèm theo sưng nề, bầm tím

4. Phân độ bong gân cổ chân dựa trên mức độ tổn thương dây chằng.

  • Độ 1 (nhẹ): Dây chằng bị kéo giãn nhẹ, tổn thương ở mức độ vi thể trên các sợi xơ với biểu hiện sưng nề nhẹ quanh mắt cá chân.
  • Độ 2 (trung bình): Đứt một phần dây chằng với biểu hiện sưng nề mức độ vừa phải quanh khớp cổ chân, cảm giác mất vững khớp cổ chân khi thăm khám.
  • Độ 3 (nặng): Đứt hoàn toàn dây chằng, biểu hiện sưng nề, bầm tím toàn bộ khớp cổ chân, khi thăm khám thấy khớp cổ chân mất vững rõ.

5. Làm gì khi bị bong gân cổ chân?

Đối với bong gân nhe,̣ bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà bằng các cách sau càng sớm càng tốt:

  • Nghỉ ngơi, không đi lại ở chân bị chấn thương
  • Chườm đá tại vị trí sưng nề, mỗi lần chườm 20 - 30 phút, mỗi ngày chườm 3 - 4 lần, không đặt đá trực tiếp lên da mà túi đá chườm qua lớp khăn.
  • Băng chun: băng ép nhẹ xung quanh khớp cổ chân hoặc dùng thanh nẹp cổ chân lại. Cổ chân cần được nghỉ ngơi do đó bạn nên dùng nạng
  • Kê cao chân: trong vòng 48 giờ đầu nên kê chân cao hơn tim.
  • Dùng thuốc giảm đau, chống viêm, giảm phù nề như: ibuprofen, alphachoay...

Bị trẹo chân uống thuốc gì

Chườm đá tại vị trí sưng nề do bong gân

6. Sai lầm thường gặp khi chữa bong gân cổ chân

Dùng rượu, xoa cao nóng vào nơi bị tổn thương bong gân là sai lầm nghiêm trọng, vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm sử dụng các chất gây nóng tác động tại chỗ. Những chất này sẽ làm chảy máu mạnh hơn trong khi tổn thương bong gân cần dùng các thuốc gây lạnh, làm giảm đau tại chỗ. Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Tuyệt đối không nên xoa dầu nóng, rượu, cao xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.

7. Nguyên tắc chữa bong gân cổ chân

Hầu hết các trường hợp bong gân cổ chân không cần phẫu thuật, kể cả bong gân mức độ nặng. Có 3 bước điều trị bong gân khớp cổ chân từ mức độ nhẹ đến nặng:

  • Bước 1: Bệnh nhân nghỉ ngơi, bất động, giảm sưng nề.
  • Bước 2: Tập luyện để sớm lấy lại biên độ vận động của khớp, tăng cường sức mạnh cơ.
  • Bước 3: Tiếp tục tập luyện, thích nghi để trở về các hoạt động sinh hoạt bình thường.

Quá trình này phải mất 3 tuần đối với bong gân mức độ nhẹ, 6 - 12 tuần đối với bong gân mức độ vừa và nặng.

8. Khi nào cần đến bệnh viện?

Những trường hợp bong gân mức độ vừa và nặng (khớp cổ chân sưng nhiều, mất vững, mất vận động). Khi đó, ngoài việc giảm đau bằng chườm đá, kê cao chân còn phải tuyệt đối bất động. Bất động bằng băng bột từ 1/3 trên cẳng chân xuống đếc bàn ngón chân trong thời gian tối thiểu 3 tuần. Sau bó bột là giai đoạn tập luyện.

Không xoa bóp, chườm nóng, tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân để tránh làm giãn mạch, chảy máu, phù nề. Không nên băng quá chặt vì có thể sẽ gây đau nhức, bầm tím chỗ bị bong gân.

9. Bong gân khi nào cần phẫu thuật?

Phẫu thuật được chỉ định cho những bong gân mức độ nặng mà việc điều trị bảo tồn không hiệu quả, khớp cổ chân mất vững. Có thể tiến hành phẫu thuật nội soi, sử dụng các lỗ vào ở mặt trước khớp cổ chân để đưa camera vào khớp, quan sát diện khớp, bỏ các mảnh bong sụn khớp nếu có. Khâu phục hồi dây chằng hoặc có thể tạo hình lại dây chằng bằng các mảnh ghép từ gân cơ tự thân.

10. Phòng ngừa bong gân cổ chân

Bị trẹo chân uống thuốc gì

Khởi động thật kỹ trước khi chơi thể thao hoặc thực hiện các hoạt động thể lực khác phòng ngừa bong gân

  • Khởi động thật kỹ trước khi chơi thể thao hoặc thực hiện các hoạt động thể lực khác.
  • Đi giày thể thao đúng chủng loại, dúng kích cỡ
  • Cẩn thận khi bước, chạy hoặc nhảy trên nền mấp mô.
  • Giảm hoặc dừng chơi thể thao khi xảy ra tình trạng đau khớp cổ chân.

Cần tránh bong gân cổ chân tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến bong gân mạn tính. Nếu bị bong gân một lần, các dây chằng không được phục hồi hoàn toàn thì sẽ xảy ra bong gân tái diễn nhiều lần. Nếu tình trạng đau kéo dài trên 4 - 6 tuần được gọi là bong gân mạn tính. Cần tránh các hoạt động có xu hướng làm bong gân mạn tính nặng lên như: bước đi trên nền đất mấp mô, chơi các môn thể thao làm cho cổ chân dễ bị vặn xoắn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Vẫn còn đau sau chấn thương cổ chân 1 tháng, phải làm sao?
  • Bong gân mãn tính điều trị như thế nào?
  • Chân bong gân, sưng đau điều trị như thế nào?

Bôi thuốc gì khi bị trẹo chân?

3.2 Dùng thuốc Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau do trẹo cổ chân được kiểm soát tốt bằng thuốc giảm đau không kê đơn. Thuốc giảm đau Paracetamol thường mang đến hiệu quả nhanh khi dùng cho những cơn đau nhẹ. Ibuprofen và Naproxen sodium thuộc nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID).

Bị trật cổ chân uống thuốc gì?

Một số cách trị trật chân có thể kể đến như: Sử dụng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen hay acetaminophen… có thể đẩy lui triệu chứng đau nhức tạm thời. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Bị trẹo cổ chân bao lâu thì khỏi?

Vậy trẹo chân bao lâu thì khỏi? Trường hợp nhẹ, không bị rách cơ, gãy xương hoặc trật khớp cổ chân lệch, bệnh nhân có thể khỏi các triệu chứng trong 4 tuần và mất 12 tuần để phục hồi hoàn toàn chức năng của khớp bị tổn thương.

Trẹo chân bong gân bời gì?

Nghỉ ngơi, không đi lại ở chân bị chấn thương..
Chườm đá tại vị trí sưng nề, mỗi lần chườm 20 - 30 phút, mỗi ngày chườm 3 - 4 lần, không đặt đá trực tiếp lên da mà túi đá chườm qua lớp khăn..
Băng chun: băng ép nhẹ xung quanh khớp cổ chân hoặc dùng thanh nẹp cổ chân lại..