Bích thượng thổ nghĩa là gì

Skip to content

Mỗi mệnh đều có tính chất và nét đặc trưng riêng biệt, và Bích Thượng Thổ cũng có những nét riêng biệt. Hãy cùng Gốm Sứ Bát Tràng Bảo Lộc tìm hiểu về Bích Thượng Thổ là gì? Màu và mệnh hợp với Bích Thượng Thổ nhé!

Bạn có thể quan tâm:

1. Bích Thượng Thổ là gì?

Theo chiết tự, “Bích” có nghĩa là bức tường, “thượng” là ở trên, còn “thổ” là đất đai. Như vậy, Bích Thượng Thổ được hiểu là đất trên tường thành.

Nếu Thành Đầu Thổ có giá trị ngăn nước lụt và giặc ngoại xâm, thì Bích Thượng Thổ giúp che mưa, che nắng, ngăn ngừa trộm cướp, thú dữ,… để bảo vệ con người.

2. Người mệnh Bích Thượng Thổ sinh năm nào?

Theo phong thủy, những người sinh vào các năm Canh Tý (1900, 1960, 2020, 2080) và Tân Sửu (1901, 1961, 2021, 2081) mang bản mệnh Bích Thượng Thổ.

3. Màu hợp với Bích Thượng Thổ

Mệnh Bích Thượng Thổ tương sinh với mệnh Hỏa (Hỏa sinh Thổ) nên Bích Thượng Thổ hợp với màu đỏ, hồng, tím (thuộc mệnh Hỏa) và màu vàng (thuộc mệnh Thổ). Ngoài ra Bích Thượng Thổ thuộc hành Thổ nên hợp với các màu nâu đất và vàng sẫm.

Bảng màu sắc Phong Thủy “Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ””

Ngoài ra, những người thuộc mệnh này cần tránh màu xanh lá cây (thuộc mệnh Mộc), màu trắng (thuộc mện Kim), màu đen (thuộc mệnh Thủy). Những màu này đều bất lợi cho Bích Thượng Thổ vì thế cần tránh dùng những màu này để không gặp chuyện xui xẻo.

4. Mệnh hợp với Bích Thượng Thổ

Mệnh hợp:

Với mệnh Hỏa:

  • Lư Trung Hỏa: Đây là sự kết hợp cát lợi, đất tường vách thêm lửa sẽ trở nên vững chãi, khô ráo, giúp che chở và bảo vệ con người. Bích Thượng Thổ là phía được cát lợi, còn Lư Trung Hỏa là thứ cát vì hao tổn trong quá trình sinh xuất do Hỏa sinh Thổ.
  • Sơn Đầu Hỏa: Nhiệt độ luôn làm đất đai khô ráo và cứng cáp. Hai mệnh này gặp nhau sẽ mang lại sự giàu sang và hạnh phúc.
  • Tích Lịch Hỏa: Sấm sét có thể khiến cho nhiều nhà bị sụp đổ, gây nguy hiểm khó lường. Dù Hỏa sinh Thổ nhưng cuộc gặp này không mang lại cát lợi.
  • Sơn Hạ Hỏa: Tường nhà cần phải bền vững và kiên cố, gặp nhiệt độ tất khô ráo, vững vàng hơn. Các chi Thân – Dậu là tam hợp với Tý – Sửu. Hai nạp âm này nếu gặp nhau sẽ tạo nên nhiều niềm vui, hạnh phúc và suôn sẻ.
  • Phúc Đăng Hỏa: Hỏa sinh Thổ, tường nhà được ngọn đèn chiếu sáng trở nên đẹp và lung kinh hơn. Vì thế hai mệnh này gặp nhau giúp cuộc sống trở nên vui vẻ và hạnh phúc.
  • Thiên Thượng Hỏa: Vầng Thái dương với nguồn ánh sáng vô tận luôn soi rọi khiến cho đất tường nhà trở nên khô, cứng, bền vững hơn. Cuộc hội ngộ này rất tốt đẹp, mang đến sự thịnh vượng, phát đạt giàu sang.

Với mệnh Thổ:

  • Lộ Bàng Thổ: Đất tường nhà và đất ven đường đi vốn không tương tác nhau. Thực tế, hai mệnh này gặp nhau đóng góp ý kiến để lập trường thêm vững chắc, nên dù chậm trễ nhưng vẫn thành công.
  • Thành Đầu Thổ: Đất trên tường và đất trên thành kết hợp nhau giúp tăng thêm sự kiên cố và vững chắc. Cuộc gặp này tạo nên tình bạn tri âm, tri kỷ.
  • Ốc Thượng Thổ: Đây là sự kết hợp cát lợi vì có sự tương hòa hỗ trợ lẫn nhau. Đất tường nhà cần có ngói che đỡ nên hai mệnh này gặp nhau thường tạo nên đại phú đại quý.
  • Bích Thượng Thổ: Tăng sự kiên cố cho tường nhà, giúp tường nhà trở nên bền vững hơn. Hai mệnh này kết hợp nhau sẽ mang lại sự ổn định, phong thịnh, vẻ vang.
  • Đại Trạch Thổ: Đất tường vách bền vững, kiên cố và khô, đất ở cồn bãi do kiến tạo địa chất mà tạo thành. Giữa cứng rắn và sự trôi nổi có sự khác biệt nhưng khi kết hợp nhau sẽ nên đạo trung dung. Sự phối hợp của hai mệnh này cát lợi, tạo nên một nền tảng ổn định, sang giàu.
  • Sa Trung Thổ: Hai nạp âm này vốn không có sự tương tác nên khi kết hợp chỉ tạo ra tính chất may mắn nhỏ do sự tương hòa của hai hành Thổ.

Với mệnh Kim:

  • Hải Trung Kim: Hai nạp âm này vốn không tương tác nhau, nhưng các can Giáp, Ất, Canh, Tân lại hình khắc nhau nên hai nạp âm này nếu kết hợp lại sẽ gây ra nhiều bất lợi.
  • Kiếm Phong Kim: Dụng cụ được để ở góc tường, những dụng cụ này dùng để gia cố tường vách khi cần sửa chữa. Hai mệnh này thường bổ trợ lợi ích cho nhau khi gặp gỡ.
  • Bạch Lạp Kim: Quá trình luyện kim mà lẫn tạp chất xem như công cốc, nên hai mệnh này không nên nhau.
  • Sa Trung Kim: Về nguyên lý ngũ hành thì Thổ sinh Kim. Nhưng hai nạp âm này lại không tương tác nhau. Thậm chí các địa chi và thiên can lại hình khắc nhau. Vì thế hai mệnh này gặp nhau thường mang đến không khí u buồn, u ám, không lối thoát trong những mối quan hệ.
  • Kim Bạch Kim: Đất tường nhà và kim loại thành khối, hay bạc vàng thỏi không tương tác nhau. Sự kết hợp này mang lại may mắn chút ít do thuộc tính ngũ hành tương sinh.
  • Thoa Xuyến Kim: Đồ trang sức rất kỵ lẫn tạp chất vì vậy nó có thể bị hoen mờ và mất đi giá trị. Sự kết hợp này thường khó trở thành đại sự.

Mệnh khắc:

Với mệnh Mộc:

  • Đại Lâm Mộc: Cây cổ thụ khắc Thổ rất mạnh, đất tường nhà dù cứng, nhưng hai mệnh này gặp nhau thường rất cam go.
  • Dương Liễu Mộc: Mộc khắc Thổ, tường nhà lại quan trọng nhất tính kiên cố, nên Mộc khí gây hại là điều gây nhức nhối. Sự kết hợp này gây ra khung cảnh xám xịt, ảm đạm và nhàu nhĩ.
  • Tùng Bách Mộc: Mộc khắc Thổ, cây tùng, cây bách là cây cổ thụ, uy lực của nó rất mạnh, nên cuộc gặp này thường là mang lại những điều hung hại, khổ đau.
  • Bình Địa Mộc: Các loại cây ở đồng bằng có mức độ khắc Thổ yếu, nhưng tường nhà lại rất kỵ Mộc. Hai mệnh này gặp nhau sẽ khó hòa hợp nhau.
  • Tang Đố Mộc: Gốc cây dâu là dạng cây mềm yếu, nó khắc Thổ rất yếu, đất tường nhà cứng và khô. Hai mệnh này gặp nhau không khác gì oan gia ngõ hẻm.
  • Thạch Lựu Mộc: Mộc khắc Thổ, hai nạp âm này không có sự gặp gỡ, tương tác nhau, khi kết hợp nhau thường không mang lại may mắn do đặc tính xung khắc của hai mệnh này trong ngũ hành.

Với mệnh Thủy:

  • Giản Hạ Thủy: Đất tường nhà và mạch nước ngầm không liên quan nhau vì mạch nước ngầm thường ở sâu trong lòng đất. Hai mệnh này gặp nhau sẽ gặp bất lợi vì Thủy – Thổ hỗn tạp, trong đục không cùng khí chất.
  • Tuyền Trung Thủy: Hai nạp âm này khắc nhau mãnh liệt khiến cả hai đều gặp tổn thất.
  • Trường Lưu Thủy: Thủy Thổ hỗn tạp. Trong tự nhiên hai hành này là một cặp có tính cách đối lập. Nước của sông lớn có thể làm sập tường nhà. Cuộc hội ngộ này dễ dẫn đến thất bại, đắng cay.
  • Thiên Hà Thủy: Nước mưa gặp tường nhà khiến tường nhà bị hư hại. Cuộc hội ngộ này thường mang đến những điều chẳng mấy tốt lành.
  • Đại Khê Thủy: Đất tường nhà và nước suối lớn rất kỵ nhau vì Thủy – Thổ tương khắc nhau, nước suối cần trong và tường nhà cần vững. Sự kết hợp này dễ gây mâu thuẫn và căng thăng triền miên.
  • Đại Hải Thủy: Thổ – Thủy hình khắc nhau, nước biển mênh mông vô tận có thể nhấn chìm tất cả mọi thứ. Sự kết hợp này sẽ mang lại những điều buồn bã, đau thương và tẻ nhạt.

Trên đây là những thông tin về Bích Thượng Thổ là gì? Màu và mệnh hợp với Bích Thượng Thổ. Qua đó sẽ giúp ích cho bạn phần nào đó để mang lại những may mắn trong cuộc sống.

Video liên quan

Chủ đề