Các cơ quan nào gọi là chính quyền địa phương năm 2024

- 33 ngày làm việc của Kỳ họp thứ Tám, QH Khóa XIII đã kết thúc, để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng đồng bào, cử tri cả nước. Với riêng Phó chủ nhiệm, nhìn lại Kỳ họp này, Phó chủ nhiệm có cảm nhận như thế nào?

- Kỳ họp thứ Tám là Kỳ họp có thời gian làm việc dài nhất từ đầu nhiệm kỳ QH Khóa XIII đến nay. Đây cũng là Kỳ họp, QH dành rất nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật nhằm tiếp tục triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013. Tính cả các dự án Luật được QH thảo luận, cho ý kiến lần đầu và các dự án Luật được QH thông qua là 30 – số lượng nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay, trong đó, có những dự luật hết sức quan trọng về thể chế kinh tế, về tổ chức bộ máy nhà nước... Cũng tại Kỳ họp thứ Tám, QH đã thảo luận nhiều vấn đề lớn về phát triển KT - XH năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015; thảo luận về chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông... Đặc biệt, tại Kỳ họp này, QH đã tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của QH về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015. QH cũng đã ban hành Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng.

Có thể nói, khối lượng công việc của QH tại Kỳ họp này là rất lớn, các nội dung được bàn thảo và quyết định tại Kỳ họp đều có ý nghĩa quan trọng, tác động đến sự phát triển lâu dài của đất nước. Cá nhân tôi cho rằng, các ĐBQH đã làm việc nghiêm túc, hết sức trách nhiệm và dân chủ. Điều này đã góp phần làm nên thành công của Kỳ họp thứ Tám.

- Như Phó chủ nhiệm vừa nêu, Kỳ họp này, QH đã xem xét, thông qua Luật Tổ chức QH (sửa đổi), Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Từ các luật và dự án luật này, có thể hình dung như thế nào về tổ chức bộ máy Nhà nước của chúng ta trong thời gian tới, thưa Phó chủ nhiệm?

- Theo Nghị quyết số 718/NQ – UBTVQH13 ban hành kế hoạch tổ chức, triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị quyết số 70/2014/QH13 điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ QH Khóa XIII năm 2014 và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, QH xác định ưu tiên tập trung thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, đặc biệt là việc thể chế hóa, luật hóa những nội dung về tổ chức bộ máy nhà nước, bầu cử, để đáp ứng kịp thời cho hoạt động bầu cử và hoạt động của bộ máy nhà nước trong nhiệm kỳ tới. Đối với các dự Luật về tổ chức bộ máy nhà nước có 3 điểm nhấn:

Thứ nhất, việc bố trí thảo luận một cách gần như đồng thời các luật tổ chức bộ máy nhà nước tạo sự tiếp cận tổng thể cho ĐBQH, tạo thuận lợi hơn cho việc rà soát, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh các luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Thứ hai, các luật tổ chức bộ máy Nhà nước được dự thảo theo hướng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Nhiều chức năng thẩm quyền quy định theo quy trình hành chính nay chuyển sang quy trình nghị viện để bảo đảm tính của dân, do dân, vì dân ở mức độ cao hơn. Ví dụ, việc quyết định thành lập, nhập, chia tách, giải thể những đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước đây được giao cho Chính phủ thì tới đây sẽ giao cho UBTVQH. Cơ chế của dân, do dân, vì dân còn thể hiện ở khía cạnh giám sát việc thực thi quyền lực giữa các cơ quan nhà nước. Theo đó, hoạt động giám sát được thiết kế theo hướng tăng cường, minh bạch hơn, không chỉ có QH giám sát mà còn có giám sát của nhân dân.

Thứ ba, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước phải phân cấp, phân định rõ hơn thẩm quyền giữa Trung ương và địa phương. Việc làm rõ chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền sẽ bảo đảm tính thông suốt, phát huy được sự chủ động, thẩm quyền của từng cấp Trung ương, địa phương, giúp công tác điều hành phát huy hiệu quả hơn. Đến thời điểm này, các Luật Tổ chức QH (sửa đổi), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đã bảo đảm các yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, hai dự án Luật được trình QH cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp này là dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và đặc biệt là dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì còn nhiều vấn đề đặt ra, cần tiếp tục hoàn thiện.

Ở đâu có quyền lực, ở đó phải có sự giám sát và kiểm soát quyền lực

- Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương, có lẽ là một trong những dự luật gây tranh luận nhiều nhất tại Kỳ họp này giữa cơ quan soạn thảo và các ĐBQH khi cơ quan soạn thảo đã thiết kế một phương án không tổ chức HĐND ở quận, phường, thưa Phó chủ nhiệm?

- Theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, tổ chức chính quyền địa phương cần phải đổi mới khá toàn diện. Gốc quy định về chính quyền địa phương là Luật Tổ chức HĐND và UBND và nay là dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương - sự thay đổi không đơn thuần ở tên gọi, mà còn thể hiện một cơ cấu thống nhất, đồng bộ hơn giữa HĐND và UBND. Trong quá trình thảo luận dự án Luật, mặc dù cơ quan soạn thảo vẫn kiên trì đưa ra phương án không tổ chức HĐND ở một số cấp chính quyền nhưng quan điểm của đa số ĐBQH đã rất rõ ràng. Cá nhân tôi cũng tán thành rất cao với ý kiến của đa số ĐBQH tại phiên thảo luận. Theo đó, phương án tổ chức mô hình chính quyền địa phương phải căn cứ theo đúng quy định của Hiến pháp.

Cụ thể, ngay tại Điều 2, Chương I về chế độ chính trị, Hiến pháp khẳng định: Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất thể hiện bản chất của Nhà nước ta. Vì thế, trước hết, nội dung của các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, đặc biệt là luật về tổ chức chính quyền địa phương - cấp chính quyền gần dân nhất càng phải cụ thể hóa được nguyên tắc này.

Điều 8, Hiến pháp cũng quy định: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, có tập trung, nhưng trên hết phải bảo đảm dân chủ. Từ những nguyên tắc trên, Điều 111, Hiến pháp nêu rõ: Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước CHXHCN Việt Nam. Đơn vị hành chính ở địa phương gồm 3 cấp: cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện, quận, thị xã và đơn vị hành chính tương đương và cấp xã, phường, thị trấn. Việc tổ chức chính quyền địa phương 3 cấp hay 2 cấp không cần phải bàn luận nữa, bởi lẽ theo Điều 110, Hiến pháp đã khẳng định đơn vị hành chính của nước CHXHCN Việt Nam gồm 3 cấp. Chính quyền địa phương được tổ chức trên cả 3 cấp đơn vị hành chính.

Tuy nhiên, Tờ trình Chính phủ về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương lại nêu 2 phương án: phương án 1, không tổ chức HĐND ở cấp quận, phường; phương án 2, tổ chức HĐND ở tất cả các cấp chính quyền địa phương. Tại sao lại đề xuất theo hai hướng như vậy? Nếu không tổ chức HĐND thì có đúng với tinh thần Hiến pháp hay không khi mà Hiến pháp đã quy định: Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND? Nghiên cứu cho thấy, ở Điều 111 của Hiến pháp hiện đang có hai cách hiểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất và cũng là cách hiểu của đa số là, cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND. Tức là, chính quyền địa phương ở một cấp cụ thể gồm có HĐND và UBND. Cách hiểu thứ hai, cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, nghĩa là sẽ có mô hình chính quyền địa phương không bao gồm đầy đủ HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với từng địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Tại phiên thảo luận, một số ĐBQH cũng còn hiểu theo cách này.

Tôi cho rằng, cách hiểu thứ nhất của đa số ĐBQH là chính xác. Nếu còn cấn cá giữa chính quyền địa phương và cấp chính quyền địa phương thì có lẽ, phải có sự giải thích thống nhất ngay trong Luật hoặc có Nghị quyết của UBTVQH giải thích rõ khái niệm chính quyền địa phương và cấp chính quyền địa phương. Tôi đề xuất, việc tổ chức mô hình chính quyền địa phương phải được lấy ý kiến rộng rãi, có thể lấy ý kiến của các ĐBQH và ý kiến của nhân dân. Đây là điều hoàn toàn có thể thực hiện được, nhất là QH cũng đang có kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự án Bộ luật Dân sự từ tháng 1 - 3.2015, chúng ta có thể lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương cùng thời điểm với dự án Bộ luật Dân sự sẽ rất khả thi, tiết kiệm.

- Ở đâu có chính quyền địa phương, ở đó phải có HĐND và UBND – điều này đã được Hiến pháp năm 2013 khẳng định và thực tiễn chứng minh là đúng đắn, thưa Phó chủ nhiệm?

- Đúng như vậy. Cụm từ Chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND trong Hiến pháp phải được hiểu là bao trùm tất cả các cấp chính quyền địa phương. Còn cụm từ được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, địa bàn hành chính – kinh tế đặc biệt là để nói về quy mô, biên chế cụ thể, chức năng thẩm quyền của các đơn vị đó, chứ không phải có cấp chính quyền đầy đủ HĐND và UBND, có cấp chính quyền lại chỉ có UBND, không có HĐND. Tổ chức cấp chính quyền gần dân nhất phải luôn bám sát nguyên tắc xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đã là chính quyền của dân thì bộ máy chính quyền đó phải do dân bầu, dân quyết định, dân giám sát bằng việc tự mình lựa chọn người đại diện, lựa chọn người đảm đương các công việc thực thi quyền lực nhà nước và giám sát, kiểm tra, đánh giá được hoạt động của bộ máy đó - nếu thấy xứng đáng, dân tiếp tục tín nhiệm, không xứng đáng thì có cơ chế để thay thế. Có như vậy, bộ máy chính quyền mới thực sự là của dân. Do dân là những hoạt động, định hướng của bộ máy phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng của dân. Vì dân là tất cả hoạt động của bộ máy Nhà nước phải hướng tới mục tiêu mang lại lợi ích cho dân. Muốn vậy, phải có cơ chế đại diện của dân ở đầy đủ các cấp chính quyền, ở Trung ương là QH, ở địa phương là HĐND các cấp.

- Lý lẽ được cơ quan soạn thảo và một số ý kiến kiên trì bỏ HĐND ở một cấp chính quyền cho rằng, sẽ là lãng phí, tốn kém nếu tổ chức đầy đủ HĐND ở tất cả các cấp chính quyền? Phó chủ nhiệm có suy nghĩ như thế nào về việc này?

- Ở đây, với HĐND, câu chuyện không phải là lãng phí, tốn kém. Hãy nhìn ở góc độ này: khi quyền lực không đi liền với sự giám sát, kiểm soát quyền lực có thể dẫn đến thiếu dân chủ, dẫn đến sự tùy tiện và sự hình thành của các nhóm lợi ích, kéo theo đó là các quyết định về KT - XH, sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia, ngân sách địa phương bị sai lệch, không bảo đảm vì lợi ích của đa số người dân. Như vậy, cái nào sẽ lãng phí hơn, tốn kém hơn?

Vấn đề là, phải làm sao tăng được tính hiệu quả, bảo đảm thực quyền của HĐND địa phương.

- Theo Phó chủ nhiệm, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp, dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương cần quy định như thế nào về thiết chế HĐND?

- Theo tôi, cần bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ cho HĐND. Ví dụ việc lựa chọn những người có chức trách, có thẩm quyền chủ trì công việc của bộ máy chính quyền địa phương là cơ chế do HĐND thực hiện theo sự ủy quyền của người dân. HĐND phải có đủ cơ sở, điều kiện bảo đảm để thực hiện nhiệm vụ quyết định phân bổ nguồn lực ngân sách ở địa phương một cách hợp lý, hiệu quả. HĐND cũng phải giám sát được việc sử dụng nguồn lực địa phương, để nguồn lực này không bị chi phối bởi nhóm lợi ích, thất thoát, lãng phí. Vì vậy cần thiết kế, bổ sung quy định về cách thức, điều kiện thực hiện chức năng giám sát của HĐND các cấp. Hiện nay, chúng ta mới có Luật Giám sát của QH, chưa có Luật Giám sát của HĐND. Nên chăng, xây dựng một Luật Giám sát của HĐND? Nếu chưa xây dựng được thì phải quy định những vấn đề cơ bản nhất về hoạt động giám sát của HĐND và đại biểu HĐND ngay trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Chính quyền địa phương là cơ quan gì?

Chính quyền địa phương ở Việt Nam là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước, thực hiện các chức năng quản lý và quyết định các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của địa phương theo quy định của pháp luật, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước.

Có bao nhiêu cấp chính quyền địa phương?

Đơn vị hành chính ở địa phương gồm 3 cấp: cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện, quận, thị xã và đơn vị hành chính tương đương và cấp xã, phường, thị trấn.

Chính quyền địa phương cấp tỉnh là gì?

- Chính quyền địa phương ở tỉnh là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND tỉnh và UBND tỉnh. - Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh: + Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Địa phương có nghĩa là gì?

Địa phương là Vùng, khu vực trong quan hệ với trung ương với cả nước. Là một phần của lãnh thổ quốc gia. Địa phương được chia thành nhiều cấp khác nhau. Địa phương có thể là tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có thể là huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, có thể là xã phường, thị trấn.