Các dạng bài tập Vật lý lớp 8 Chương 1

Bài tập ôn tập môn Vật lý lớp 8 đã được cập nhật. Để làm quen với các dạng bài hay gặp trong đề thi, thử sức với các câu hỏi khó giành điểm 9 – 10 và có chiến lược thời gian làm bài thi phù hợp, các em truy cập link thi Online học kì 2 môn Toán lớp 8 có đáp án

Thi thử ONLINE miễn phí các bài kiểm tra môn Vật lý

  • Đề thi học sinh giỏi huyện môn Vật lý lớp 8 năm 2016 – 2017 huyện Tĩnh Gia
  • Đề thi học sinh giỏi Vật lý lớp 8 – Đề số 2
  • Đề kiểm tra chất lượng môn Vật lý lớp 8 lần 1
Xem toàn màn hình Tải tài liệu

Previous Next

  1. Trang 1
  2. Trang 2

Bài tập ôn tập môn Vật lý lớp 8
×

Previous Next

  1. Trang 1
  2. Trang 2

Tài liệu tổng hợp bài tập Vật Lí lớp 8 được biên soạn với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm chọn lọc từ cơ bản đến nâng cao có lời giải sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Vật Lí 8.

Các dạng bài tập Vật lý lớp 8 Chương 1

1

GIÁO VIÊN: HUỲNH QUỐC KHÁNH | TỔ VẬT LÝ | THCS NGÔ THÌ NHẬM |
| TP. ĐÀ NẴNG | ĐT: 0905.24.09.10 |

TỔNG HỢP
CÔNG THỨC & CÁC DẠNG BÀI TẬP

VẬT LÝ 8 | TẬP 1

1

GIÁO VIÊN: HUỲNH QUỐC KHÁNH
TỔ VẬT LÝ | THCS NGÔ THÌ NHẬM
TP. ĐÀ NẴNG
ĐT: 0905 24 09 10

“ CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 8 ”| NĂM HỌC 2017 - 2018

2

GIÁO VIÊN: HUỲNH QUỐC KHÁNH | TỔ VẬT LÝ | THCS NGÔ THÌ NHẬM |
| TP. ĐÀ NẴNG | ĐT: 0905.24.09.10 |

CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Chuyển động cơ học:
 Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật làm mốc) gọi
là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).


 Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời
gian so với vật khác.
2. Tính tương đối của chuyển động:
 Chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối, vì cùng một vật có thể được
xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.
 Tính tương đối của chuyển động tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.
 Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật
mốc.
3. Các dạng chuyển động thường gặp:
 Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động.
 Tuỳ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động:
chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP:
1. Xác định một vật đứng yên hay chuyển động:
+ Khi nói vật này chuyển động hay đứng yên thì phải nói so với vật (làm mốc)
nào? Vậy muốn biết vật A chuyển động hay đứng yên so với vật B thì ta phải xem xét
vị trí của vật A so với vật B. Nếu:
 Vị trí của vật A so với vật B có thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A chuyển
động so với vật B.
 Vị trí của vật A so với vật B không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A
đứng yên so với vật B.
2. Tính tương đối của chuyển động
+ Để chứng minh chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối thì ta phải chọn
ra ít nhất 3 vật: vật A, vật B và vật C. Sao cho vật A chuyển động so với vật B nhưng
lại đứng yên so với vật C.
2

“ CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 8 ”| NĂM HỌC 2017 - 2018

3

GIÁO VIÊN: HUỲNH QUỐC KHÁNH | TỔ VẬT LÝ | THCS NGÔ THÌ NHẬM |
| TP. ĐÀ NẴNG | ĐT: 0905.24.09.10 |

_____________________________________________________________________
Bài 2: VẬN TỐC
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
1. Vận tốc: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
2. Công thức tính vận tốc: v 
 Trong đó

S
t

S: quãng đường đi được (m) hoặc (km)
t: thời gian để đi hết quãng đường đó (s) hoặc (h)

3. Đơn vị của vận tốc:.
 Đơn vị của vận tốc là m/s hoặc km/h
 Mối liên hệ giữa m/s và km/h là: 1m/s = 3,6 km/h hay 1km/h =

1
m/s.
3,6

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP:
1. Xác định vận tốc, quãng đường hoặc thời gian trong chuyển động:
 Công thức tính vận tốc: v 

S
t

 Tính quãng đường đi được khi biết vận tốc và thời gian: S = v.t
 Tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường đi được: t =

S
v

2. So sánh các chuyển động với nhau:
 Đưa các vận tốc của chuyển động về cùng một đơn vị. Sau đó so sánh các vận
tốc với nhau.
 Đổi đơn vị: 1m/s = 3,6 km/h hay 1km/h =

1
m/s.
3,6

3. Bài toán dạng chuyển động của thuyền khi xuôi dòng hay ngược dòng trên
hai bến sông:
 Khi thuyền xuôi theo dòng nước:
vthuyền khi xuôi dòng = vthuyền + vnước
 Khi thuyền đi ngược dòng nước:
3

vthuyền khi ngược dòng

= vthuyền - vnước

 Khi thuyền đi trên mặt nước yên lặng thì vnước = 0
“ CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 8 ”| NĂM HỌC 2017 - 2018

4

GIÁO VIÊN: HUỲNH QUỐC KHÁNH | TỔ VẬT LÝ | THCS NGÔ THÌ NHẬM |
| TP. ĐÀ NẴNG | ĐT: 0905.24.09.10 |

_____________________________________________________________________
Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
1. Chuyển động đều: Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo
thời gian.
2. Chuyển động không đều: Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo
thời gian.
3. Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều:
 Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường
đựơc tính bằng công thức: vtb =
Trong đó:

S1  S 2  ...  S n
t1  t 2  ...  t n

S1,2,…n: là quãng đường đi được trên đoạn đường thứ 1,2,…n
t1,2…n: thời gian tương ứng lần lượt để đi hết quãng đường đó.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP:
1. Tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều:

vtb =

S1  S 2  ...  S n
t1  t 2  ...  t n

Trong đó S1, S2, . . ., Sn và t1, t2, . . ., tn là những quãng đường và thời gian tương
ứng để đi hết quãng đường đó.
Lưu ý: Trên các quãng đường riêng lẽ thứ 1,2,…n ta dùng công thức : v1, 2...n 

S1, 2...n
t1, 2...n

Từ đó suy ra đại lượng còn thiếu để ráp vào công thức tính vận tốc trung bình.
2. ( Nâng cao) Phương pháp giải bài toán bằng đồ thị:
 Thường chọn gốc toạ độ trùng với điểm xuất phát của một trong hai chuyển
động. chọn trục tung là Ox, trục hoành là Ot.
 Viết phương trình đường đi của mỗi chuyển động có dạng:
x = x0 + S = x0 + v.(t –t0).
4

Trong đó x0 là toạ độ ban đầu của vật
t0 là thời điểm xuất phát – thời điểm được chọn làm mốc.
“ CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 8 ”| NĂM HỌC 2017 - 2018

5

GIÁO VIÊN: HUỲNH QUỐC KHÁNH | TỔ VẬT LÝ | THCS NGÔ THÌ NHẬM |
| TP. ĐÀ NẴNG | ĐT: 0905.24.09.10 |

 Vẽ đồ thị của mỗi chuyển động. dựa vào giao điểm của các đồ thị để tìm thời
điểm và vị trí gặp nhau của các chuyển động.
_____________________________________________________________________
Bài 4: BIỂU DIỄN LỰC
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Tác dụng của lực:
 Lực có thể làm cho vật biến dạng, thay đổi chuyển động (Vận tốc của vật)
2. Biểu diễn lực: Biểu diễn lực bằng 4 yếu tố: Điểm đặt; phương; chiều và độ
lớn:
+ Điểm đặt: Tại điểm mà lực tác dụng lên vật.
+ Phương, chiều: Dựa vào hướng của lực tác dụng vào vật.
+ Độ lớn: Theo tỉ lệ xích cho trước.
3. Ký hiệu; đơn vị:
 Lực là đại lượng vectơ; ký hiệu

; Độ lớn của lực ký hiệu là: F đơn vị: (N)

Trường hợp đặc biệt:
+ Trọng lực:

; độ lớn: P

Lưu ý: Trọng lực: Là lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật có khối luợng là m
(kg)
+ Độ lớn của trọng lực: P = 10.m (N)
+ Trong lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên hướng xuống dưới.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP:
1. Xác định lực tác dụng vào lực qua hình vẽ theo tỉ lệ xích:
 Điểm đặt: Tại điểm lực tác dụng lên vật.
 Phương, chiều: Theo hướng mũi tên biểu diễn của lực.

 Độ lớn: F = (Số ô tỉ lệ độ lớn của lực) nhân (tỉ lệ xích tương ứng). (N)
2. Biểu diễn lực bằng hình vẽ.
 Điểm đặt: Tại điểm lực tác dụng lên vật.
 Phương chiều: Vẽ mũi tên và đường thẳng theo hướng yêu cầu của đề bài.
 Độ lớn: (Lấy độ lớn lực F) chia (tỉ lệ xích) = Số ô tỉ lệ độ lớn của lực.
5

Lưu ý:
+ Trong lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên hướng xuống dưới và có độ
lớn P = 10.m
“ CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 8 ”| NĂM HỌC 2017 - 2018

6

GIÁO VIÊN: HUỲNH QUỐC KHÁNH | TỔ VẬT LÝ | THCS NGÔ THÌ NHẬM |
| TP. ĐÀ NẴNG | ĐT: 0905.24.09.10 |

+ Một vật có khối lượng m luôn chịu tác dụng của trọng lực P.
3* (Nâng cao). Tổng hợp lực:
+ Nếu một vật chịu tác dụng đồng thời cả 2 lực
lực đó bằng một lực duy nhất với độ lớn:

1

2

cùng chiều: F = F1 + F2

1

2

ngược chiều: F = |F1 - F2|

1

2

vuông góc: F = F12  F22

1

2

thì ta có thể thay thế hai

_____________________________________________________________________
Bài 5: HAI LỰC CÂN BẰNG
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
1. Hai lực cân bằng:
 Hai lực cân bằng là hai lực:
+ Điểm đặt: Cùng đặt (tác dụng) vào cùng một vật
+ Phương: cùng nằm trên một đường thẳng
+ Chiều: Ngược chiều nhau
+ Độ lớn: Có độ lớn bằng nhau
2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên cùng một vật: Dưới tác dụng của 2 lực
cân bằng:
+ Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
+ Một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP:
1. Xác định hai lực cân bằng: Để xác định hai lực cân bằng, ta cần xét hai lực
theo 4 yếu tố (Điểm đặt, phương, chiều, và độ lớn) :
 Điểm đặt: Cùng đặt (tác dụng) vào cùng một vật
 Phương: Phương cùng nằm trên một đường thẳng
 Chiều: Ngược chiều nhau
 Độ lớn: Có độ lớn bằng nhau
6

2. Bài toán về vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng:
 Dưới tác dụng của 2 lực cân bằng:
+ Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
“ CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 8 ”| NĂM HỌC 2017 - 2018

7

GIÁO VIÊN: HUỲNH QUỐC KHÁNH | TỔ VẬT LÝ | THCS NGÔ THÌ NHẬM |
| TP. ĐÀ NẴNG | ĐT: 0905.24.09.10 |

+ Một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
 Một vật đang chịu tác dụng của hai lực: Trọng lực = phản lực thì vật đó
đang đứng yên.
 Một vật đang chịu tác dụng của 4 lực:
Trọng lực = phản lực; lực kéo = lực cản (lực ma sát) thì vật đó đang chuyển động
thẳng đều.
3. Bài toán ngược về hai lực cân bằng:
+ Khi đề bài cho một vật đang đứng yên; xác định độ lớn các lực tác dụng lên
vật:

phản lực
căng dây

Vật đang trên bề mặt nằm ngang

Vật đang treo trên một sợi dây

+ Một vật đang chuyển động thẳng đều ta luôn có :
Trọng lực (P = 10.m) = Phản lực F; và Fkéo = Fma sát
_____________________________________________________________________
Bài 6: LỰC MA SÁT – QUÁN TÍNH
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
1. Lực ma sát:
 Lực ma sát trượt sinh ra khi có một vật trượt trên bề mặt của một vật khác.
 Lực ma sát lăn khi có một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
 Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi có lực tác dụng vào một vật nhưng vật đó chưa
chuyển động.

2. Quán tính:

7

 Khi có lực tác dụng; mọi vật không thể đột ngột thay đổi vận tốc vì vật có
quán tính.
 Vật có khối lượng càng lớn thì quán tính của vật càng lớn và ngược lại.

“ CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 8 ”| NĂM HỌC 2017 - 2018

8

GIÁO VIÊN: HUỲNH QUỐC KHÁNH | TỔ VẬT LÝ | THCS NGÔ THÌ NHẬM |
| TP. ĐÀ NẴNG | ĐT: 0905.24.09.10 |

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP:
1. Phân biệt các loại lực ma sát:
 Lực ma sát luôn ngược hướng với hướng chuyển động của vật.
VD: Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường luôn ngược hướng với hướng chuyển
động của xe....
 Lực ma sát lăn áp dụng cho những vật có hình dạng tròn hoặc hình cầu.
VD: Ma sát giữa bánh xe và mặt đường, viên bi lăn trên mặt bàn....
 Lực ma sát nghỉ giữ cho vật đứng yên
VD: Lực ma sát nghỉ giúp xe oto đứng yên trên dốc...
2. Tăng (giảm) lực ma sát:
 Tăng (giảm) diện tích tiếp xúc giữa hai bề mặt.
 Tăng (giảm) độ sần sùi giữa hai bề mặt tiếp xúc.
3. Giải thích các hiện tượng liên quan đến quán tính:
+ Khi có lực tác dụng vào vật (hệ vật), lúc này vật (hệ vật) sẽ chia thành hai

phần: Phần đã thay đổi vận tốc và phần chưa kịp thay đổi vận tốc:
 Phần đã thay đổi vận tốc sẽ chuyển động với vận tốc mới.
 Phần chưa kịp thay đổi vận tốc sẽ tiếp tục chuyển động với vận tốc cũ.
4. So sánh quán tính của các vật:
 Dựa vào mối liên hệ giữa quán tính và khối lượng giữa các vật: Vật có khối
lượng càng lớn thì quán tính của vật càng lớn và ngược lại.
_____________________________________________________________________
Bài 7: ÁP SUẤT
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Áp lực:
 Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
 Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn hay diện tích mặt bị
ép càng nhỏ.
8

2. Áp suất:
 Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

“ CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 8 ”| NĂM HỌC 2017 - 2018

9

GIÁO VIÊN: HUỲNH QUỐC KHÁNH | TỔ VẬT LÝ | THCS NGÔ THÌ NHẬM |
| TP. ĐÀ NẴNG | ĐT: 0905.24.09.10 |

 Công thức tính áp suất: p =
Trong đó:

F

.
S

F : áp lực (N)
S : diện tích mặt bị ép (m2)
p : áp suất (N/m2)

Ngoài N/m2, đơn vị áp suất còn tính theo pa (paxcan):

1 pa = 1 N/m2.

 Để đo áp suất người ta thường dùng áp kế.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP:
1. Xác định áp suất; áp lực; diện tích bị ép:
 Áp suất: p =

F
S

 Áp lực: F = p.S
 Diện tích bị ép: S =

F
p

2. Xác định áp suất đối với một vật có khối lượng m:
 Đối với một vật có khối lượng m (kg); độ lớn áp lực F chính là trọng lực tác
dụng lên vật: P = 10.m
Khi đó áp suất: p =

P
10.m
=
S
S

Lưu ý:
 Đối với những vật có nhiều điểm tiếp xúc với bề mặt bị ép (VD: con người; bàn;
ghế…) thì diện tích bị ép S bằng tổng các diện tích tiếp xúc.
 Đối với hệ vật chồng lên nhau thì khối lượng m bằng tổng khối lượng các vật
đó.
_____________________________________________________________________
Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
1. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng:
9

 Do có trọng lượng mà chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình,
thành bình và các vật ở trong lòng nó.
2. Công thức tính áp suất chất lỏng:
 Công thức:

p = d.h

“ CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 8 ”| NĂM HỌC 2017 - 2018

10

GIÁO VIÊN: HUỲNH QUỐC KHÁNH | TỔ VẬT LÝ | THCS NGÔ THÌ NHẬM |

| TP. ĐÀ NẴNG | ĐT: 0905.24.09.10 |

Trong đó

h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)
d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

3. Bình thông nhau:
 Bình thông nhau là một bình có hai nhánh nối thông đáy với nhau.
 Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của
chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao.
 Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại các điểm
ở trên cùng mặt phẳng ngang đều bằng nhau.

 Công thức máy ép dùng chất lỏng:

Trong đó:

F S

f
s

F: Độ lớn áp lực lên pittong lớn (N)
f : Độ lớn áp lực lên pittong nhỏ (N)
S: Diện tích bề mặt pittong lớn (m2)
s: Diện tích bề mặt pittong nhỏ (m2)

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP:
1. Xác định áp suất; trọng lượng riêng của chất lỏng; độ cao h (so với mặt

thoáng chất lỏng):
 Áp suất

: p = d.h

 Trọng lượng riêng của chất lỏng

: d=

p
h

 Độ cao h (so với mặt thoáng chất lỏng)

:h=

p
d

Ngoài ra: để tính trọng lượng riêng của chất lỏng ta có thể tính bằng các công thức sau:
d=

P 10.m
=
= 10. D
V
V

Với: m: khối lượng chất lỏng (kg)
P: Trọng lượng của chất lỏng (N)

10

D: Khối lượng riêng của chất lỏng (kg/ m3)
2. So sánh áp suất chất lỏng tại một số điểm:

“ CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 8 ”| NĂM HỌC 2017 - 2018

11

GIÁO VIÊN: HUỲNH QUỐC KHÁNH | TỔ VẬT LÝ | THCS NGÔ THÌ NHẬM |
| TP. ĐÀ NẴNG | ĐT: 0905.24.09.10 |

 Trong cùng một môi trường chất lỏng (d không đổi); điểm nào ở cách mặt
thoáng chất lỏng xa hơn thì áp suất chất lỏng tại điểm đó lớn hơn và ngược lại.
3. Bài toán về bình thông nhau:
 Công thức máy ép dùng chất lỏng:

Trong đó:

F S

f
s

F: Độ lớn áp lực lên pittong lớn (N)
f : Độ lớn áp lực lên pittong nhỏ (N)
S: Diện tích bề mặt pittong lớn (m2)
s: Diện tích bề mặt pittong nhỏ (m2)

_____________________________________________________________________
Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
1. Sự tồn tại của áp suất khí quyển:
 Do không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều
chịu áp suất của lớp không khí bao bọc xung quanh Trái Đất.
 Áp suất này tác dụng theo mọi phương và được gọi là áp suất khí quyển.
2. Độ lớn của áp suất khí quyển:
 Độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tô-ri-xeli.
 Đơn vị đo áp suất khí quyển thường dùng là mmHg: 1 mmHg = 136 N/m2
Chú ý: Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1 mmHg.
3. Các tính chất của áp suất khí quyển:
 Phụ thuộc vào độ cao: Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm (Do trọng
lượng riêng của không khí càng giảm)
 Áp suất khí quyển tại một nơi thay đổi theo thời gian.
 Xét một điểm trong không khí chịu nhiều tác dụng của các áp suất khác nhau thì
áp suất tại điểm đó sẽ được tính bằng tổng các áp suất thành phần tác dụng lên điểm
đó: p = p1 + p2 + p3 +…
11

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP:
1. Xác định áp suất khí quyển tại một điểm theo độ cao mực chất lỏng trong
ống Tô – ri – xe – li:
“ CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 8 ”| NĂM HỌC 2017 - 2018

12

GIÁO VIÊN: HUỲNH QUỐC KHÁNH | TỔ VẬT LÝ | THCS NGÔ THÌ NHẬM |
| TP. ĐÀ NẴNG | ĐT: 0905.24.09.10 |

 Xác định áp suất khí quyển tại một điểm: p = d.h Với: d là trọng lượng riêng
của thủy ngân; h là độ cao của cột thủy ngân trong ống Tô – ri – xe – li (tính bằng
mmHg)
 Lưu ý: 1 mmHg = 136 N/m2
2. So sánh áp suất khí quyển tại nhiều điểm khác nhau:
 Càng lên cao, áp suất khí quyển càng giảm (do trọng lượng của không khí khi
lên cao thì giảm dần) và ngược lại.
3. (Nâng cao)Tổng áp suất tại một điểm trong chất lỏng:
 Khi đề bài yêu cầu xác định tổng áp suất tại một điểm trong chất lỏng (có trọng
lượng riêng là d), có độ cao h (so với mặt thoáng) và chịu tác dụng của áp suất khí
quyển là pkhí quyển thì áp suất tại điểm đó bằng:
p = pkhí quyển + pchất lỏng = pkhí quyển + d.h
Lưu ý: Ta không dung công thức p = d.h để tính áp suất khí quyển vì:
 Không thể xác định được độ cao của cột không khí là h.
 Càng lên cao, trọng lượng không khí giảm dần, do vậy d sẽ giảm dần theo độ
cao.
_____________________________________________________________________
Bài 11: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
1. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó:
 Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có
độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy
Ác-si-mét.
2. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét:
 Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA= d.V
Trong đó d: là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
Lưu ý: Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ có thể hiểu là phần thể tích của vật
đang chìm trong chất lỏng.

12

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP:
1. Giải thích các hiện tượng liên quan đến lực đẩy Ác-si-mét:
“ CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 8 ”| NĂM HỌC 2017 - 2018

13

GIÁO VIÊN: HUỲNH QUỐC KHÁNH | TỔ VẬT LÝ | THCS NGÔ THÌ NHẬM |
| TP. ĐÀ NẴNG | ĐT: 0905.24.09.10 |

+ Khi nhúng một vật có khối lượng m vào chất lỏng sẽ có 2 lực tác dụng vào
vật:
 Trọng lực P = 10.m thẳng đứng hướng xuống dưới.
 Lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V thẳng đứng hướng lên trên.
Lưu ý: Lực đẩy Ác-si-mét không phụ thuộc vào chất cấu tạo nên vật
2. Xác định độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét; trọng lượng riêng và phần thể
tích của vật phần chìm trong chất lỏng:
 Lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V
 Phần thể tích của vật chìm trong chất lỏng: V =

FA
d

Lưu ý: Khi nhúng vật nặng vào bình đựng đầy chất lỏng; thể tích nước trong bình tràn
ra chính là phần thể tích của vật chìm trong chất lỏng.
 Trọng lượng riêng của chất lỏng: d =

FA

V

3. Bài toán: Treo vật bằng lực kế ngoài không khí sau đó (giữ nguyên lực
kế) và nhúng vật vào chất lỏng. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật:
 Khi treo vật vật ngoài không khí , lực kế chỉ trọng lượng của vật là P1
 Giữ nguyên lực kế và nhúng vật vào chất lỏng, lúc này lực kế chỉ trọng
lượng của vật là P2
 Lực đẩy Ác-si-mét lúc này là: FA = P1 – P2
 Từ đấy có thể suy ra những đại lượng liên quan (d, V) theo công thức của
lực đẩy Ác-si-mét.
4. Bài toán: Ban đầu thả một vật chìm trong chất lỏng với phần thể tích V1
thì lực đẩy Ác-si-mét là F1A; sau đó thả toàn bộ thể tích V vào trong chất lỏng thì
lực đẩy Ác-si-mét là FA . Tìm FA hoặc F1A
 Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên phần thể tích V1 của vật chìm trong chất
lỏng: F1A = d.V1
(1)
 Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên phần thể tích V1 của vật chìm trong chất
lỏng: FA = d.V
(2)
 Chia (1) và (2) và rút gọn d ta được:

13

V1
F1 A
=
V
FA
 Từ đó suy ra các đại lượng cần tìm.
“ CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 8 ”| NĂM HỌC 2017 - 2018

14

GIÁO VIÊN: HUỲNH QUỐC KHÁNH | TỔ VẬT LÝ | THCS NGÔ THÌ NHẬM |
| TP. ĐÀ NẴNG | ĐT: 0905.24.09.10 |

5. Bài toán: Ban đầu thả một vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng có trọng
lượng riêng d1 thì lực đẩy Ác-si-mét là F1A; sau đó thả vật đó chìm hoàn toàn
trong chất lỏng có trọng lượng riêng d2 thì lực đẩy Ác-si-mét là F2A . Tìm F1A hoặc
F2A
 Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên phần thể tích V1 của vật chìm trong chất
lỏng: F1A = d1.V
(1)
 Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên phần thể tích V1 của vật chìm trong chất
lỏng: FA = d2.V
(2)
 Chia (1) và (2) và rút gọn V ta được:

d1
F1 A
=
d
F2 A
 Từ đó suy ra các đại lượng cần tìm.
_____________________________________________________________________
Bài 12: SỰ NỔI
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
1. Khi nào vật chìm, khi nào vật nổi?
+ Gọi P là trọng lượng của vật, FA là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi vật

ngập hoàn toàn trong chất lỏng.
 Vật chìm xuống khi:

P > FA

 Vật nổi lên khi:

P < FA

 Vật lơ lửng trong chất lỏng:

P = FA

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP:
1 . Giải thích các hiện tượng liên quan đến sự nổi của chất lỏng:
+ Gọi P là trọng lượng của vật, F là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi vật
ngập hoàn toàn trong chất lỏng.
 Vật chìm xuống khi:

P > FA hoặc dvật > dchất lỏng

 Vật nổi lên khi:

P < FA hoặc dvật < dchất lỏng

 Vật lơ lửng trong chất lỏng:

P = FA hoặc dvật = dchất lỏng

2. Điều kiện để vật nổi lơ lửng trong chất lỏng:

14

 Để vật nổi lơ lửng trong chất lỏng thì: P = FA
3. Mối quan hệ giữa sự nổi và trọng lượng riêng của vật:
“ CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 8 ”| NĂM HỌC 2017 - 2018

15

GIÁO VIÊN: HUỲNH QUỐC KHÁNH | TỔ VẬT LÝ | THCS NGÔ THÌ NHẬM |
| TP. ĐÀ NẴNG | ĐT: 0905.24.09.10 |

 Vật càng nhẹ, càng dễ nổi và ngược lại.
Giải thích: Vật nhẹ thì khối lượng m nhỏ; suy ra trọng lượng P =10.m nhỏ.
 Đối với cùng một vật; thả vào chất lỏng có trọng lượng riêng càng lớn thì
vật càng dễ nổi.
Giải thích: Chất lỏng có trọng lượng riêng d lớn thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật
FA = d.V lớn.
4. Bài toán cho một vật có khối lượng m đang nổi lơ lửng trong chất lỏng.
Tìm thể tích của vật:
 Khi vật lơ lửng trong chất lỏng, lúc này lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên
vật bằng trọng lượng của vật: FA = P = 10.m
 Mà: FA = dchất lỏng .Vvật
Từ đó suy ra thể tích của vật. (Thể tích của vật đang nổi lơ lửng trong chất
lỏng cũng chính là thể tích của vật)
_____________________________________________________________________

15

“ CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 8 ”| NĂM HỌC 2017 - 2018