Cách chữa buồn nôn khi uống thuốc

HÓA TRỊ GÂY BUỒN NÔN VÀ NÔN MỬA – 6 ĐIỀU CẦN BIẾT

Giới thiệu

Các chuyên gia ung thư sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc sẽ phải biết cách kiểm soát các tác dụng phụ liên quan đến hóa trị liệu như buồn nôn và nôn mửa mà người bệnh gặp phải. Buồn nôn là cảm giác khó chịu nôn nao muốn nôn mửa. Đối với một số người, buồn nôn còn tệ hơn nôn mửa. Một số bệnh nhân đã mô tả hiện tượng này mang lại cảm giác khó chịu trong dạ dày, tương tự như say sóng hay say tàu xe, cùng với cảm giác đầy bụng, ợ nóng hoặc đau dạ dày. Các bệnh nhân khác có thể bị nôn ọe hoặc nôn mửa khan kể cả khi họ không ăn uống gì.

Các loại thuốc hóa trị được phân loại theo tần suất nôn mửa từ cao (> 90%), trung bình (30-90%), đến thấp (10-30%) hoặc nguy cơ nôn mửa ở mức tối thiểu (<10%). Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng gây ra tác dụng phụ buồn nôn hay nôn mửa bao gồm liều lượng thuốc được sử dụng và các yếu tố của tình trạng bệnh nhân.

Ví dụ như Cisplatin được phân loại là một loại thuốc gây nôn mửa cao. Đây là một dược phẩm hóa trị phổ biến dùng trong điều trị các bệnh ung thư như ung thư phổi tế bào không nhỏ, ung thư buồng trứng, ung thư tế bào mầm tinh hoàn, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư cổ tử cung, ung thư xương, ung thư đầu và cổ, ung thư bàng quang và các bệnh ung thư khác. Với liều lượng thích hợp, loại thuốc này cần sử dụng kèm với các loại thuốc tiền sử dụng để tránh buồn nôn và ói mửa – những một vấn đề khiến việc sử dụng Cisplatin bị hạn chế.

6 điều cần biết

1. Phân loại-

Không phải tất cả các triệu chứng buồn nôn và nôn mửa đều giống nhau. Nôn mửa ngay từ lúc bắt đầu, bị trì hoãn hoặc theo dự đoán liên quan đến các cơ chế nền tảng khác nhau và hoạt động của các loại thuốc.

Phân loại

  • Cấp tính (0-24 giờ sau khi hóa trị)
  • Trì hoãn (24-120 giờ sau khi hóa trị)
  • Dự đoán (trước khi hóa trị)

2. Cơ chế buồn nôn và nôn mửa

Cơ chế trung tâm

Khu vực kích hoạt chemoreceptor (CTZ) là một phần của não bộ liên quan đến việc cảm nhận các loại thuốc, dược phẩm và hormone. Do kết nối của khu vực kích hoạt này với trung tâm gây nôn, các loại thuốc tác động lên các chất trung gian hóa học (chất dẫn truyền thần kinh) tại đây sẽ kích thích cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa. Các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan bao gồm dopamine, histamin (thụ thể H1), chất P (receptor NK-1), acetylcholine và serotonin (thụ thể 5 HT3).

Cơ chế ngoại vi

Các tác nhân hóa trị có thể gây kích ứng dạ dày hoặc niêm mạc dạ dày ruột dẫn đến phát hành các dẫn truyền thần kinh. Sau đó, chúng có thể gửi tín hiệu đến trung tâm gây nôn trong não bộ. Bệnh nhân có thể bị chứng ợ nóng hoặc cảm giác nôn nao khó chịu.

Cơ chế kết hợp

Một số loại thuốc gây tác động thông qua cả hệ thống trung tâm và ngoại vi để gây buồn nôn và ói mửa.

3. Trong việc kiểm soát các tác dụng phụ buồn nôn và nôn mửa liên quan đến hóa trị liệu, phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh

Câu ngạn ngữ “Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh” đặc biệt rất phù hợp với hiện tượng nôn mửa và buồn nôn sau khi hóa trị. Nhiều bệnh nhân cho biết cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện ngay từ lúc họ liên tưởng đến lần điều trị hóa trị tiếp theo. Điều này được gọi là nôn mửa dự đoán. Tại Trung tâm Ung thư OncoCare Singapore, các bác sĩ và y tá của chúng tôi nhận thức được lo ngại này của bệnh nhân và ngăn chặn hiện tượng này ngay từ ban đầu tùy thuộc vào tầm quan trọng của hóa trị liệu được lên kế hoạch. Chúng tôi làm việc với các bệnh nhân để kiểm soát phản ứng phụ quan trọng này trong điều trị hóa trị.

4. Các loại thuốc hoặc dược phẩm chống nôn

Những loại thuốc này được gọi là thuốc chống buồn nôn hoặc thuốc chống nôn mửa (thuốc nôn).

Một số loại thuốc thông thường được sử dụng được liệt kê dưới đây:

Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT3

  • Ondansetron (Zofran)
  • Granisetron (Kytril)
  • Palonosetron (Aloxi)

Corticosteroids

Thuốc đối kháng thụ thể NK1

Thuốc đối kháng thụ thể Dopamine

  • Prochlorperazine
  • Metoclopramide

Benzodiazepines

  • Lorazepam (Ativan) (loại thuốc này đôi khi được đưa vào dưới lưỡi cho bệnh nhân để họ không nôn ra nó)

Sự kết hợp của các loại thuốc có thể được sử dụng để ngăn ngừa nôn mửa cấp tính và nôn mửa trì hoãn.

Thuốc cũng có thể được dùng để giảm axit trong dạ dày, có thể bao gồm famotidine, omeprazole hoặc các loại thuốc tương tự.

5. Kiểm soát thuốc chống buồn nôn và nôn mửa

Các biện pháp chung

  • Uống nhiều nước. Nếu bệnh nhân không thể sử dụng các thực phẩm khác, cân nhắc việc dùng súp hoặc nước trái cây để cung cấp lượng calo cần thiết giúp bệnh nhân không quá mệt mỏi.
  • Ăn một lượng nhỏ thức ăn trong ngày.
  • Tránh các bữa ăn khó tiêu, nhiều chất béo và dầu mỡ ngay trước khi hóa trị.
  • Đừng để quá đói rồi mới ăn.
  • Một số loại thực phẩm mà người bệnh thường ưa thích, do khẩu vị bị thay đổi nên người bệnh không còn có thể tiêu thụ được nó, vì vậy hãy chú ý và đừng ép người bệnh ăn thức ăn họ từng rất thích ăn.
  • Nước đá hoặc kem có thể là một giải pháp hữu ích để bổ sung chất lỏng

6. Các nguyên nhân khác gây buồn nôn và ói mửa ở bệnh nhân ung thư

Một bệnh nhân ung thư vừa trải qua hóa trị bị nôn mửa, không có nghĩa là tất cả các trường hợp buồn nôn và nôn mửa đều liên quan đến hóa trị. Đã có nhiều tình huống trong đó các biến chứng liên quan đến ung thư là nguyên nhân của nôn mửa. Những tình huống này có thể phát sinh từ:

  • tắc nghẽn dạ dày hoặc ruột (chẳng hạn như ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy),
  • di căn não (có thể phổ biến trong ung thư phổi, ung thư vú và khối u ác tính) với sự gia tăng áp lực nội sọ (áp lực trong hệ thống não),
  • nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu), nhiễm trùng đường tiểu, và
  • các loại thuốc không hóa trị khác hoặc các nguyên nhân gây nôn khác.

Bác sĩ báo động ung thư hoặc bác sĩ chuyên khoa ung thư nên biết để đánh giá chính xác những tình huống này.

7. Giải pháp cuối cùng – truyền nước muối

Trong trường hợp bệnh nhân thực sự mệt mỏi và không thể uống hay ăn được bất kỳ thứ gì vì tác dụng phụ của hóa trị hoặc các loại thuốc khác dùng để điều trị ung thư, truyền nước muối tĩnh mạch có thể bổ sung chất lỏng bị mất, kèm theo cả muối và đường. Ở Singapore, bệnh nhân thường dễ dàng tiếp cận với bác sĩ chuyên khoa ung thư của họ để được truyền muối tĩnh mạch. Tại phòng khám ung thư tư nhân của chúng tôi, Trung tâm Ung thư OncoCare, Singapore, việc này có thể được thực hiện trong môi trường ngoại trú. Khi bệnh nhân được truyền nước muối qua đường tĩnh mạch, họ sẽ thoát khỏi nỗi sợ uống và nôn mửa. Một số loại thuốc cũng có thể được tiêm vào tĩnh mạch để bệnh nhân không cần lo lắng về việc dùng thuốc chống nôn cũng như nguy cơ thuốc chống nôn bị nôn ngược ra ngoài. Đây là giải pháp cuối cùng khả thi để bệnh nhân yên tâm thực hiện hóa trị cần thiết cho bệnh ung thư của họ.

Tác giả:

Bác sĩ Peter Ang
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS (Singapore)
Thạc sĩ Y khoa/MMed (Nội Khoa)
Thành viên Royal College of Physicians/MRCP (Vương quốc Anh)
Chuyên khoa Học viên Y khoa Singapore/FAMS (Ung thư Y khoa)

Trả lời:

Những người uống thuốc sắc Đông y không quen, đặc biệt là trẻ nhỏ thường có cảm giác buồn nôn, thậm chí có thể nôn ngay lập tức. Để hạn chế điều này, bạn phải giữ cho con bình tĩnh, thư giãn thần kinh, không nóng vội, chú ý độ ấm của thuốc và cách uống trước hay sau bữa ăn. Bạn nên cho trẻ uống một ngụm nhỏ, ngậm trong miệng một lát để tạo cảm giác thích ứng rồi mới từ từ nuốt xuống họng. Khi trẻ uống hết, bạn nên dùng một chút nước ấm tráng miệng.

Quảng cáo

Bạn có thể dùng kẹo ngậm hoặc si rô trị ho từ thảo dược với hiệu quả tương đương thuốc Tây nhưng lại lành tính như vị thuốc Đông y.

Quảng cáo

Do bệnh nhi còn nhỏ nên bạn có thể hòa thêm vào bát thuốc một ít nước gừng tươi có thể chống nôn và buồn nôn ở một mức độ nhất định hoặc hòa một ít mật ong để trẻ không cảm thấy lợ miệng. Ngoài ra, bạn có thể dùng kẹo ngậm hoặc si rô trị ho từ thảo dược với hiệu quả tương đương thuốc Tây nhưng lại lành tính như vị thuốc Đông y. Bạn nên chọn loại kẹo thảo dược được chiết xuất gồm bốn thành phần thảo dược là tần, gừng, tràm, bạc hà vì đó là những vị thuốc cắt cơn ho nhanh chóng, bảo vệ cổ họng lâu dài, kháng khuẩn, tiêu viêm, nâng sức đề kháng và còn do có thêm vị bạc hà the mát thu hút khẩu vị trẻ.

Báo điện tử VnExpress cùng nhãn hàng Eugica (Công ty Mega We Care) phối hợp tổ chức chuyên mục "Điều trị ho bằng thảo dược". Eugica là sản phẩm trị ho được chiết xuất từ 4 loại thảo dược thiên nhiên gồm tần, khuynh diệp, bạc hà và gừng. Độc giả có thể chia sẻ kinh nghiệm, đặt các câu hỏi dành cho bác sĩ chuyên môn về cách điều trị ho bằng thảo dược cho gia đình tại .

Các câu hỏi liên quan đến bệnh lý về ho và cách điều trị hiệu quả với thảo dược sẽ được Thạc sĩ, bác sĩ Âu Thanh Tùng - Trưởng phân khoa Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược tư vấn và trả lời.

Bác sĩ Âu Thanh Tùng
Trưởng phân khoa Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược

Video liên quan

Chủ đề