Cách ghi chép số gia phả

Download Mẫu gia phả dòng họ - Mẫu sơ đồ gia phả đẹp

Hiện nay có nhiều mẫu gia phả dòng họ được thiết kế đẹp mắt, đáp ứng nhu cầu của nhiều gia đình, dòng tộc khi viết gia phả cho dòng họ. Các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Taimienphi.vn để chọn được mẫu quyển gia phả đẹp nhất cho dòng họ của mình.

Một mẫu gia phả dòng họ hoàn chỉnh, đẹp mắt như cuốn sách nói về dòng họ trải qua nhiều đời khác nhau giúp cho chúng ta, nhất là thế hệ con cháu hiểu và biết về nguồn gốc tổ tiên của mình, biết nhiều thông tin văn hóa, phong tục tập quán của gia đình. Gia phả là thứ thiêng liêng nên việc thiết kế tinh tế, đẹp mắt là rất cần thiết. Với các mẫu gia phải dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn mẫu phù hợp.

Cách ghi chép số gia phả

Mẫu gia phả bằng word được sử dụng phổ biến

1. Gia phả là gì?

Gia phả có tên gọi khác là gia phổ, Tông Chi Phả. Đây là bản lưu trữ doanh nhân, con cháu có trong dòng họ lớn hoặc chia thành những chi tộc nhỏ với các thông tin chi tiết và cụ thể bao gồm họ tên, tuổi tác, ngày giỗ, phần mộ của gia đình, dòng họ ...

Có thể nói, gia phả giống như cuốn sách biên chép lịch sử của gia đình, dòng họ nói về các thế hệ tổ tiên, ông bà, bố mẹ, con cháu .... Thông qua gia phả, mọi người sẽ biết được cội nguồn, vai vế, quan hệ thuyết thống ...

Nội dung hoản chỉnh trong gia phả gồm có:

- Chính phả: gồm có phả đồ, phả hệ, phả ký
- Ngoại phả: Ghi nhà thờ tổ, văn khấn, việc cúng bái, ghi khu mộ.
- Phụ khảo: Viết địa chỉ xóm ấp, đình miếu, bến đò ...

Ý nghĩa của gia phả

Không chỉ là sợi sây liên lạc vô hình giữa các thành viên trong một dòng họ, biết tổ tiên, họ hàng của mình để tránh người trong cùng họ hàng lấy nhau, tránh được các điều đáng tiếc có thể xảy ra trong dòng họ mà cuốn gia phả còn giúp các thành viên trong dòng họ biết được mồ mả của tổ tiên, ông bà ..., từ đó tỏ lòng tư hào và biết ơn đến tổ tiên bằng viêc cúng lễ, nhang khói, sửa sang lại mộ hàng năm.

2. Các mẫu gia phả dòng hạ đẹp

Gia phả là thứ cần thiết và thiêng liêng trong mỗi dòng họ nên khi dựng phả cần nghiêm túc. Để thiết kế mẫu gia phả dòng họ đẹp, các bạn có thể xem những mẫu sử dụng phổ biến trên đây. Chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy ưng ý với các mẫu này.

Hiện nay, nhiều phần mềm quản lý gia phả đã ra đời nhằm giúp cho các gia đình và dòng họ quản lý gia phả dễ dàng hơn, một số phần mềm quản lý gia phả tốt nhất hiện nay như AKB, quản lý gia phả gia tộc 4.6, My Heritage family Tree ....

Chào các bạn, hôm nay Gia phả Dòng Tộc xin giới thiệu đến cho các bạn tham khảo sơ qua

Xem thêm

Gia Phả Dòng Tộc cảm ơn sự quan tâm và tin tưởng của quý khách hàng trong thời gian qua,

Xem thêm

Trong quá trình giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong quá trình dựng gia phả, chúng tôi đã có dịp

Xem thêm

Gia Phả Dòng Tộc trân trọng giới thiệu mẫu sơ đồ Gia Phả họ Nguyễn tại Nam Định mà chúng

Xem thêm

Gia Phả Dòng Tộc xin trích đăng một số hình ảnh hoàn thành về cuốn Gia Phả của họ Trần tại Đức Trọng,

Xem thêm

Trong lịch sử văn hóa của dòng họ và gia đình ở Việt Nam, Gia phả được coi như một di sản

Xem thêm

Việc làm ra một sơ đồ dòng họ – còn gọi là phả đồ thì cần có sự chuẩn bị về cách ghi chép, phương pháp trình bày để mình dễ hiểu và người thiết kế cũng hiểu để dễ dàng thiết kế gia phả.

Trước hết, Gia Phả Dòng Tộc xin giới thiệu 1 bản ghi chép thực tế từ khách hàng Như vậy, chỉ cần 1 quyển tập nhỏ là bạn có thể ghi chép thông tin sơ lượt và bạn có thể rút ra quy luật trình bày như sau:

Ví dụ

Đời 1 gồm ông A + bà B (vợ) sinh ra

Viết tiếp:

Đời 2: Ông C + Bà VC sinh ra:

Bà D (có thể viết thông tin chồng, con hay không tùy theo quan điểm)

Ông E + Bà VE sinh ra

Đời 3:

Chúng ta viết theo thứ tự Ông C1, C2, C3, bà C4, Ông E1, Ông E2 với thông tin vợ hoặc chồng kèm theo như cách trình bày như trên

Sau khi viết tay ra giấy tập, bạn có thể đánh máy hoặc nhờ người thân đánh máy lại trên file Word rồi gửi vào email.

Chúng tôi sẽ giúp bạn thiết kế sơ đồ hoàn chỉnh và chính xác nhất vì có file Word, chúng tôi sẽ copy và thiết kế đúng như bạn gửi, tránh mất thời gian hỏi và xác nhận lại.

 Gia phả là một từ Hán Việt, trong đó Gia có nghĩa là gia đình, gia tộc, họ tộc; Phả (còn có âm là Phổ) là cuốn sách biên chép con người,  sự việc theo thứ tự, hệ thống. Gia phả (hay gia phổ) là cuốn sách ghi chép lại lịch sử các thế hệ của một gia đình hay họ tộc.

Gia phả là một từ Hán Việt, trong đó Gia có nghĩa là gia đình, gia tộc, họ tộc; Phả (còn có âm là Phổ) là cuốn sách biên chép con người,  sự việc theo thứ tự, hệ thống.  Người ta có một trong những cách định nghĩa:

Gia phả (hay gia phổ) là cuốn sách ghi chép lại lịch sử các thế hệ của một gia đình hay họ tộc.

Tùy quy mô và cách viết, Gia phả còn được gọi là Tộc phả (Tộc phổ), Phả ký, Phả chí, Phả hệ, Phả truyền. Các nhà tông thất còn gọi gia phả của vương triều, dòng tộc mình là Ngọc phả, Thế phả.

Ở các đền miếu, đình làng cũng có các sách chép về lịch sử ra đời của công trình cũng như sự tích, truyền thuyết các Thần, Thánh, Thành hoàng được thờ phụng. Sách đó gọi là Thần phả, Thánh phả.

Căn cứ vào nội dung hoặc cấu trúc trình bày, người ta chia bản gia phả thành các phần viết khác nhau.

Xét về nội dung, khi thiết kế gia phả dù viết giản đơn hay viết chi tiết thường được chia làm 3 bộ phận: lời nói đầu (lời tựa), chính văn gia phả và những nội dung viết thêm.

Lời nói đầu (hay lời tựa) nêu lên ý nghĩa của gia phả đối với họ tộc; giới thiệu nguồn gốc và những truyền thống tốt đẹp vốn có của dòng tộc; về quá trình sưu tầm, khảo cứu, chắp nối và biên tập phả; phương pháp trình bày, hướng dẫn người đọc để tiếp cận và hiểu một cách dễ dàng. Một số bản phả còn ghi lại những lời nhận xét, đánh giá của những người có uy tín, có ảnh hưởng cao trong họ tộc, trong xã hội đối với bản phả.

Chính văn gia phả : Đây là phần chủ yếu của một bản phả, trong đó trình bày rõ  thân thế, sự nghiệp, thế thứ của các thành viên trong họ tộc, có sơ đồ biểu thị để dễ dàng theo dõi.

 Đối với bản thân mỗi người, phả ghi đầy đủ tên húy,  tên tự, tên hiệu và các danh xưng khác (nếu có); ngày tháng năm sinh (nếu có thể thì ghi cả giờ sinh); là con ai, con thứ mấy trong gia đình; công việc, sự nghiệp, phẩm chất, tính cách hoặc những đặc điểm nổi bật của từng người. Những người có vị trí quan trọng có nhiều cống hiến, đóng góp cho dòng tộc, quê hương, đất nước thì ghi tỉ mỉ, chi tiết, với mục đích làn tấm gương cho các thế hệ sau học tập. Phần ghi vợ (hoặc chồng) cũng được ghi đầy đủ những nội dung trên (trong các phả cũ, người có nhiều vợ được ghi đầy đủ chính thất, thứ thất, kế thất…), sinh hạ mấy con, tên từng con. Người đã mất thì ghi rõ ngày tháng năm mất, thụy hiệu, nguyên nhân từ trần, tang lễ,  nơi chôn cất, cải táng, di táng…

Nếu có điều kiện thì in kèm ảnh chân dung của từng người cho sinh động. Người quá cố không lưu giữ được ảnh chân dung thì có thể in ảnh mộ chí.

Nội dung viết thêm (có tài liệu gọi là phần ngoại phả hay phụ khảo): viết về các vấn đề ngoài phả hệ như: nhà thờ Tổ, việc hưng công xây dựng, cung tiến của các cá nhân, gia đình; việc thờ cúng, giỗ Tổ, văn tế Tổ, Tộc ước, các câu đối, áng văn thơ tiêu biểu; đặc điểm xóm làng quê hương họ tộc; mối quan hệ với các họ tộc khác ở địa phương…

Xét về cách thức trình bày, một bản gia phả được chia làm 3 thành phần: Phả ký, phả hệ và phả đồ.

Phả ký:  Là tất cả những phần ghi chép nội dung của bản phả, cả lời tựa, chính văn và phần viết thêm. Đây là phần quan trọng, khi đọc sẽ thể hiện tinh thần chủ yếu của bản phả.

Phả hệ là việc trình bày quan hệ thế thứ của các thành viên trong họ tộc. Xem nội dung này ta có thể biết được vị trí, vai vế, tên tuổi của từng người, người đó thuộc đời thứ mấy trong họ, là con ai, sinh ra những ai…

Thông thường có 3 cách trình bày phả hệ: viết theo chiều ngang, viết theo chiều dọc và viết kết hợp ngang dọc.

- Viết theo chiều ngang là viết lần lượt các đời trong họ; sau đời thứ nhất đến đời thứ hai, hết đời thứ hai đến đời thứ ba, hết đời thứ ba đến đời thứ tư… Ưu điểm của cách viết này là khi xem ta biết ngay người đó ở đời thứ mấy, mỗi đời có bao nhiêu người... Tuy nhiên nó có nhược điểm là không biết được mối quan hệ chung và rất khó theo dõi. Cách viết theo chiều ngang thường chỉ áp dụng cho một gia đình ba, bốn đời, còn đối với một họ tộc có nhiều đời thì ít thấy sử dụng.

- Viết theo chiều dọc là chia dọc từng chi, từng cành  trong họ để viết. Viết hết chi một đến chi hai, hết chi hai đến chi ba... Trong mỗi chi lại chia ra từng cành, hết cành một đến cành hai, hết cành hai đến cành ba... Tương tự như trên, trong mỗi cành lại chia viết từng nhánh nhỏ. Đây là cách viết phổ biến, dễ theo dõi, các nhà viết phả xưa nay hay dùng.

- Viết ngang dọc kết hợp: Một cách viết khác là viết kết hợp ngang dọc. Cách viết này tuy dài nhưng người xem dễ nhận biết. Nội dung chính vẫn được viết theo phương pháp dọc, nhưng sau (hoặc trước) khi trình bày dọc, trình bày tóm tắt theo hàng ngang, chủ yếu chỉ viết họ tên, nếu có thể viết bổ sung một số thông tin chủ yếu nhất của mỗi người.

Phả đồ (còn gọi là cây phả hệ) là hình thức biểu thị phả hệ theo sơ đồ để khi nhìn vào người ta có thể nắm bắt một cách tổng thể mối quan hệ thế thứ trong họ tộc. Thông thường có 3 cách trình bày phả đồ:

- Trình bày theo hình cây : đây là cách trình bày một số người dựng phả  trước đây hay dùng. Bắt đầu từ gốc là đời thứ nhất, mọc ra các cành, cành phía trái là chi trên, cành phía phải là chi dưới. Tương tự vậy, trong mỗi cành lại có các cành nhỏ phân chia từng lớp từng tầng. Cách trình bày này khá sinh động, xem dễ hiểu nhưng cũng khó trình bày, nhất là đối với các họ lớn có nhiều đời.

- Trình bày theo vòng tròn đồng tâm: Vẽ các vòng tròn đồng tâm, cụ Tổ đời thứ nhất ở trung tâm, vòng thứ hai là đời thứ hai, vòng thứ ba là đời thứ ba... Hình thức này cũng dễ xem nhưng chỉ áp dụng cho một gia đình ba, bốn đời, còn họ tộc đông người thì khó thể hiện. Nói chung hình thức này ít được áp dụng .

- Trình bày theo sơ đồ tổ chức: đây là hình thức phổ biến được nhiều người sử dụng. Có thể vẽ theo hai cách: theo chiều dọc và theo chiều ngang.

+ Vẽ theo chiều dọc: đời thứ nhất đặt ở trên cùng, lan tỏa xuống đời thứ hai, thứ ba, thứ tư...theo hàng ngang tương ứng phía dưới. Trong mỗi hàng, người phía trái là anh chị, người phía phải là em. Mối quan hệ trực tiếp được biểu thị bằng mũi tên hoặc đường dẫn nối .

+ Vẽ theo chiều ngang: đời thứ nhất đặt ở bên trái, các đời tiếp theo lan tỏa sang phải theo hàng dọc, chi trên ở trên, chi dưới ở dưới.

Đặc điểm của hình thức vẽ theo sơ đồ tổ chức là dễ theo dõi, trình bày được một cách tổng thể, nhất là trong điều kiện sử dụng máy vi tính ngày nay, nếu đông có thể cắt ngang, cắt dọc trình bày các sơ đồ nối tiếp nhau, người xem vẫn có thể theo dõi được toàn diện.

Viết thứ tự các đời thế nào?: Một chi tiết cần quan tâm là cách trình bày thứ bậc của mỗi người trong phả hệ và phả đồ để khi xem có thể nhận biết ngay người đó thuộc đời thứ mấy trong họ, con thứ mấy trong gia đình. Có 3 hình thức hiện được những người viết phả hay sử dụng:

- Ghi rõ thế hệ trực thuộc (đời thứ mấy).

- Dùng số thứ tự một số để chỉ thế hệ trực thuộc .

- Dùng số thứ tự hai số (như 2.1, 2.2; 3.1, 3.2 …), trong đó số thứ nhất biểu thị thuộc đời thứ mấy, số thứ hai biểu thị là con thứ mấy.