Cách thông qua Nghị quyết đại hội

Cách thông qua Nghị quyết đại hội

Nguồn: Internet

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.

Tổng số cổ đông có quyền biểu quyết bao gồm các cổ đông nắm giữ các loại cổ phần sau:

- Cổ phần phổ thông: mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

- Cổ phần ưu đãi biểu quyết: có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông (số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định);

Cổ phần ưu đã cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết và không dự họp Đại hội đồng cổ đông.

Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.

1. Hình thức biểu quyết tại cuộc họp:

Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông chỉ được thông qua bằng hình thức biểu quyết khi đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ biểu quyết (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định), cụ thể:

- Có ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành đối với các vấn đề về:

+ Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;

+ Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;

+ Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

+ Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;

+ Tổ chức lại, giải thể công ty;

+ Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.

- Có ít nhất trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành đối với các vấn đề khác (trừ các vấn đề được nêu trên, vấn đề bầu thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và vấn đề làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi);

- Trường hợp biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát thì phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên.

Người trúng cử được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.

Lưu ý: Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nghị quyết được thông qua; trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi nghị quyết có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.

Cổ đông có thể trực tiếp biểu quyết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau:

- Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;

- Ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;

- Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;

- Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử.

2. Hình thức lấy ý kiến bằng văn bản:

Đại hội đồng cổ đông chỉ thông qua nghị quyết bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi có ít nhất trên 50% tổng số phiếu biểu quyết tán thành đối với trường hợp thông qua.

Nghị quyết được thông qua theo hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản có giá trị như nghị quyết được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

Lưu ý: Biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến phải được gửi đến các cổ đông trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm phiếu. Trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.

Các trường hợp hủy bỏ Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông:

Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông lớn (sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thong trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty) có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau:

- Trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định, trừ trường hợp có 100% cổ phần có quyền biểu quyết thông qua.

- Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.

Hiệu lực nghị quyết Đại hội đồng cổ đông:

- Có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ thời điểm hiệu lực ghi tại nghị quyết đó.

- Có hiệu lực ngay khi có 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thông qua, ngay cả khi trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết đó không được thực hiện đúng như quy định.

- Vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi Tòa án, Trọng tài có quyết định khác đối với trường hợp Nghị quyết bị yêu cầu hủy bỏ bởi cổ đông hoặc nhóm cổ đông lớn, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

(CTTĐTBP) - Tại phiên bế mạc Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII sáng 11/3, các đại biểu đã thông qua Nghị quyết của Đại hội.

Cách thông qua Nghị quyết đại hội
Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII - sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của phụ nữ cả nước

Nghị quyết nêu rõ: Đại hội biểu dương toàn thể hội viên, phụ nữ và cán bộ Hội cả nước đã phát huy truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tích cực học tập, năng động, sáng tạo trong lao động, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, đóng góp hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đại hội đã nghiêm túc kiểm điểm hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XII; thẳng thắn chỉ rõ 4 hạn chế, khuyết điểm; rút ra 5 bài học kinh nghiệm của phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong nhiệm kỳ 2017 - 2022.

Nghị quyết nêu các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhiệm kỳ 2022 – 2027.

Cụ thể, về mục tiêu, Đại hội xác định phát huy truyền thống, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, chủ động hội nhập, ý thức làm chủ của các tầng lớp phụ nữ; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tích cực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ. Phấn đấu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, khẳng định vị thế tổ chức tiên phong hành động vì hạnh phúc của phụ nữ, có tầm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển đất nước.

Các chỉ tiêu chủ yếu được Đại hội xác định là: Hằng năm, mỗi cơ sở Hội duy trì thường xuyên ít nhất 1 loại hình hoạt động để vận động phụ nữ nâng cao kiến thức, trau dồi đạo đức, rèn luyện sức khỏe.

Hằng năm, giúp 33.500 hộ có phụ nữ thoát nghèo, thoát cận nghèo; hỗ trợ nâng cao năng lực cho 17.000 phụ nữ là chủ doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã, chủ hộ kinh doanh; đến cuối nhiệm kỳ, vận động, hỗ trợ thành lập mới 350 hợp tác xã có phụ nữ tham gia quản lý.

Đến cuối nhiệm kỳ, các cấp Hội hỗ trợ 80% phụ nữ, trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân mua bán người trở về được phát hiện tiếp cận ít nhất một dịch vụ trợ giúp xã hội; tăng thêm 800.000 hội viên; phấn đấu 100% cơ sở Hội tập hợp được trên 60% phụ nữ có mặt tại địa bàn; 100% cán bộ Hội chuyên trách các cấp sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản trong công tác Hội; 100% chi hội trưởng được tập huấn nghiệp vụ công tác Hội: Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp Trung ương đề xuất thành công ít nhất 5 chính sách, đề án; Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh đề xuất thành công ít nhất 01 chính sách, đề án liên quan đến phụ nữ.

Về nhiệm vụ trọng tâm, Nghị quyết nêu rõ: Hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh. Tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; chú trọng giám sát, phản biện xã hội; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả; hội nhập quốc tế.

Nghị quyết Đại hội giao Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XIII nghiên cứu cụ thể hóa, xây dựng kế hoạch hoạt động toàn khóa thực hiện Nghị quyết Đại hội và chỉ đạo các cấp Hội tổ chức vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã được Đại hội thông qua.

Nghị quyết Đại hội kêu gọi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam phát huy tinh thần yêu nước, chung sức, chung lòng, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, vì một nước Việt Nam phồn vinh, vì sự tiến bộ, hạnh phúc, bình đẳng của phụ nữ./.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Cách thông qua Nghị quyết đại hội

Cách thông qua Nghị quyết đại hội

Cách thông qua Nghị quyết đại hội

Cách thông qua Nghị quyết đại hội

Cách thông qua Nghị quyết đại hội

  • Đang truy cập528
  • Hôm nay261,443
  • Tháng hiện tại835,670
  • Tổng lượt truy cập130,261,131

Cách thông qua Nghị quyết đại hội