Cách tính bhtn khi nghỉ việc

Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp đến nay đã được 7 năm 10 tháng. Vì vậy bạn sẽ được hưởng 7 tháng trợ cấp thất nghiệp, còn 10 tháng lẻ không được làm tròn thành một năm mà sẽ được bảo lưu và làm căn cứ tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi bạn đủ điều kiện.

Cách tính bhtn khi nghỉ việc

Trợ cấp thất nghiệp

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định pháp luật

Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định:

“Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
[...]”

Như vậy, theo quy định này thì mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60% = 19.000.000 x 60% = 11.4000.000 đồng

Vấn đề thông báo tình hình tìm kiếm việc làm khi hưởng trợ cấp thất nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 52 Luật Việc làm 2013 quy định thì:

“Điều 52. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm
1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởngtrợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp bất khả kháng.
2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều này."

Như vậy, theo quy định thì để nhận được trợ cấp thất nghiệp thì hàng tháng phải thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm trừ trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hoặc trường hợp bất khả kháng.

Khi bị thất nghiệp thì người lao động rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn, không ổn định do không có thu nhập để trang trải cuộc sống. Hiểu được vấn đề này thì Nhà nước ta đã ban hành pháp các quy định về bảo hiểm thất nghiệp nhằm hỗ trợ người lao động trong thời gian không có việc làm.

Có nhiều người lao động đã biết về chế độ trên của Nhà nước nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cách tính bảo hiểm thất nghiệp như thế nào.

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho các bạn về vấn đề này.


Tổng quan về bài viết

  • 1. Bước 1 Xác định công thức tính bảo hiểm thất nghiệp
  • 2. Bước 2 Tính mức bình quân tiền lương tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp
  • 3. Bước 3 Tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp một tháng
  • 4. Bước 4 Cách tính thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp
  • 5. Bước 5 Tính toàn bộ mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động
  • 6. Cơ sở pháp lý

1. Bước 1: Xác định công thức tính bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Từ quy định đó ta có công thức tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) hàng tháng được như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng=Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệpx60%

2. Bước 2: Tính mức bình quân tiền lương tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp

Để tính mức bình quân tiền lương tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động cần xác định mức lương của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp được căn cứ dựa trên các giấy tờ chứng nhận đóng bảo hiểm ở trong số bảo hiểm xã hội, cụ thể là sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đó.

Ví dụ: Ông Trần Đ nghỉ việc vào tháng 03 năm nay có 06 tháng liền kề với tháng 3 đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

  • Tháng 7, tháng 10, tháng 11, tháng 12 năm trước đóng bảo hiểm với mức lương là 3.000.000 đồng (tháng 8, tháng 9 năm 2019 không đóng bảo hiểm)
  • Tháng 1, tháng 2 năm 2020 đóng bảo hiểm với mức lương là 6.000.000 đồng

Như vậy mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông Đ là: (3.000.000 x 4 + 6.000.000 x 2) : 6 = 4.000.000 đồng


3. Bước 3: Tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp một tháng

Khi đã tính ra mức bình quân tiền lương ở bước 2 thì áp dụng vào công thức ở bước 1 sẽ tính ra mức bảo hiểm thất nghiệp mỗi tháng của người lao động.

Tuy nhiên mức hưởng mỗi tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

Mức lương cơ sở hiện nay Nhà nước quy định là 1.490.000 đồng. Như vậy, trong trường hợp này tối đa không quá 7.450.000 đồng

Hoặc mỗi tháng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa của từng vùng sẽ là:

VùngMức lương tối thiểu vùngMức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đaVùng I4.420.000 đồng/tháng22.100.000 đồng/thángVùng II3.920.000 đồng/tháng19.600.000 đồng/thángVùng III3.430.000 đồng/tháng17.150.000 đồng/thángVùng IV3.070.000 đồng/tháng15.350.000 đồng/tháng

4. Bước 4: Cách tính thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính dựa trên số tháng mà người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể:

  • Đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp
  • Đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp.
  • Và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 12 tháng.

Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp có tháng lẻ chưa được giải quyết trợ cấp thất nghiệp thì theo quy định tại khoản 7 điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì những tháng lẻ đó sẽ được bảo lưu để làm căn cứ tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp ở lần sau khi người lao động có đủ điều kiện.

Ví dụ: Ông Trần Đ có thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 135 tháng (từ tháng 01/2009 đến tháng 03/2020) thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông Đ được tính như sau:

  • 132 tháng đóng BHTN tương ứng được hưởng 11 tháng trợ cấp thất nghiệp,
  • 03 tháng lẻ còn lại sẽ được bảo lưu để cộng dồn và tính thời gian hưởng cho lần sau khi ông Đ có đủ điều kiện.

5. Bước 5: Tính toàn bộ mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động

Tổng mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp bằng mức hưởng mỗi tháng (ở bước 3) nhân với số tháng hưởng trợ cấp (ở bước 4).

Ví dụ: Ông Trần Đ có mức hưởng trợ cấp mỗi tháng là 3.000.000 đồng và được hưởng 4 tháng thì tổng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông Đ là: 3.000.000 x 4 = 12.000.000 đồng.


6. Cơ sở pháp lý

  • Luật Việc làm năm 2013
  • Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
  • Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về Bảo hiểm thất nghiệp

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp.

Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật bảo hiểm thất nghiệp qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.