Cách tính điểm đại học sư phạm 2023

Hiện nay, công tác tuyển sinh đợt 1 năm 2022 tại các trường đã hầu hết được hoàn tất. Nhiều trường đã có phương án tuyển sinh dự kiến cho năm 2023.

Ông Lê Phan Quốc, Phó Trưởng Phòng đào tạo Trường Đại học Sư phạm TPHCM cho biết, nếu kỳ thi chung của Bộ GD&ĐT vẫn được tổ chức, trường cơ bản sẽ giữ nguyên các phương thức tuyển sinh để không gây xáo trộn cho thí sinh, phụ huynh. Năm 2023 trường dự kiến duy trì kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt để kết hợp xét tuyển thí sinh có nguyện vọng vào ngành sư phạm.

ThS Phạm Doãn Nguyên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM cũng chia sẻ, trường dự kiến duy trì 4 phương thức xét tuyển năm 2023. Cụ thể là phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả thi ĐGNL do ĐHQG TP.HCM tổ chức, xét học bạ THPT (xét điểm tổ hợp ba môn năm lớp 12 từ 18 điểm trở lên và học bạ điểm trung bình ba học kỳ là học kỳ 1 và 2 của lớp 11, học kỳ 1 lớp 12). Dự kiến thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển học bạ THPT là từ ngày 16/2/2023.

Tương tự, ThS Trần Vũ, Trưởng Phòng tuyển sinh và truyền thông Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TPHCM cũng dự kiến rằng trong năm tới, trường sẽ không thay đổi phương thức tuyển sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh.

Để hạn chế gây nên những bất lợi cho thí sinh, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM dự kiến giữ ổn định phương án tuyển sinh năm 2023 cũng như chỉ tiêu cho từng phương thức như năm 2022. Các phương thức bao gồm xét học bạ THPT, xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét điểm thi ĐGNL do ĐHQG TP.HCM tổ chức.

2. Cần điều chỉnh nhằm tránh gây khó khăn cho thí sinh

Ông Nguyễn Trung Nhân, Trưởng Phòng đào tạo của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM góp ý, nếu Bộ GD&ĐT vẫn duy trì kế hoạch tuyển sinh, lọc ảo như năm nay thì phần mềm xét tuyển nên được chuẩn hóa để tránh trục trắc, việc thu lệ phí cũng nên giao lại cho các Sở GD&ĐT, trường THPT để giảm rắc rối cho thí sinh, nhất là thí sinh vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, các khâu khai báo trên hệ thống có thể giảm bớt để tránh sai sót, nhầm lẫn giữa các trường thông tin, ảnh hưởng đến kết quả.

ThS Phạm Doãn Nguyên bày tỏ, những Thay đổi về hệ thống xét tuyển năm nay có Bộ GD&ĐT là phù hợp với xu hướng chuyển đổi số. Tuy nhiên trong quá trình triển khai ở các năm tiếp theo, Bộ cần có hướng dẫn, triển khai sớm và kỹ càng hơn để các cơ sở đào tạo và thí sinh chủ động hơn, tránh bỡ ngỡ dẫn đến sai sót đáng tiếc.

(Theo Báo Tiền Phong)

Bộ GD&ĐT: Cần hoàn thiện phương thức tuyển sinh 2023 theo hướng đơn giản hóa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2022. Trong đó, một điểm mới đáng chú ý đó là, từ năm 2023, việc tính mức điểm ưu tiên xét tuyển sẽ được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc nhiều khu vực và đối tượng khác nhau.

Cách tính điểm đại học sư phạm 2023
Giờ học thể dục ở điểm Trường Mầm non Suối Ngang, xã Quang Huy, huyện Phù Yên (Sơn La). Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Chia sẻ rõ hơn về quy định này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết: Qua phân tích phổ điểm kết quả xét tuyển các năm vừa qua, điểm xét tuyển của thí sinh trước và sau khi được cộng điểm ưu tiên có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là từ mức điểm lớn hơn 22,5 điểm. Cụ thể, khi chưa được cộng điểm ưu tiên thì nhóm thí sinh ở khu vực 1, khu vực 2, khu vực 2 – nông thôn có điểm trung bình thấp hơn nhóm không được cộng điểm ưu tiên (khu vực 3). Nhưng khi được cộng điểm ưu tiên, điểm trung bình của nhóm được cộng điểm ưu tiên lại lớn hơn (thậm chí tỉ lệ lớn gấp nhiều lần) so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên.

Kết quả phân tích quá trình học tập của 2 nhóm thí sinh này trong trường đại học cho thấy: Nhóm sinh viên trúng tuyển do được cộng điểm ưu tiên có kết quả học tập thấp hơn so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên. Điều này cho thấy, sự không công bằng giữa 2 nhóm đối tượng thí sinh trên và các trường, đặc biệt là các trường tốp đầu với các ngành hàng đầu, cũng không lựa chọn được các thí sinh có thực lực tốt để đào tạo.

Khi xét tuyển vào các trường và ngành hàng đầu, nhóm thí sinh bị yếu thế, bất lợi, không được hưởng sự công bằng chính là nhóm ở khu vực 3. Thống kê cũng cho thấy, ở nhiều ngành có mức độ cạnh tranh cao thì tỉ lệ thí sinh không được cộng ưu tiên trúng tuyển rất thấp, trong khi nhóm này có thực lực học tốt hơn nhóm được cộng điểm ưu tiên.

Để khắc phục sự bất hợp lý nêu trên, đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống và có lộ trình áp dụng (từ năm 2023), Quy chế đã quy định: Mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm mưu tiên bằng 0), cụ thể theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Theo cách tính này, các thí sinh đạt tới tổng điểm 22,5 không có gì thay đổi trong điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng. Đối với các thí sinh đạt từ 22,5 điểm trở lên, điểm ưu tiên của sẽ được giảm dần đều cho đến khi điểm thi là 30 điểm thì điểm ưu tiên bằng 0.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, với công thức xác định trong Quy chế, việc tính toán ra mức điểm ưu tiên rất dễ dàng và rõ ràng. Đối với thí sinh đạt điểm càng cao, điểm ưu tiên càng giảm, tránh được hiện tượng như những năm trước, có thí sinh đạt điểm xét tuyển cao hơn 30 điểm hoặc trường hợp những thí sinh ở khu vực 3 có điểm thi rất cao nhưng vẫn không trúng tuyển do sự cạnh tranh ở những ngành có điểm trúng tuyển cao là rất lớn.

Để đảm bảo việc tuyển sinh được diễn ra ổn định, Quy chế tuyển sinh hiện hành cũng đã đưa ra lộ trình để áp dụng, cụ thể các thay đổi trên sẽ được thực hiện từ năm 2023.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: Hiện nay, số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm. Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế. Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ này lại làm cho nhóm thí sinh khác rơi vào bất lợi và yếu thế.

Chế độ cộng điểm ưu tiên cũng tương tự như các chế độ chính sách hỗ trợ khác, không thể chỉ cào bằng theo điều kiện từng khu vực, mà còn phải căn cứ mức độ khó khăn cần hỗ trợ của từng đối tượng. Có một số ý kiến đề nghị bỏ chế độ ưu tiên hoặc giao việc quy định này cho các trường tự chủ thực hiện trong tuyển sinh. Tuy nhiên, chính sách ưu tiên là của Đảng và Nhà nước ban hành, do vậy, cần phải tuân thủ, đảm bảo hỗ trợ phù hợp cho các nhóm đối tượng gặp khó khăn, yếu thế hoặc các đối tượng đặc biệt cần được hưởng chính sách ưu tiên. Việc thực hiện ưu tiên trong tuyển sinh cũng cần thống nhất toàn hệ thống nên cần được quy định trong Quy chế.