Cách trị đái dầm ở trẻ 5 tuổi

Nếu bé yêu của bạn đã 4, 5 tuổi mà vẫn đái dầm thì đã đến lúc bạn xử dụng những bài thuốc trị chứng đái dầm cho bé.

Theo Đông y, đái dầm là do khí hóa của thận và tam tiêu suy yếu, hạ nguyên không vững chắc, bàng quang bị lạnh, sự co bóp bị rối loạn mà gây nên.

Những bài thuốc dân gian sau đơn giản, dễ làm sẽ giúp bé không còn đái dầm nữa, bạn hãy thử xem!
Củ mài (hoài sơn) 4 phần, sao vàng, ô dước 3 phần, ích trí nhân (quả ré) 3 phần. Ba vị sấy khô, tán mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt ngô, sấy khô bảo quản trong lọ sạch.
Trẻ em tùy tuổi, mỗi lần cho uống 4-8g, ngày uống 2 lần với nước ấm vào lúc đói bụng.
Dế mèn đen nhúng vào nước sôi,
lấy ra phơi khô hoặc sấy khô. Đông y gọi là tất xuất. Dùng một con dế mèn đen tán bột, quấy với nước ấm cho uống. Trẻ ít tuổi uống một con, mỗi ngày tăng thêm một con. Theo kinh nghiệm thường uống tới 11 con thì khỏi.

Mang cua biển tức là lớp trắng xốp ở trong, nấu canh hoặc chưng cách thủy, tùy tuổi của trẻ mà cho ăn ngày 1-3 lần.


Uống nước ép nam việt quất: Đây là thứ nước rất tốt cho đường tiết niệu. Cho bé uống một ly nhỏ nước ép nam việt quất một giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp chữa bệnh đái dầm.
Ăn mật ong: Cho con uống một muỗng canh mật ong trước khi đi ngủ.
Quả óc chó và nho khô: Cho con của bạn ăn 1 muỗng cà phê hạt nho khô và 2 muỗng cà phê hạt óc chó như một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Tránh cho con ăn sô cô la, uống nước nhiều đường cũng là một trong những biện pháp khắc phục đái dầm tốt nhất. Đối với trẻ gái bị đái dầm, cần lưu ý tẩy giun định kỳ cho trẻ, vì có thể giun kim là nguyên nhân gây ra. Ngoài ra, một số thực phẩm cần được hạn chế trong thực đơn của trẻ như sôcôla, chất cà phê, nước soda, các trái cây thuộc họ cam, quýt. Cho trẻ uống sữa và nước với lượng thích hợp sẽ giúp cải thiện được tình trạng đái dầm.

Để phòng ngừa, nên hướng dẫn cho trẻ tạo thói quen đi tiểu đúng giờ, sắp xếp giờ giấc sinh hoạt vui chơi đừng để trẻ chơi quá mệt vào buổi chiếu tối.

Nguồn: dinihduong.com.vn

Trước 5 tuổi, hành vi tiểu tiện khi ngủ của trẻ là biểu hiện sinh lý. Đến ba tuổi, trẻ bước vào giai đoạn khô ráo, đa số sẽ hết đái dầm trong giai đoạn này. Từ ba tuổi đến 5 tuổi, hành vi đái dầm có thể tạm chấp nhận bởi ở tuổi này, trẻ có thể chưa phát triển hoàn thiện về thần kinh, phản xạ chưa đủ thiết lập.  Nhưng khi trẻ trên 5 tuổi mà vẫn đái dầm thì bạn hãy đưa đến bác sĩ.

Đái dầm là do bệnh thể chất

Chị T.H ở Hà Nội rất buồn và lo vì con trai đã 6 tuổi mà vẫn đái dầm. Nhiều người bảo với chị đó là chuyện bình thường, mách cho vài cách chữa mẹo như ăn thằn lằn, thạch sùng... Chị đã thử cho con trai nhưng không hiệu quả. Cháu cũng vì thế mà kém tự tin với bạn bè trong lớp. Sợ ảnh hưởng đến việc học tập và tinh thần của con, chị đưa bé đi khám. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị bệnh đái dầm tiền phát.

Thạc sĩ Cao Vũ Hùng, Phó khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung Ương, cho biết đái dầm có hai loại: tiền phát và thứ phát.

-  Đái dầm tiền phát diễn ra từ nhỏ, tiếp tục kéo dài đến sau 5 tuổi không hết.

-  Đái dầm thứ phát là trường hợp trẻ đã khỏi ở giai đoạn khô ráo (ba tuổi) nhưng đến 6 - 7 tuổi thì bị lại.

Khoa Tâm bệnh thường xuyên tiếp nhận điều trị trẻ đái dầm, chủ yếu là tiền phát. Nguyên nhân là trẻ không thiết lập được phản xạ đi tiểu, hoặc quá trình thiết lập phản xạ không tốt. Bình thường, bàng quang khi đầy sẽ "đánh thức" não và trẻ sẽ dậy đi tiểu. Những đứa trẻ không thiết lập được phản xạ đó vẫn tiếp tục đái dầm. Cũng có trẻ bị bệnh này do bàng quang không trưởng thành, một dạng của rối loạn bài tiết. Còn đái dầm thứ phát thường xuất hiện như một triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, thường liên quan đến viêm đường tiết niệu (như viêm bàng quang) và bệnh về tâm lý.

Nguyên nhân gây đái dầm thường gặp nhất:

- Di truyền: Nếu bố hay mẹ thuở nhỏ đái dầm thì 40% con cái cũng sẽ bị bệnh này. Nếu cả bố lẫn mẹ thuở nhỏ đều đái dầm thì nguy cơ này ở con cái lên tới 70% - 75%. - Rối loạn giấc ngủ: Trẻ ngủ mơ thấy mình đã đi tiểu ở ngoài mà không ý thức được là đái dầm trên giường. - Chậm phát triển hệ thần kinh trung ương, khiến não không được thông báo khi bàng quang đầy, khiến quá trình tiểu tiện diễn ra tự động. - Rối loạn nội tiết, nhiễm khuẩn tiết niệu, tiểu đường, nghẹt đường tiểu ...

- Dị dạng bàng quang, bàng quang không trưởng thành (dung tích quá nhỏ, không kiểm soát được hoạt động của ống dẫn tiểu hay của chính bàng quang).

Đái dầm vì quá căng thẳng

Chứng đái dầm ở trẻ em tuổi học đường (trên 5 tuổi) phổ biến nhất là dạng tiền phát, chủ yếu do yếu tố tâm lý. Học tập căng thẳng, áp lực từ bố mẹ... có thể khiến trẻ lo lắng, gây rối loạn tâm lý và đái dầm. Đôi khi do thay đổi  môi trường học (từ mẫu giáo lên lớp một), trẻ chưa thích nghi ngay được, dẫn đến lo lắng, sợ sệt, bị bạn bè bắt nạt... và dẫn đến tình trạng trên. Trẻ đến tuổi đi học vẫn đái dầm cũng có thể do không được săn sóc, bị chú ý quá mức, bị căng thẳng, buồn rầu, không thích chơi với những trẻ khác. Tâm tính trẻ sẽ trở nên bất thường, khó chịu vì cảm thấy tự mình không kiểm soát được chính mình. Chính điều này lại tác động trở lại tâm lý trẻ, khiến trẻ căng thẳng hơn, tạo thành một vòng luẩn quẩn khó khắc phục. Vì vậy, cách tốt nhất khi trẻ có bệnh này là đưa đến bác sĩ.

Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh có con đái dầm không nên mắng, chế giễu, hạ thấp trẻ vì bệnh này. Bản thân con bạn không muốn tình trạng này xảy ra và vốn đã rất xấu hổ, mặc cảm. Nếu bị đánh mắng, trẻ vừa phải lo lắng về chuyện đái dầm, vừa sợ bố mẹ nên càng mất tự tin, căng thẳng, càng khó điều trị. Nên nhớ rằng đái dầm là vấn đề về sức khỏe mà đứa bé không tự giải quyết được, vì vậy việc mắng nhiếc, trách móc không đem lại lợi ích gì. Thay vì lên án hành vi đái dầm, bạn nên động viên trẻ, khuyến khích con, giúp trẻ tự tin tập luyện theo liệu pháp tâm lý mà bác sĩ hướng dẫn.

"Nếu trẻ sau 5 tuổi vẫn còn đái dầm với mức độ ít, tức mỗi tháng hay vài tháng một lần thì không sao, còn nếu tần suất xuất hiện nhiều, như mỗi tuần, mỗi ngày thì nên đưa đi khám vì ba mục đích", bác sĩ Hùng nói. "Thứ nhất là để tìm nguyên nhân, nếu là đái dầm tiền phát thì cũng phải tìm xem có sự bất thường gì, liên quan đến đường tiết niệu, sinh dục không, có phải do bàng quang không trưởng thành hay dị dạng tiết niệu. Thứ hai là xem trẻ có phát triển bình thường về tâm vận động không. Thứ ba là để tìm hiểu có yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi đái dầm của trẻ hay không".  Với mỗi nguyên nhân, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu đái dầm là triệu chứng của một bệnh cơ thể nào đó thì chỉ cần chữa dứt điểm bệnh đó thì tự nhiên trẻ cũng sẽ hết đái dầm. Tuy khả năng chữa khỏi là khá cao, nhưng theo bác sĩ Hùng, nên kết hợp cả liệu pháp tâm lý. Những trường hợp đái dầm do tâm lý thì sẽ được điều trị bằng các liệu pháp thuộc lĩnh vực này.

ANH TRẦN
Theo B. Đất Việt

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh đái dầm thứ cấp ở trẻ trên 5 tuổi. Khi trẻ bị căng thẳng, não bộ sẽ truyền thông tin sai đến bàng quang khiến bé không thể kiểm soát việc đi tiểu đêm.

Bé có thể căng thẳng khi chuyển đến nơi ở mới, bố mẹ ly hôn, mất đi người thân hoặc lo lắng về học tập.

Trẻ bị căng thẳng dễ đái dầm đêm

3. Giấc ngủ sâu

Giấc ngủ sâu, giấc ngủ kém hoặc ngủ ít là một phần trong sự phát triển tự nhiên ở thanh, thiếu niên. Đặc biệt là ở thời điểm thi cử cuối cấp trung học.

4. Ngưng thở khi ngủ

Một số ít trường hợp, tình trạng đái dầm xảy ra do trẻ bị ngưng thở khi ngủ và ngáy. Trẻ mắc bệnh này thường có đường thở bị tắc một phần và gây ngừng thở trong giây lát khi ngủ. Đây là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng hóa học của não, có thể kích hoạt đái dầm.

5. Táo bón

Bàng quang và ruột rất gần nhau trong ổ bụng. Ruột bị tắc nghẽn do táo bón sẽ chèn ép lên bàng quang, khiến trẻ đi tiểu mất kiểm soát. Ngoài ra, tiêu chảy cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị đái dầm đêm.

6. Bệnh bàng quang hoặc thận

Nếu gặp các vấn đề về thận hoặc bàng quang, các triệu chứng về sức khỏe ở hai bộ phận này sẽ bộc phát vào ban đêm. Ví dụ như bé đi tiểu liên tục vào ban đêm, bé bị đau khi đi tiểu…

7. Bệnh thần kinh

Khi bé gặp vấn đề về tủy sống phát triển sai cách cũng có thể gây ra bệnh đái dầm đêm. Nếu thấy bé có các triệu chứng khác như tê, ngứa ran hoặc đau ở chân có nghĩa là bé có thể đang gặp vấn đề về tủy sống.

Trẻ bị bệnh về thần kinh dễ đái dầm đêm

8. Dùng thuốc hoặc bệnh nền

Trong một số ít trường hợp, bệnh tiểu đường cũng có thể gây đái dầm ở trẻ em. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy, trẻ bị rối loạn thiếu tập trung/hiếu động có nhiều khả năng bị đái dầm, do sự khác biệt trong hóa học não. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái dầm ở trẻ em.

Bệnh đái dầm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ và sinh hoạt của gia đình bé như thế nào?

Bệnh đái dầm tác động xấu tới cảm xúc của trẻ em và gây ra nhiều bất tiện cho gia đình của bé.

1. Bệnh đái dầm đêm ảnh hưởng đến tâm lý của bé

+ Trẻ có thể xấu hổ, cảm thấy lo lắng hoặc tự ti. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ, chất lượng cuộc sống và việc học tập của bé.

+ Trẻ cảm thấy khó khăn trong sinh hoạt tập thể. Ví dụ như ngủ chung với bạn bè khi cắm trại qua đêm.

Video liên quan

Chủ đề