Cảm nhận vẻ đẹp của truyện cổ Việt Nam

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

Hướng dẫn

Đề bài: Tấm Cám là truyện cổ tích rất hay và mang nhiều ý nghãi. Anh chị hãy viết bài văn Phân tích Hình tượng cô Tấm trong truyện cổ dân gian Việt Nam

Mở bài Phân tích Hình tượng cô Tấm trong truyện cổ dân gian Việt Nam

Trong kho tàng văn học Việt Nam ngoài những tác phẩm truyện kí, thơ, phú, cáo…được nhiều người nhắc đến thì chúng ta còn nên nhớ đến một thể loại mà các bạn thiếu nhị hay thích nghe. Đó chính là thể loại truyện cổ tích. Có thể nói những câu chuyện cổ tích như mang hơi thở ngọt ngào của những quan niệm xưa như ở hiền gặp lành, nó là loại truyện mà dành cho trẻ em là nhiều nhất vì nó mang những yếu tố kì ảo lạ thường để cho trẻ em thỏa sức tưởng tượng. Đồng thời nó còn có những cái kết có hậu để dạy dỗ trẻ em làm người tốt. Trong những tác phầm truyện cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa… thì có lẽ truyện tấm cám cũng hấp dẫn biết bao nhiêu bạn đọc không chỉ trẻ con mà cả người lớn. Đặc biệt trong đó ta thấy nổi bật lên hình tượng nhân vật cô Tấm với những vẻ đẹp của người con gái thuở xưa.

Thân bài Phân tích Hình tượng cô Tấm trong truyện cổ dân gian Việt Nam

Trước hết về gia cảnh của Tấm, cô sinh ra trong một gia đình cũng khá giả thế nhưng mẹ cô mất sớm, thế rồi cha cô lấy vợ hai. Mụ gì ghẻ ấy độc ác và rất ghét con chồng, nó thể hiện được một sự thật mà cho đến ngày nay vẫn nhiều trường hợp gì ghẻ con chồng không thể hợp nhau được. Chẳng bao lâu sau cha Tấm cũng mất nốt Tấm bị mị gì ghẻ phân biệt đối xử với em là Cám, Tấm phải làm lụng cả ngày và cô hay bị mắng. Cốt truyện này là một cốt truyện thường thấy trong truyện cổ tích để nói lên những vẻ đẹp cũng như ở hiền gặp lành của những cô công chúa hay những người con gái hiền lành xinh đẹp. Truyện bắt đầu bằng cái “ngày xửa ngày xưa” vô cùng nhẹ nhàng và sâu lắng. Nó gợi lên biết bao nhiêu là hồn của ngày xưa. Và chính cốt truyện ấy làm rõ hơn những phẩm chất tốt đẹp của người con gái xưa.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Thứ nhất cô Tấm hiện lên đẹp qua cái tên của cô. Tấm bình thường là một hạt gạo khi sát ra bị vỡ nhỏ, đó chính hạt lúa của đất nước ta. Có thể nói chính cái tên ấy cũng mang những nét văn hóa của nước Việt Nam với văn minh lúa nước, hạt gạo như là hạt ngọc của đất nước. Nó cho thấy cái giản dị mộc mạc của ông cha ta qua câu thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:

“Cái kèo cái cột thành tên”

Cô tấm hiện lên là một người con gái hiền lành hiếu thảo và rất là lương thiện. Mặc dù cha có lấy vợ hai đi nữa thì cô cũng không có ý kiến gì. Và trong khoảng thời gian sống cùng nhau ấy dẫu cho mụ gì ghẻ ấy có đối xử với cô như thế nào thì cô cũng không than thở. Lòng cô lương thiện đến mức không vấy bẩn bởi sự ghen tuông ghét gì ghẻ. Cô trong sáng hiền lành đến mức kể cả những gì mà cám thích cô đều nhường một cách rất nhẹ nhàng bình thường. qua đây ta thấy được Tấm hiện lên với nét đẹp đầu tiên đó chính là nét đẹp về tâm hồn hiền lành lương thiện.

Không chỉ khi cha còn sống mà ngay cả khi đã mất đi tấm vẫn cứ lương thiện trong sáng như thế. Tấm hiền lành đến mức mà khi cha mất mị gì ghẻ có đối xử tệ bạc với Tấm thì cô cũng chỉ biết nghe lời chửi mắng và khóc mà thôi. Có thể nói sự lương thiện của cô mới đọc đã khiến cho người ta yêu mến rồi. Mụ gì ghẻ bào rằng hai chị em Tấm Cám đi mò cua xúc tép ai mò được nhiều hơn thì sẽ được thưởng lụa. Tấm vốn ngoan ngoãn hiền lành xúc mải mê đến chiều thì cũng chính bởi cô quá tin người và hiền lành mà Cám đã lừa tấm và trút hết giỏ cá của Tấm. Tấm thấy mất cá cũng chẳng biết làm gì ngoài việc khóc. Có một con bống mà ông bụt dặn về nuôi Tấm hiền lành không hôm nào quên cho bống ăn.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Kể cả khi làng mở hội Tấm cũng bị mụ gì ghẻ tìm cách không cho đi Tấm bị mụ gì ghẻ làm khó Tấm cũng ngoan ngoãn ma làm theo không cãi lại mụ cũng không dám chốn đi. Tấm lại khóc và con người hiền lành ấy lại được bụt giúp đỡ. Thế rồi kể cả khi Tấm được vào cung làm hoàng hậu thì đến thì cũng vẫn giúp đỡ mẹ con cám. Ngày giỗ bố vẫn về không quản khó khăn mà trèo lên cây vặt cau giỗ bố mắc mưu của gì ghẻ hại chết chính mình.

Không chỉ đẹp tâm hồn lương thiện mà Tấm còn đẹp bởi nhan sắc của mình. Tấm vốn xinh đẹp da trắng và sự thật khi lấy được hoàng thượng thì quả thật đã thể hiện được vẻ đẹp ấy.

Sau lần bị hãm hại ấy Tấm biến thành nhiều vật khác nhau và đều bị mẹ con Cám làm cho chết hết lần này qua lần khác. Thế nhưng chính sự biến thành những vật khác nhau mỗi lần chết ấy truyện ngắn này nhằm nói lên sức sống của cái hiền cái thiện thì không bao giờ là mất đi, nó chỉ biến từ cái này sang cái khác mà thôi. Những lần biến ấy thể hiện được vẻ đẹp trưởng thành của nàng Tấm. Cô vẫn tốt bụng như thế nhưng cô không ngây thơ chỉ biết ngồi ôm mặt khóc nữa. Tấm dù không hóa thành người nhưng cô vẫn có thể hăm dọa và khuyên nhủ mẹ con nhà Cám đã hại mình. Đến khi biến thành quả thị Tấm được trở về với hoàng thượng và có một cuộc sống ấm no hạnh phúc về sau. Còn mẹ con Cám thì độc ác xấu xa đã phải chết một cách tất tưởi. Chúng phải chết trong nồi nước sôi nóng như chết trong vạc dầu của tầng cuối cùng của địa ngục vậy. Sự sống của Tấm như thể hiện, biểu trưng cho sự sống của hiền lành đức độ cái tốt ở trên đời này. Nó mãi mãi trường tồn trước những sóng gió.

Xem thêm:  Phân tích bài học quý giá về tình đoàn kết qua truyện “Con Rồng cháu Tiên”

Kết luận Phân tích Hình tượng cô Tấm trong truyện cổ dân gian Việt Nam

Qua hình tượng nhân vật Tấm qua mọi thời điểm cuộc đời nàng ta thấy được vẻ đẹp của người con gái thuở xưa hiền lành lương thiện. Đồng thời nó cũng thể hiện cho quan niệm của ông bà ta là ở hiền thì gặp lành những người ở hiền thì có cuộc sống hạnh phúc những người xấu xa thì phải chịu những hậu quả mà mình tự gây ra. Không những thế ta còn thấy được sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác vô cùng kịch liệt thế nhưng cái thiện luôn luôn thắng. Và con đường đến cái thiện để hạnh phúc là một quá trình gian nan vất vả.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Chủ đề: con đườngcon ngườicuộc sốnggia đìnhhạnh phúcNguyễn Khoa ĐiềmNhân vật Tấmông bụtphân tíchSọ DừaTấm CámThạch Sanhthời giantruyện tấm cámtưởng tượngvăn họcvăn minhvăn phân tích

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”

(Lâm Thị Mỹ Dạ – Truyện cổ nước mình)

Thế giới cổ tích trong văn học Việt Nam từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của tuổi thơ mỗi con người. Sức sống bền vững của chúng thể hiện qua nội dung chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, có tầm ảnh hưởng to lớn trong việc hình thành lòng thương yêu, cảm thông với những mảnh đời cơ cực, nghèo khổ. Vì vậy, truyện cổ nước ta thật đúng như lời nhận xét: “Giá trị nhân văn của truyện cổ tích là ở sự quan tâm và đề cao những người dân thường bị áp bức”. Bởi đề tài của truyện luôn xoay quanh mọi mảnh đời như thế.

Ở cốt truyện thường thấy của cổ tích, ta bắt gặp dễ dàng sự phân định giữa hai tuyến nhân vật: chính diện và phản diện. Mà ở đó, người dân – người lao động nghèo xuất hiện trong các tác phẩm với tư cách là người con riêng, kẻ mồi côi, có hình thù kì lạ hay xấu xí, em út,… Họ luôn là đối tượng nhận lấy mọi điều đau khổ nhất từ cuộc sống và sự lấn áp của giai cấp thống trị – những kẻ phản diện như mẹ ghẻ, phú ông, anh chị cả,…Truyện cổ tích phản ánh rõ mâu thuẫn giữa các nhân vật, khi mà mảng ghép của hai kiểu người ở hai tầng lớp luôn chống chọi, đối lập lẫn nhau. Và rồi cuối cùng, gánh chịu áp bức vẫn là những người thấp cổ bé họng, khi mà vị trí của họ trong xã hội luôn bị lu mờ bởi quyền lực, tiền bạc, thủ đoạn và gian nan, thử thách. Truyện cổ tích luôn hướng sự phản ánh vào những con người có hoàn cảnh bất hạnh, do đó ta nói chúng “quan tâm” đến người dân thường bị áp bức. Qua những tác phẩm cổ tích trong văn học dân gian, bao phẩm chất cao quý, tốt đẹp của người ta được khẳng định và ca ngợi, thể hiện họ sống trong vất vả, khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn trong sáng – cũng có nghĩa truyện cổ “đề cao” những con người thường bị áp bức. Mỗi câu chuyện, mỗi khía cạnh khác nhau của cuộc sống bình dân ấy đã phần nào thể hiện giá trị nhân văn của truyện cổ nước mình.

Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống, phản ánh lên cái đói khổ, bất công của xã hội mà người trải qua là nhân dân lương thiện, chất phác, thật thà. Đến với truyện cổ tích, nội dung đó lại càng được bộc lộ một cách rõ ràng, chân thực. Bởi chúng do những người dân lao động bình thường sáng tạo nên, và họ gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình trong tác phẩm, phác hoạ bức chân dung sinh động về cái tối tăm, nghiệt ngã mà hằng ngày họ cảm nhận. Để tác phẩm không bị đi vào quên lãng, chôn vùi giữa biển trời văn học bao la, rộng lớn, đòi hỏi người sáng tác phải luôn dẫn dắt nó song hành giữa nghệ thuật hư cấu và nội dung gắn liền với nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động. Nàng Tấm (Tấm Cám) mồ côi cha lẫn mẹ, phải ở cùng mụ dì ghẻ và đứa em toan tính, ích kỉ, nếm bao nhiêu cay đắng của cuộc đời, của sự đày đoạ, hành hạ từ ghen ghét mà ra, thật là đáng thương! Còn Thạch Sanh (Thạch Sanh, Lí Thông) thì không nơi nương tựa, nghèo khó, sống ven bìa rừng, chẳng có lấy một mái ấm gia đình trọn vẹn, may mắn có được người bạn, người anh em Lí Thông lại là tên xảo nguyệt, gian trá, hay lường gạt và biến chính chàng thành người bị hại. Bên cạnh đó là hình ảnh người em (Cây khế) bị chính người anh ruột của mình chiếm hết tài sản, hắt hủi và đuổi ra khỏi nhà, phải đến sống trong túp lều bên cạnh cây khế. Đó là thể hiện sự “quan tâm” từ truyện cổ tích.

“Quan tâm đến những người dân thường bị áp bức” là một nửa của giá trị nhân văn chứa đựng trong truyện cổ tích. Một nửa còn lại ở sự “đề cao” phẩm chất đạo đức tốt đẹp nơi trái tim mỗi con người nhỏ bé, nhọc nhằn. Vì trong thực tế, ta bắt gặp nhân vật chính trong truyện cổ tích luôn tồn tại ở vị trí tận cùng của xã hội.  Họ nghèo nàn về vật chất nhưng giàu có trong tình cảm con người. Kém may mắn thay khi ông trời định sẵn họ phải thường xuyên dãi dầu những nắng mưa số phận. Bởi thế nên họ thấu hiểu sâu sắc tầm quan trọng của lao động, của nhân phẩm. Chính những người dân bình thường ấy đã tạo nên và duy trì những nguyên tắc đạo lí tốt lành. Mỗi lần đối mặt với bóng tối, bị nhấn chìm trong bể khổ từ âm mưu xấu, họ lại một lần sống dậy trong sự toả sáng từ tấm lòng nhân hậu, chứng minh chiến thắng cuối cùng của cái thiện trước cái ác. Vì vậy, trong quá trình khởi xướng và hoàn thành một câu truyện cổ, tác giả luôn chú ý đến vấn đề bộc lộ sao cho chính nghĩa và cái thiện đứng ở vị trí trung tâm, nêu lên bài học về tinh thần đấu tranh vì ánh sáng và giữ cái tâm bền vững theo quan niệm từ muôn đời: “đói cho sạch, rách cho thơm”. Trong tận cùng khổ ải, khi cuộc sống là chuỗi ngày ngậm đắng nuốt cay phải làm lụng tất bật, âm thầm, Tấm vẫn hiện ra với tất cả sự cần cù, nết na, hiền lương, thục đức. Thạch Sanh một mình chiến đấu chằn tinh một cách dũng cảm, kiên cường, mạnh mẽ, chàng còn tha thứ cho người đã hại mình mà không trách tội, dù chàng có thừa khả năng để làm thế. Đứng trước cơ hội “ngàn năm có một” để thay đổi cuộc đời, người em trong Cây khế vẫn không tham lam vàng ngọc, chỉ lấy đủ số vàng trong túi ba gang và nhường cả cho anh mình cây khế có con chim thần đến đậu. Tất cả đã thể hiện sự “đề cao” từ truyện cổ tích.

Nói tóm lại, giá trị nhân văn của truyện cổ tích là sự quan tâm đến số phận bi thảm của người bình dân, đồng thời đề cao những phẩm chất tốt đẹp của họ. Mà điều đó thể hiện qua việc xây dựng hai hình tượng nhân vật mâu thuẫn, có cái thiện – cái ác, có ánh sáng – bóng tối, có tốt đẹp – xấu xa và vận dụng các yếu tố thần kì trong nghệ thuật văn tự sự. Mỗi câu chuyện là một cách để nhân dân trao gửi lòng tin yêu vào một ngày mai tươi sáng, là giấc mơ về những gì họ khao khát mà chưa có được trong cuộc đời.

Một thời gian dài, truyện cổ tích gắn bó với trẻ thơ nước nhà trong từng giấc ngủ. Rồi con người ta lớn lên, thôi không còn đắm chìm trong thế giới thần tiên đẹp đẽ, nhưng những bài học quý giá mà mỗi câu chuyện mang lại mãi là hành trang đi cùng ta đến đích cuối cuộc đời. Ngày nay, khi thế giới không ngừng quay cuồng trong thay đổi, cổ tích đã chẳng phải là món ăn tinh thần duy nhất vỗ về bao mơ ước bé bỏng. Tuy nhiên, thật là thiếu sót nếu trong kệ sách mỗi gia đình thiếu đi vài quyển truyện cổ tích. Chúng và nội dung nhân đạo chứa trong chúng sẽ khắc sâu trong tâm trí mỗi người con Việt Nam, nếu ta biết đọc truyện bằng cả lòng yêu thương và thấu hiểu cuộc đời.

Video liên quan

Chủ đề