Chàm sữa có nên dùng hồ nước

Phòng ngừa chàm sữa trẻ em dựa trên các yếu tố: chế độ dinh dưỡng, vệ sinh làn da của trẻ và môi trường sống xung quanh. Cụ thể:

  • Chế độ dinh dưỡng:

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần duy trì sữa mẹ lâu nhất có thể, chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ từ 6 tháng trở đi. Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, lạc, thực phẩm lên men...

  • Vệ sinh thân thể trẻ:

Không cho trẻ tắm quá lâu với xà phòng hoặc sữa tắm, nên tắm bằng nước ấm để giảm bớt tình trạng ngứa cho chàm sữa trẻ em gây ra, khiến trẻ phải gãi sẽ rất dễ làm nhiễm khuẩn da.

Nên dùng các loại sữa tắm dành cho trẻ nhỏ. Tránh cho trẻ mặc các loại quần áo làm bằng chất liệu len hoặc sợi tổng hợp, không thấm hút mồ hôi và gây bít tắc da. Nên cho trẻ mặc quần áo mềm. Giữ da trẻ luôn khô, thoáng.

  • Môi trường xung quanh:

Không thay đổi nhiệt độ phòng quá nhanh. Thường xuyên chú ý vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là nơi ngủ của trẻ. Nơi ở của bé cần thông thoáng với độ ẩm cần thiết. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng như chó, mèo.

Đối với trẻ vẫn còn đang bú mẹ, nếu trẻ bị lác sữa thì mẹ cần hạn chế một số thực phẩm sau để không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ dành cho bé:

  • Các thức ăn giàu chất tanh: Tôm, cua, cá, thậm chí cả tảo cũng không nên ăn. Đây là các thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch cao, hay còn gọi là dị ứng. Nếu mẹ ăn các thực phẩm trên, chúng sẽ đi vào sữa mẹ, trẻ bú và có thể gây kích hoạt chuỗi dị ứng;
  • Các thức ăn giàu chất béo: Như thịt mỡ, các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ... Khi ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo sẽ dễ làm khởi phát cơ địa dị ứng, chàm sữa trẻ em dễ sinh thêm nốt;
  • Các thức ăn giàu chất cay và tê: Như ớt, chanh, tiêu. Về cơ bản, đây là những gia vị giúp kích thích tiêu hóa mạnh, tuy nhiên, chúng dễ gây ngứa và kích thích tiết mồ hôi, khiến trẻ đang bị lác sữa sẽ càng nặng hơn. Chỉ cần mẹ ăn một lượng thức ăn nhiều gia vị mạnh nhất định, sữa mẹ sẽ trở nên nóng hơn bình thường và ảnh hưởng đến trẻ.

Chàm sữa trẻ em là bệnh phổ biến, do đó cha mẹ nên lưu ý các dấu hiệu để chăm sóc trẻ đúng cách, trong trường hợp chàm ngày một nặng, kéo dài dai dẳng, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ da liễu khám và điều trị bởi rất có thể đây là biểu hiện của một số căn bệnh nguy hiểm khác.

Khoa Nhi tại Vinmec là một trong số ít bệnh viện có đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa da liễu, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa, dinh dưỡng,... ngay tại khoa Nhi. Vì vậy, khi bé bị chàm sữa khám tại đây sẽ được điều trị chuyên sâu, hiệu quả hơn, không phải mất thời gian di chuyển quá nhiều giữa các khoa. Đội ngũ y bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên sâu, trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, thường xuyên được tham gia các cuộc hội thảo lớn từ các chuyên gia y khoa thế giới, mang đến cho bệnh nhi những phương án điều trị mới, hiệu quả nhất, rút ngắn thời gian điều trị.

Ngoài ra, khoa Nhi tại Vinmec có khu vui chơi dành cho trẻ em riêng biệt đầy đủ mọi hoạt động trong nhà và ngoài trời, giúp bé thoải mái tinh thần khi đến khám và điều trị. Không gian thiết kế thoáng, hòa hợp với thiên nhiên, môi trường sạch sẽ giúp bảo vệ sức khỏe bé tốt.

Nếu có nhu cầu khám và điều trị tại Vinmec, bạn vui lòng đặt lịch khám trực tiếp tại website hoặc liên hệ đến hệ thống hotline để được phục vụ.

Công dụng đầu tiên phải kể đến là làm săn se da, do trong thành phần thuốc chứa ZinC oxide hay còn gọi là kẽm oxide. Hoạt chất này có tính chất làm săn se da, ngăn ngừa sự hình thành dầu trên bề mặt da. Bên cạnh đó, nó giúp thu nhỏ lỗ chân lông, làm săn chắc, che dấu làn da bị tổn thương.

2. Tăng cường khả năng kháng khuẩn

Kẽm oxit có khả năng tạo một lớp màng mỏng trên da. Ngoài khả năng giúp săn se da, nó còn có tác dụng bảo vệ da tránh sự xâm nhập của vi sinh vật có hại lên vị trí tổn thương, ngăn ngừa nhiễm trùng da. 

3. Thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi da

Kẽm oxide còn được biết đến là một chất chống nắng vô cơ, bảo vệ vùng da bị tổn thương khỏi sự tác động của tia cực tím, ánh sáng, giúp tái tạo và phục hồi da nhanh hơn.

Calcium carbonate: đây là hợp chất chứa các nguyên tố: canxi, cacbon, oxi. Thành phần có tác dụng bảo vệ tế bào do tạo ra gốc HCO3– đồng thời cung cấp canxi cho cơ thể.

4. Giảm viêm, giảm ngứa

  • Kẽm oxide có tác dụng làm giảm các triệu chứng trên da: viêm, kích ứng, ngứa ngáy.
  • Glycerine giúp làm dịu da, giảm ngứa khi da bị kích ứng.

5. Cung cấp độ ẩm cần thiết cho da

Công dụng này có được là nhờ các thành phần sau:

  • Glycerin: là hợp chất không màu, không mùi, có độ nhớt vừa phải. Nó có khả năng hút ẩm từ không khí, tạo một lớp màng ẩm trên da.
  • Talc: có tác dụng hút ẩm, giảm ma sát trên da.
  • Nước cất: là dung môi để hòa tan các hợp chất trên giúp dung dịch đạt được nồng độ nhất định. Nếu dung dịch đặc quá sẽ gây khô và rát da.

Những công dụng mà dung dịch hồ nước mang lại chỉ ở mức trung bình. Sản phẩm có hiệu quả với những tổn thương da mức độ nhẹ. Với những tổn thương mức độ nặng hơn như: lở loét, vết thương hở bị nhiễm trùng,… thì cần sử dụng thuốc đặc trị kết hợp các dung dịch sát khuẩn mạnh hơn như: Dizigone, povidone iod, chlorhexidine,…

Chàm sữa có nên dùng hồ nước

5 ứng dụng thực tế của hồ nước

1. Hồ nước trị hăm tã

Hồ nước là sản phẩm được các mẹ hay sử dụng để điều trị hăm tã cho trẻ do có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây hăm. Ngoài ra, hồ nước còn đồng thời làm mềm, dịu da khiến trẻ cảm thấy dễ chịu. Thành phần hồ nước lành tính, an toàn nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cho vùng da nhạy cảm của bé. 

Tuy nhiên, hồ nước chỉ hiệu quả với tình trạng hăm tã mức độ nhẹ. Khi vết hăm có dấu hiệu lan rộng, sưng đỏ nhiều hơn, các mẹ cần sử dụng các sản phẩm có khả năng kháng khuẩn mạnh và hiệu quả hơn. 

Cách dùng hồ nước trị hăm tã:

  • Bước 1: Vệ sinh tay trước khi bôi thuốc cho trẻ.
  • Bước 2: Vệ sinh vùng da bị hăm bằng nước ấm và lau khô.
  • Bước 3: Lắc lọ hồ nước, lấy một lượng nhỏ bôi lên vùng da bị hăm tã.
  • Áp dụng với tần suất: 2-3 lần/ngày đến khi bé khỏi hẳn.

Chàm sữa có nên dùng hồ nước

2. Hồ nước trị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là tình trạng làn da bị tổn thương, xuất hiện các mụn nước, sưng đỏ, khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Do bản chất bệnh do cơ địa dị ứng – yếu tố không thể thay đổi nên người bệnh chỉ có thể điều trị bằng cách biện pháp cải thiện triệu chứng. 

Với khả năng kháng khuẩn, giảm ngứa, hỗn dịch hồ nước là một biện pháp hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng bệnh ở giai đoạn nhẹ. Với những trường hợp viêm da cơ địa nặng, mụn nước bị vỡ hay chảy dịch nhiều thì hồ nước sẽ không còn tác dụng. Bệnh nhân cần dùng tới các loại thuốc điều trị đặc hiệu khác để vùng da tổn thương mau chóng phục hồi. 

Cách dùng hồ nước trị viêm da cơ địa:

  • Bước 1: Rửa tay sạch trước và sau khi dùng thuốc. 
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
  • Bước 3: Lắc đều hồ nước, lấy một lượng vừa đủ bôi lên vùng da bị tổn thương.
  • Tần suất: 2-3 lần/ngày tùy theo tình trạng bệnh.

3. Hồ nước trị mụn

Với khả năng kháng khuẩn nhẹ, hồ nước giúp loại bỏ ổ vi khuẩn làm nhân mụn được se lại. Tuy nhiên, hỗn dịch hồ nước chỉ hiệu quả với mụn bọc, mụn mủ, những nốt mụn nhỏ, xuất hiện ít trên mặt. Sản phẩm không hiệu quả với các loại mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn đinh râu hay nhọt.

Chàm sữa có nên dùng hồ nước

Cách dùng hồ nước trị mụn:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng da mặt

  • Sử dụng nước ấm để kích thích mở lỗ chân lông.
  • Dùng sữa rửa mặt phù hợp với từng loại da mặt
  • Rửa sạch bằng nước lạnh để thu nhỏ lỗ chân lông.

Bước 2: Sử dụng hồ nước chấm lên vết mụn

  • Lắc lọ hồ nước, dùng tăm bông để lấy dịch sau đó chấm lên nốt mụn
  • Để thuốc tự khô, không cần rửa lại với nước

Tần suất:

  • Mụn nhỏ: 2-3 lần/ngày
  • Mụn to, có nhân: 3-4 lần/ngày. Cần nặn hết nhân mụn sau đó mới tiến hành các bước 1 và 2.

4. Hồ nước trị vết thương, vết bỏng nhẹ

Hỗn dịch hồ nước giúp kháng khuẩn, tránh tình trạng nhiễm trùng; đồng thời nó làm dịu những vị trí vết trầy xước hay bỏng nhẹ. Việc sử dụng hồ nước bôi 2-3 lần/ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng vùng da bị tổn thương.

5. Hồ nước xử lý côn trùng đốt

Thông thường, viêm da do côn trùng đốt xảy ra khi thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều. Biểu hiện của bệnh là: nổi mề đay, các nốt đỏ nóng rát ở cổ, lưng hoặc toàn thân. Hồ nước sẽ có tác dụng làm dịu làn da, giảm sưng, ngứa ngáy.

Cách dùng:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng da bị côn trùng đốt.
  • Bước 2: Lắc đều lọ hồ nước, dùng tăm bông lấy dịch thuốc và bôi lên vị trí vừa làm sạch
  • Tần suất 2-3 lần/ngày.

Ưu nhược điểm của Hồ nước

1. Ưu điểm

  • Sản phẩm an toàn chứa các thành phần tương đối lành tính.
  • Dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.

2. Nhược điểm

  • Khả năng kháng khuẩn kém.
  • Chỉ có tác dụng với những tổn thương ngoài da ở mức độ nhẹ: vết trầy xước, vết cắt, côn trùng đốt,….
  • Không có tác dụng với những tổn thương nặng, vết thương hở lớn có dịch mủ, vết loét ngoài da.
  • Chủ yếu để làm giảm các triệu chứng: ngứa ngáy, khó chịu, viêm nhiễm. Hỗ trợ trong quá trình vệ sinh da trước khi sử dụng các sản phẩm điều trị chuyên biệt.
  • Kẽm oxide, talc có thể gây kích ứng nếu làn da quá nhạy cảm. 

Chàm sữa có nên dùng hồ nước

Những lưu ý khi sử dụng hỗn dịch hồ nước

1. Lưu ý chung khi sử dụng hỗn dịch hồ nước

  • Vệ sinh tay và vùng da bị tổn thương sạch sẽ trước khi sử dụng sản phẩm.
  • Cần lắc đều trước khi sử dụng để các tiểu phân kẽm oxide phân bố đều, tránh hiện tượng sa lắng, làm mất tác dụng của thuốc.
  • Hỗn dịch hồ nước cần được bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Tránh để chất bẩn rơi vào lọ, đậy nắp ngay sau khi sử dụng.
  • Tránh để sản phẩm ở những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Sản phẩm chỉ dùng tại chỗ, không được uống vì có thể gây ngộ độc.
  • Trong quá trình sử dụng nếu có bất kỳ triệu chứng ngứa, mẩn đỏ tại vị trí tổn thương, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và đến các cơ sở y tế để thăm khám.

2. Lưu ý riêng dành cho đối tượng trẻ nhỏ

Trẻ em là đối tượng có làn da rất mỏng manh và nhạy cảm. Vì vậy, khi sử dụng sản phẩm bôi ngoài da – hỗn dịch hồ nước, cha mẹ cần lưu ý thêm: 

  • Chỉ sử dụng hồ nước bôi da cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ.
  • Trước khi sử dụng, trẻ cần thực hiện một số xét nghiệm để tránh các phản ứng bất lợi xảy ra làm nặng thêm tình trạng tổn thương da của trẻ.
  • Trước khi dùng sản phẩm trên diện rộng, cha mẹ nên bôi thử một lượng nhỏ lên da bé để kiểm tra sự kích ứng. Nếu không có phản ứng bất thường nào, cha mẹ mới bôi thuốc lên diện rộng cho con.
  • Sản phẩm sau khi sử dụng cần để gọn gàng, tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.

Trên đây là những thông tin cần biết liên quan tới hỗn dịch hồ nước. Đây là sản phẩm nên có trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Hồ nước giúp giải quyết những vết thương ngoài da ở mức độ nhẹ một cách dễ dàng, nhanh chóng. Với các tổn thương lớn và nghiêm trọng, hiệu quả của hồ nước là không đủ mạnh để thương tổn lành nhanh