Chảy máu cam nên xử lý như thế nào

Chảy máu mũi là một hiện tượng khá phổ biến, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Theo thống kê, có khoảng 60% dân số hay bị chảy máu mũi, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 10% phải đi gặp bác sĩ gia đình, và tỷ lệ cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc phải nhập viện thì càng ít hơn.

Trẻ em trong khoảng từ 5-10 tuổi thường bị chảy máu mũi nhiều hơn người lớn. Người lớn từ 50 tuổi trở lên cũng thường bị chảy máu mũi.

Nguyên nhân gây chảy máu mũi

Các nguyên nhân phổ biến nhất của chảy máu mũi bao gồm:

- Viêm nhiễm tại chỗ như viêm mũi xoang cấp, viêm mũi dị ứng, viêm loét ở mũi.

- Mũi bị chấn thương. Ở trẻ em có thể do ngoáy mũi hoặc dị vật rơi vào mũi.

- Các bệnh cấp tính có kèm theo rối loạn đông máu như cúm, sởi nặng, sốt xuất huyết, sốt rét, thương hàn…

- Bệnh về máu như bạch cầu cấp, rối loạn đông máu chảy máu.

- Bệnh tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch.

- Ngoài ra có khoảng 70% số bệnh nhân chảy máu mũi không tìm thấy nguyên nhân, thường gặp ở đối tượng thanh thiếu niên, lượng máu chảy ra ít, chảy máu mũi lặp đi lặp lại nhiều lần.

- Thời tiết khô vào mùa đông hoặc mùa hè đều có thể liên quan đến tình trạng khô niêm mạc mũi, chảy máu mũi.

- Uống nhiều thuốc aspirin, thuốc trị nhức mỏi, thuốc chống đông máu... hoặc dùng thuốc xịt trị viêm mũi quá chỉ định cũng có thể gây chảy máu mũi.

- Một vài loại thực phẩm, thảo dược, thức ăn quá cay nóng, bia rượu cũng có thể gây chảy máu mũi.

Sơ cứu khi bị chảy máu mũi

Dù chảy máu mũi do nguyên nhân nào thì cũng cần giữ bình tĩnh, tiến hành sơ cứu bằng cách ngồi thẳng, hơi nghiêng đầu về phía trước, dùng hai ngón tay kẹp chặt vào cánh mũi và thở bằng miệng trong khoảng phút cho đến khi máu ngừng chảy.

Khi máu đã cầm mà thấy có máu ứ đọng thì không nên gỡ chỗ máu đó ra để tránh gây tác động khiến máu chảy tiếp.

Lưu ý khi sơ cứu không nên ngả đầu về phía sau vì như vậy máu sẽ chảy vào cổ họng khó kiểm soát và có thể ảnh hưởng đến sự hô hấp.

Thông thường bác sĩ gia đình có thể điều trị chảy máu mũi bằng cách dùng thuốc làm co mạch để cầm máu, làm dịu vết thương và chống nhiễm trùng.

Trường hợp nặng khó cầm máu hoặc chảy máu mũi lặp lại nhiều lần không rõ nguyên nhân thì cần chuyển đến bác sĩ chuyên khoa hoặc vào bệnh viện để kiểm tra và xử lý phù hợp.

Có thể phòng ngừa tình trạng chảy máu mũi bằng những cách như:

- Tránh ngoáy mũi hoặc tác động mạnh đến mũi, vùng mặt.

- Đeo khẩu trang che mũi khi thời tiết khô hanh. Có thể giữ ẩm cho niêm mạc mũi bằng cách bôi một chút kem vaseline vào phần trước của vách ngăn mũi.

Chảy máu mũi là một hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Bệnh không nguy hiểm về tính mạng nhưng gây bất tiện trong cuộc sống con người.

Chảy máu cam, hay còn gọi là chảy máu mũi, bao gồm những trường hợp chảy máu từ phía trong mũi. Nhiều người thỉnh thoảng lại bị chảy máu cam, đặc biệt là trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

Nguyên nhân chảy máu cam

Chảy máu cam nên xử lý như thế nào

Ảnh: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam.

Hai nguyên nhân thường gặp nhất gây chảy máu mũi là:

  • Không khí khô. Khi niêm mạc lót trong hốc mũi bị khô đi, chúng dễ dàng bị chảy máu và nhiễm trùng hơn.
  • Ngoáy mũi. Thường xảy ra nhất ở trẻ em.
  • Viêm mũi xoang (nhiễm trùng mũi xoang)
  • Viêm mũi dị ứng
  • Cảm lạnh
  • Dị vật mũi.
  • Uống thuốc Aspirin hay thuốc kháng đông
  • Hít phải các hóa chất gây kích ứng niêm mạc mũi, như Amoniac (NH3)
  • Sử dụng Cocaine
  • Vẹo vách ngăn
  • Thuốc xịt mũi, nếu dùng quá thường xuyên và không đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Chấn thương mũi

Cách xử lý khi bị chảy máu cam

Bạn có thể thực hiện các bước sơ cứu chảy máu cam sau đây:

  1. Giữ bình tĩnh, thư giãn, ngồi thẳng, để giữ cho đầu cao hơn tim
  2. Nghiêng về phía trước, để ngăn máu vào cổ họng, đồng thời lưu ý không ngửa đầu về phía sau
  3. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào vùng mềm ở phía trước mũi trong vòng 5 – 10 phút, tránh đặt khăn giấy, gạc hoặc các vật khác vào mũi
  4. Kiểm tra xem có chảy máu không.

Tuy nhiên, khi gặp các tình trạng dưới đây, bạn cần đến các cơ sở y tế khẩn cấp:

  • Chảy máu cam ở trẻ dưới 2 tuổi
  • Máu cam cản trở khả năng hít thở
  • Chảy máu mũi kéo dài hơn 20 phút
  • Gặp chấn thương gây chảy máu mũi
  • Cảm nhận có máu trong cổ họng dù đã hết chảy máu cam
  • Liên quan đến tình trạng sức khỏe y tế hoặc sử dụng thuốc
  • Gặp các triệu chứng, chẳng hạn như chóng mặt, sốt, ngất xỉu hoặc nôn mửa

Chảy máu cam nên xử lý như thế nào

Ảnh: Khi chảy máu cam, nên dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào vùng mềm ở phía trước mũi.

Cách phòng ngừa chảy máu mũi hiệu quả

Chảy máu mũi có thể được hạn chế nếu bạn:

  • Kiểm soát huyết áp trong mức độ bình thường;
  • Tránh dùng các chế phẩm có chứa aspirin nếu bạn hay bị chảy máu mũi;
  • Tránh các hoá chất, bụi hoặc mang khẩu trang. Bác sĩ có thể kê cho bạn steroid xịt mũi nếu bạn bị nhiễm trùng hoặc dị ứng;
  • Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ hay chảy máu cam dùng một số thực phẩm thích hợp, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin C.
  • Xì mũi nhẹ nhàng và chỉ khi cần thiết
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm ở vùng khí hậu khô. Làm ẩm không khí trong nhà và tại nơi làm việc nếu có thể, đặt một ít thạch chứa petroleum vào trong lỗ mũi và dùng khăn quàng hoặc khẩu trang khi trời lạnh, khô. Xịt mũi bằng nước muối cũng có thể làm ngừng chảy máu do thời tiết khô;
  • Thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu cam
  • Tránh tác nhân kích thích, chẳng hạn như đặt vật lạ vào trong mũi, môi trường hóa chất
  • Tránh hoạt động gắng sức trong ít nhất 7 ngày sau khi chảy máu cam để ngăn ngừa tái phát Tránh hoạt động làm tăng nguy cơ chấn thương hoặc tổn thương mặt, chẳng hạn như các môn thể thao tiếp xúc

Tại sao không nên ngứa có khi chảy máu cam?

Động tác ngửa đầu ra sau khi chảy máu cam có thể khiến máu chảy ngược xuống cổ họng, nơi máu chảy ra và có thể gây nghẹt thở. Nếu nuốt phải máu cam, nó có thể gây buồn nôn và nôn khi đi vào dạ dày.

Khi chảy máu cam tư thế nào là tốt nhất?

Sau khi lau sạch mũi, hãy đặt đầu hơi cúi về phía trước để máu chảy ra, bạn sẽ nhận ra bên mũi nào bị chảy máu. Đồng thời, tư thế này khiến máu cam không chảy ngược về phía họng, gây nôn ói. Lấy ngón tay đè lên cánh mũi, hơi ngửa đầu lên một chút và giữ nguyên khoảng 5 - 10 phút để máu ngừng chảy.

Chảy máu cam là dấu hiệu của bệnh gì?

Chảy máu mũi là triệu chứng của 1 bệnh hay nhiều bệnh kết hợp, hay gặp nhất là chảy máu mũi do tăng huyết áp. - Bệnh lý tim mạch: Tăng huyết áp, dị dạng mạch máu… - Bệnh lý về máu: Suy tủy, rối loạn chức năng đông cầm máu, suy tủy… - Viêm nhiễm: Viêm mũi xoang cấp, viêm mũi xoang dị ứng đợt bội nhiễm…

Làm thế nào để không bị chảy máu cam?

Làm sao chặn đứng và ngăn ngừa chảy máu cam?.

Thư giãn bản thân. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh và thư giãn vì nếu bạn lo lắng, nó thực sự có thể khiến bạn chảy máu nhiều hơn..

Ngồi dậy và nghiêng về phía trước. ... .

Kẹp lỗ mũi. ... .

Sử dụng thuốc xịt thông mũi. ... .

Tránh ngoáy mũi. ... .

Đừng xì mũi. ... .

Tránh cúi xuống. ... .

Sử dụng túi chườm đá.