Chi tiết nào trong truyện khiến em cảm động

“Bà ơi, bà vào ngồi chỗ cháu này! Nhà cháu ở gần đây nên đứng một lúc cũng không sao ạ!”. Nói xong, tôi vui vẻ đứng dậy nhường ghế cho bà cụ vừa lên xe buýt. Nhìn nụ cười và ánh mắt ấm áp của bà, tôi cảm thấy thật vui vì đã làm được một điều tử tế dù là nhỏ bé. Tình huống này cũng làm tôi chợt nhớ lại câu chuyện ngày nào cũng trên chiếc xe buýt số 31 này, ngày tôi nhận được một bài học thật sâu sắc.

Tôi đã là học sinh cuối cấp Trung học Cơ sở và phải nhiều lẩn thuyết phục, bố mẹ mới chịu để tồi tự đi học bằng xe buýt mà không phải đưa đón tôi như từ ngày bé đến giờ. Tôi chỉ cần bắt một tuyến xe buýt là có thể đi từ nhà đến trường một cách dễ dàng. Những ngày đầu mới đi xe buýt, dù chưa quen vì đông đúc nhưng tôi vẫn hết sức tự hào vì mình đã tự lập trong việc đi lại. Chiếu hôm ấy, sau khi tan học, tôi nhanh chóng lên xe, tìm một chỗ và yên vị chờ vẽ nhà. Bỗng tiếng anh phụ xe vang lên:

– Kìa, bạn trẻ đứng lên nhường chỗ cho cụ già vừa lên xe nào!

Nghĩ lại thật xấu hổ, nhưng khi ấy tôi vội nghiêng đầu tựa vào cửa kính, mắt nhắm hờ ra vẻ như đang ngủ say lắm, mặc kệ bà cụ và lời đê’ nghị của anh phụ xe. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, trong lòng tôi diễn ra nhiều suy nghĩ trái ngược nhau vô cùng. Lúc thì tôi tự nhủ: “Nào, hãy mở mắt ra, đứng dậy và nhường ghế cho cụ già. Ai cũng biết cần phải nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ và những người phụ nữ mang thai khi đi xe buýt mà”. Nhưng lại một suy nghĩ khác vỗ vê’ tôi: “Chắc sẽ có người khác đứng dậy nhường ghế thôi, mình đã học cả ngày mệt mỏi quá rồi. Vả lại, mình lên trước, cũng mất tiền đàng hoàng, mình cứ ngồi đây, chẳng có gì sai trái cả”. Cái lí lẽ “người khác sẽ nhường ghế và mình xứng đáng được ngồi vì mệt” khiến tôi ngồi nguyên không nhúc nhích. Điều tôi cần làm chỉ là nhắm mắt, yên lặng và chờ điểm xuống.

Vậy mà tiếng nói của anh phụ lại vang lên lẩn thứ hai, và trong tôi lại tiếp tục tranh đấu: “Trời ơi! Hãy tưởng tượng nếu có một ngày, ông bà của cậu – cũng già yếu thế kia – bước lên xe buýt nhưng không một ai chịu nhường ghế. Cậu thấy thế nào?”. Đột nhiên, tôi giật mình mở mắt vì nghe tiếng anh phụ xe hướng về phía mình

-Em gái áo xanh ơi, điện thoại rơi kìa!

Theo phản xạ, tôi vội nhìn xuống chần và tìm điện thoại nhưng không thấy đâu. Thì ra, biết tôi vờ ngủ nên anh trêu đùa để tôi không thể im lặng được nữa. Chỉ ít phút bị “bại lộ” mà tôi thấy thời gian như ngừng trôi, dài đằng đẵng và nặng trĩu. Tôi xấu hổ với tất cả mọi người, nhất là với cụ già có vẻ ngoài đau yếu đang đứng bám vào chiếc cột sắt trên xe. Nhìn xung quanh, những ghế được ngồi phần nhiều đểu là các cụ già và trẻ nhỏ, trừ hàng ghế cuối xe là thanh niên vẫn ngồi vì rất xóc. Tôi bối rối đứng dậy nhường ghế trong lời nhắc nhở nhẹ nhàng của anh phụ xe:

-Thì ra là giả vờ ngủ. Nào nào, học sinh gì mà không ý thức gì hết. Đứng lên nhường ghế cho cụ đi, nhà em ở gần đây còn gì, chỉ hai trạm nữa là đến rồi, đứng một tí thôi.

Mặt tôi lúc ấy chắc phải đỏ như mặt trời vì xấu hổ. Tôi không chờ đến trạm mà vội vã xuống ngay điểm dừng tiếp theo. Ngày hôm ấy, tôi đã đi bộ gẩn một cây số để về nhà, tôi thấy mình không thể, không dám và không còn mặt mũi nào để đi trên chiếc xe ấy vào ngày mai. Có thể mọi người sẽ chỉ nhìn tôi chốc lát, đôi khi là bàn tán vài câu. Với những người cùng đi trên chuyến xe, với bác tài, anh phụ xe và có thể với cụ già hôm ấy, thái độ và hành động của tôi chỉ là một điều khiếm nhã nhỏ nhặt mà họ sẽ quên trong một vài câu chuyện phiếm. Nhưng đối với tôi, đó thực sự là một cuộc chiến nội tâm và một bài học đáng nhớ. Đó là trận chiến có thật, không khói lửa súng đạn, nhưng nhiều ngày sau đó, tôi vẫn luôn suy nghĩ vê’ cách ứng xử

Từ sau sự việc ngày hôm ấy, tôi bắt đẩu chú ý điều chỉnh cách ứng xử với mọi người và quan tầm hơn đến gia đình, thầy cô và bạn bè. Cũng từ đó, bác tài và anh phụ xe của tuyến xe buýt số 31 thường thấy một cô bé mặc áo đổng phục màu xanh rất hay đứng dậy nhường ghế cho các cụ già và em nhỏ. Không chỉ sau mỗi lần đứng dậy nhường ghế cho người khác, mà bất kì lúc nào làm được điều gì đó tốt đẹp trong cuộc sống của mình, tôi đều cảm thấy hạnh phúc và yêu đời hơn!

Chú Lương và chú Sáu là ai? Họ có nhiệm vụ gì. Em hiểu những lời đối thoại ở đoạn 1 và đoạn 2 là của ai. Máy bay địch đã bị chiếc Mích của ta hạ gục như thế nào. Những chi tiết nào nói lên lòng dũng cảm và quyết tâm của các chiến sĩ hạ gục máy bay địch. Những câu nào trong bài đọc là lời nói của nhân vật. Dấu câu nào cho em biết điều đó. Chọn dấu câu phù hợp để thay ngôi sao trong câu dưới đây. Chuyển câu trong dấu ngoặc kép thành lời nói trực tiếp được đánh dấu bằng dấu gạch ngang.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung

Bài đọc miêu tả lại trận đánh trên không vô cùng gay cấn với sự nhanh trí, tài tình của người chiến sĩ.

Phần I

Bài đọc:

Trận đánh trên không

Chi tiết nào trong truyện khiến em cảm động

Hai chiếc Mích bám theo nhau cùng vút lên trong khoảng trời xanh lóa nắng. Phía dưới Lương và Sáu, mây đã mỏng và thưa đi, để lộ rõ những dãy núi phơi sống lưng lởm chởm.

- Thăng Long! Mục tiêu phía trước, 12 cây.

- Thăng Long nghe rõ! – Tiếng Sáu đanh gọn trả lời.

Thấp thoáng trong mây mỏng, một thằng địch đang bay là là trên những ngọn núi.

- Xin phép công kích.

- Cho công kích!

Lương đâm xuống ngay trên lưng thằng địch, bắn một loạt đạn. Những đốm lửa đỏ phùn phụt bay về phía trước. Lương vọt lên, vượt qua thằng địch. Nó vẫn bay ngoằn ngoèo.

Chiếc Mích vòng lại, nghiêng cánh bổ xuống lần thứ hai. Chiếc máy bay địch màu vàng bẩn cứ mỗi giây một to thêm, lấp đầy cả vòng kính ngắm. Lương bóp cò. Anh có cảm tưởng như đang túm tận gáy thằng địch mà quật xuống. Những đốm đỏ xuyên thẳng vào đầu và cánh chiếc máy bay Mỹ. Những mảnh kim khí và mi ca bắn tung tóe. Một bên cánh của nó văng rời hẳn ra, lửa bốc lem lém lẫn với khói.

- Cháy rồi! Nó nhảy dù! – Tiếng Sáu reo liên tiếp.

Lương vọt lên cao. Anh còn kịp thấy mở ra hai rồi ba chiếc dù đung đưa.

Theo NGUYỄN ĐÌNH THI

Phần II

Đọc hiểu:

Câu 1: Chú Lương và chú Sáu là ai? Họ có nhiệm vụ gì?

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Chú Lương và chú Sáu là chiến sĩ không quân. Họ có nhiệm vụ bắn hạ máy bay của địch.

Câu 2

Câu 2: Em hiểu những lời đối thoại ở đoạn 1 và đoạn 2 là của ai?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 1 và đoạn 2 của bài đọc.

Lời giải chi tiết:

Em hiểu những lời đối thoại ở đoạn 1 và đoạn 2 là chú Lương và chú Sáu.

Câu 3

Câu 3: Máy bay địch đã bị chiếc Mích của ta hạ gục như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 3 của bài đọc.

Lời giải chi tiết:

Máy bay địch đã bị chiếc Mích của ta hạ gục như sau:

- Chiếc Mích đâm xuống ngay trên lưng thằng địch, bắn một loạt đạn.

- Chiếc Mích vòng lại, nghiêng cánh bổ xuống lần thứ hai. Chiếc máy bay địch màu vàng bẩn cứ mỗi giây một to thêm, lấp đầy cả vòng kính ngắm. Lương bóp cò. Những đốm đỏ xuyên thẳng vào đầu và cánh chiếc máy bay Mỹ.

Câu 4

Câu 4: Những chi tiết nào nói lên lòng dũng cảm và quyết tâm của các chiến sĩ hạ gục máy bay địch?

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết nói lên lòng dũng cảm và quyết tâm của các chiến sĩ hạ gục máy bay địch:

- Lương đâm xuống ngay trên lưng thằng địch, bắn một loạt đạn.

- Lương vọt lên, vượt qua thằng địch.

- Lương bóp cò. Anh có cảm tưởng như đang túm tận gáy thằng địch mà quật xuống.

Phần III

Luyện tập:

Câu 1: Những câu nào trong bài đọc là lời nói của nhân vật? Dấu câu nào cho em biết điều đó?

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Những câu trong bài đọc là lời nói của nhân vật:

- Thăng Long! Mục tiêu phía trước, 12 cây.

- Thăng Long nghe rõ!

- Xin phép công kích.

- Cho công kích!

- Cháy rồi! Nó nhảy dù!

Dấu gạch ngang đánh dấu lời nói của nhân vật.

Câu 2

Câu 2: Chọn dấu câu phù hợp để thay ngôi sao trong câu dưới đây:

Chi tiết nào trong truyện khiến em cảm động

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện Trận đánh trên không phản ánh một mặt trận lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta – mặt trận trên cao.

Câu 3

Câu 3: Chuyển câu trong dấu ngoặc kép thành lời nói trực tiếp được đánh dấu bằng dấu gạch ngang:

Lương gọi: “Báo cáo Trường Sơn, Hai Mươi Hai đã nhảy dù.”.

NGUYỄN ĐÌNH THI

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

– Báo cáo Trường Sơn, Hai Mươi Ba đã nhảy dù. – Lương gọi.

  • Nghe - viết: Trần Bình Trọng trang 74 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều Nghe – viết. Chọn chữ phù hợp với ô trống. Chữ l hay n. Chữ v hay d. Thi tìm nhanh những từ gồm 2 tiếng.
  • Trao đổi: Em đọc sách báo trang 75 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về đề tài bảo vệ Tổ quốc mà em đã đọc ở nhà. Trao đổi về câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đã đọc.
  • Ở lại với chiến khu trang 76, 77 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều Trung đoàn trưởng nói gì với các chiến sĩ nhỏ. Vì sao các chiến sĩ xúc động khi nghe trung đoàn trưởng nói. Các chiến sĩ đáp lời trung đoàn trưởng như thế nào. Chi tiết nào trong bài khiến em cảm động. Vì sao.Tìm trong lời của nhân vật Mừng một câu khiến. Chuyển câu “Chúng em xin ở lại.” thành một câu khiến. Tìm các bộ phận của câu ứng với mỗi cột trong bảng dưới đây.
  • Người chiến sĩ trang 78 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều Chọn 1 trong 2 đề sau: Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu. Trang trí cho bài viết hoặc gắn tranh vẽ của em. Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về một chiến sĩ quân đội. Gắn ảnh em sưu tầm hoặc tranh vẽ của em. Viết về người anh hùng trang 71 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

Viết đoạn văn về một anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết. Giới thiệu và bình chọn những đoạn văn hay.