Chùa và đền khác nhau như thế nào

Lượt xem: 8,324Chia sẻ video bạn yêu thích với bạn bè trên các phương tiện truyền thông xã hội bạn yêu thích.

Xuất bản vào 04.27.2016 Ở Nhật Bản có hàng ngàn ngôi đền và ngôi chùa. Đền chùa là nơi thể hiện nét đẹp kiến trúc cũng như văn hóa của Nhật Bản. Một chuyến tham quan Nhật Bản sẽ không được hoàn hảo nếu không ghé thăm ít nhất một ngôi đền hoặc ngôi chùa nào đó. Tuy nhiên, đối với nhiều du khách, thật khó để nhận ra sự khác nhau giữa đền và chùa. Vậy sự khác nhau là gì?
Sự khác biệt cơ bản nhất giữa một ngôi đền và một ngôi chùa là được dựa trên các tôn giáo khác nhau. Chùa dành cho Phật giáo còn đền thờ dành cho Thần đạo. Mặc dù hai tôn giáo khác nhau nhưng không loại trừ lẫn nhau. Điều này có nghĩa là, giống những nước khác ở Đông Á như Hàn Quốc và Trung Quốc, người dân có thể theo nhiều hơn một tôn giáo cùng một lúc. Vì vậy, người Nhật trong nhiều thế kỷ theo cả hai tín ngưỡng và các phương diện của cuộc sống gắn liền với mỗi tôn giáo. Các nghi thức của thần đạo Shinto liên quan đến các vấn đề trần thế như đám cưới hoặc cầu nguyện cho sự thành công, trong khi đó các nghi lễ Phật giáo thuộc vấn đề tâm linh chẳng hạn như đám tang. Những tôn giáo này không yêu cầu du khách phải theo tín ngưỡng mới được đến đền hoặc chùa, do đó tất cả người dân của các tôn giáo đều được chào đón, miễn là, họ tuân thủ theo những nghi thức nhất định.
Thần đạo:
Thần đạo ra đời nhiều thế kỷ trước đây và là tôn giáo bản địa của Nhật Bản. Trong quá khứ, nhiều gia tộc hùng mạnh có hệ tư tưởng tâm linh của riêng họ. Mỗi gia tộc tin rằng các vị thần linh, được gọi là kami, tồn tại giữa trời và đất và họ tồn tại trong các khu vực thiên nhiên và các yếu tố địa lý chẳng hạn như núi và sông. Đến thế kỷ thứ 6, gia tộc Tenno trở nên hùng mạnh nhất và là nguồn gốc thống nhất của hệ tư tưởng này. Thần đạo ra đời, có nghĩa là "con đường của các vị thần "và là nguyên nhân lý giải cho việc lên ngôi của gia đình hoàng gia.
Đầu tiên, một ngôi đền Thần đạo được nhận diện bởi sự hiện diện của cổng "torii" ở lối vào của đền thờ. Thường là một cánh cổng màu đỏ với hai cột đối xứng nhưng thanh ngang kích thước không giống nhau. Cổng torii được cho là cửa ngõ đến các khu vực của các vị thần, do đó khi đi qua cánh cửa này, các du khách đi vào khu vực tâm linh.
Sau khi đi qua cổng tori và trước khi vào đền thờ, du khách nên tẩy trần tại các ngôi nhà chứa nước gọi là "temizuya". Đầu tiên, bạn dùng gáo nước để rửa tay trái sau đó tay phải. Sau đó, đổ nước vào lòng bàn tay và ngậm nước để rửa sạch miệng; không được uống nước này. Bước cuối cùng là sử dụng phần nước còn lại để làm sạch tay cầm của gáo và đặt gáo trở lại vị trí cũ.
Tại lối vào của đền thờ (hoặc đôi khi trước cổng torii) sẽ có hai bức tượng hoặc là sư tử hoặc là cáo, là linh vật bảo vệ của ngôi đền, xua đuổi ma quỷ. Khi bước vào ngôi đền, bạn có thể làm theo các nghi thức sau đây:
1) Ném một đồng xu vào hòm công đức.
2) Cúi đầu 2 lần
3) Vỗ tay 2 lần (hành động này nhằm thu hút sự chú ý của các vị thần), hoặc nếu có chiêng, gõ vào chiêng
4) Cầu nguyện
5) Cúi đầu lần nữa

Đạo Phật:
Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ, phát triển đến Trung Quốc rồi đến Hàn Quốc và từ Hàn Quốc phát triển đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 7, có nhiều người theo đạo Phật khi Hoàng Thái tử Shotoku (537-621) ủng hộ tôn giáo này.
Tôn giáo du nhập này mang ảnh hưởng của kiến trúc Trung Quốc. Chùa Phật giáo thường nhiều màu sắc và trần được trang trí lộng lẫy, trong khi đó đền thờ đạo Shinto trang trí đơn giản. Bên trong chùa, có những bức tượng khác nhau, quan trọng nhất là tượng Phật ngồi thiền bằng vàng. Đôi khi có chữ Vạn trên tượng Đức Phật (không nên nhầm lẫn với biểu tượng Phát xít trong chiến tranh thế giới II). Hình chữ vạn Phật giáo là một biểu tượng cổ có nghĩa là "tất cả sẽ tốt thôi". Trên các bản đồ Nhật Bản, dấu hiệu này chỉ một ngôi chùa Phật giáo.
Khi đến thăm một ngôi chùa, du khách sẽ thấy một lư nhang lớn trước lối vào đền thờ của chùa. Bạn mua một bó nhang, thắp nhang, cắm vào lư nhang và đẩy khói nhang về phía mình. Người ta tin rằng nhang có khả năng chữa bệnh và mùi nhang làm chúng ta thấy dễ chịu.
Sau cùng, bạn vào điện chính. Hầu hết các ngôi chùa ở Nhật Bản có sàn tatami có nghĩa là bạn không được mang giày vào điện. Vì vậy, đừng quên mang vớ thoải mái khi đến tham quan chùa và cởi giày trước khi vào điện chính. Du khách nên đi vào từ phía bên phải, và nếu có ai đó đang lạy, thật là thiếu tôn trọng khi đi trước mặt họ. Đặt một số tiền xu vào hòm công đức, sau đó cúi đầu hai lần, cầu nguyện và cúi đầu một lần nữa trước khi đi ra từ phía bên trái.

Nguồn: Subtokyo (Youtube)

đến Chùa và đền thờ / Di tích lịch sử

  • Chùa và đền khác nhau như thế nào

    Chuyến du lịch đêm ở Kamakura & Shonan

    2017-10-13 15:24:42
  • Chùa và đền khác nhau như thế nào

    Thắng cảnh Amanohashidate

    2016-06-29 15:46:43
  • Chùa và đền khác nhau như thế nào

    Tham quan chùa Vàng Kinkakuji

    2016-06-29 14:30:46
  • Chùa và đền khác nhau như thế nào

    Đền Heisenji Hakusan

    2016-06-29 14:26:26
  • Chùa và đền khác nhau như thế nào

    Tham quan đền Ochobo Inari

    2016-06-29 12:20:19
  • Chùa và đền khác nhau như thế nào

    Đền Fushimi Inari

    2016-06-28 17:52:32
  • Chùa và đền khác nhau như thế nào

    Tượng Đại Phật Kamakura

    2016-06-28 17:21:39
  • Chùa và đền khác nhau như thế nào

    Thành phố Fukuoka

    2016-06-28 15:39:48

Từ khóa liên quan đến Sự khác nhau giữa đền và chùa ở Nhật Bản

  • Tham quan
  • Chùa và đền thờ / Di tích lịch sử