Có cần đăng ký chế độ kế toán nữa không năm 2024

Bài viế tóm tắt một số đặc điểm khi so sánh chế độ kế toán thông tư 200 và thông tư 133 để doanh nghiệp có cơ sở áp dụng trong thực tế.

So sánh chung

Về cơ bản, hai chế độ này đều đưa ra cơ sở để ghi nhận giao dịch và trình bày báo cáo. Tuy nhiên, thông tư 200/2014/TT-BTC (Thông tư 200) đưa ra thông tin đa chiều và đáp ứng yêu cầu quản lý ở mức cao hơn do thông tin được trình bày chi tiết hơn thông tư 133/2016/TT-BTC (Thông tư 133).

So sánh nội dung giữa hai thông tư này được tổng quát

Thông tin Thông tư 200 Thông tư 133 Đối tượng áp dụng Cho tất cả các doanh nghiệp Chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (*)

Trường hợp muốn áp dụng áp dụng thông tư 200 thì phải thông báo với cơ quan Thuế quản lý.

Hệ thống tài khoản và ghi nhận Có hướng dẫn chi tiết các hạch toán đối với các giao dịch kinh tế chủ yếu Không có các bút toán hướng dẫn nên doanh nghiệp phải tự vận dụng được nguyên tắc kế toán để ghi nhận Báo cáo tài chính + Bảng cân đối kế toán (Báo cáo tình hình tài chính)

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Bản thuyết minh BCTC

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN) + Bảng cân đối tải khoản (mẫu F01 – DNN)

(*): Doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng các điều kiện nhất định theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP, cơ bản căn cứ theo lĩnh vực và quy mô lao động hợp đồng năm không quá 200 người, doanh thu không quá 300 tỷ hoặc nguồn vốn không quá 100 tỷ.

Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ

So sánh chi tiết TT 200/2014/TT-BTC và TT 133/2016/TT-BTC

1, Danh mục Tài Khoản:

Đối tượng Thông tư 200 Thông tư 133 Vàng tiền tệ + TK 1113

+ TK 1123

/

(DNVVN không dùng vàng để cất trữ giá trị)

Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược + TK 244 + TK 1386 Phải trả, phải nộp khác: Bảo hiểm thất nghiệp + TK 3386 + TK 3385 Nhận ký quỹ, ký cược + TK 344 + TK 3386 Phải trả về cổ phần hóa + TK 3385 / Chênh lệch tỷ giá hối đoái DN 100% vốn Nhà Nước có thể có số dư cuối kỳ + TK 413 không có số dư Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu + TK 414, 417, 441, 461, 466 + TK 418 Chi phí bán hàng + TK 641 + TK 6421 Chi phí quản lý doanh nghiệp + TK 642 + TK 6422 Các khoản giảm trừ doanh thu + TK 521 + Ghi Nợ TK 511

2, Báo cáo Tài chính:

Nội dung Thông tư 200 Thông tư 133 Chuyển đổi BCTC bằng ngoại tệ sang VNĐ Tài sản, nợ phải trả quy đổi theo tỷ giá thực tế cuối kỳ Tài sản, nợ phải trả quy đổi theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ Trình bày trình tự BCĐKT – Trình tự ngắn hạn và dài hạn

– Các chỉ tiêu sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần

– Trình bày theo ngắn – dài hạn hoặc theo tính thanh khoản giảm dần. Báo cáo Tài chính giữa niên độ Có quy định dạng đầy đủ và dạng tóm lược Không quy định Nơi nộp BCTC – Cơ quan thuế

– Cơ quan thống kê

– Cơ quan đăng ký kinh doanh

– Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

– Cơ quan tài chính

– Cơ quan cấp trên

/

Muốn thay đổi chế độ kế toán áp dụng thì làm gì?

Tham khảo tình huống của Bộ Tài chính

Tôi thấy trên thuế điện tử có đăng ký loại báo cáo tài chính gởi cơ quan thuế (theo thông tư 200, 133, 132…..), Tuy nhiên, cơ quan thuế đia phương có nơi yêu cầu gởi bằng văn bản giấy về chế độ kế toán sử dụng tại công ty, có nơi nói không cần…Tôi thiết nghĩ, khi chọn trên thuế điện tử loại báo cáo tài chính nào gởi thì cũng có nghĩa công ty đang sử dụng chế độ kế toán đó rồi và đó là như hình thức đăng ký. Vậy xin hỏi, Có phải đăng ký với cơ quan thuế chế độ kế toán sử dụng tại Công ty bằng văn bản khi mới thành lập và khi muốn theo đổi đo quy mô công ty thay đổi theo thời gian không, Nếu có, thì thời hạn nào phải đăng ký, mẫu nào (ký hiệu mẫu), gởi bằng cách nào (công văn trực tiếp hay qua thuế điện tử…). Xin cảm ơn!.

Điều 3 thông tư 133/2016/TT-BTC

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2015 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư này thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.

Thay đổi về thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

Thủ tục Đăng ký sửa đổi chế độ Kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp

Trình tự thực hiện: – Bước 1: Khi doanh nghiệp có nhu cầu sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán theo quy định tại mục b khoản 1 và mục b khoản 2 Điều 9 Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi công văn đề nghị đến Bộ Tài chính; (*)

– Bước 2: Bộ Tài chính nhận được công văn đề nghị của doanh nghiệp, trả lời doanh nghiệp;

– Bước 3: Hồ sơ gửi kèm công văn với số lượng 01 bản; Sau khi nhận đầy đủ, hồ sơ của đơn vị, Bộ Tài chính sẽ trả lời chấp thuận cho doanh nghiệp.

Cách thức thực hiện: – Nộp hồ sơ tại trụ sở Bộ Tài chính hoặc có thể thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích. Thành phần, số lượng hồ sơ: – Thành phần hồ sơ: Công văn của đơn vị.

– Số lượng hồ sơ: 1 bản

Thời hạn giải quyết: Sau khi nhận đầy đủ, hồ sơ của đơn vị, Bộ Tài chính sẽ trả lời cho doanh nghiệp Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp, tổ chức Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tài chính. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn trả lời doanh nghiệp, tổ chức. Phí, Lệ phí (nếu có): Không Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm): Không Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp.

(*) Chi tiết – Điều 9. Đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán

1. Đối với hệ thống tài khoản kế toán

  1. Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
  1. Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
  1. Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại phụ lục 1 – Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

2. Đối với Báo cáo tài chính

  1. Doanh nghiệp căn cứ biểu mẫu và nội dung của các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính tại phụ lục 2 Thông tư này để chi tiết hoá các chỉ tiêu (có sẵn) của hệ thống Báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị.
  1. Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung mới hoặc sửa đổi biểu mẫu, tên và nội dung các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

3. Đối với chứng từ và sổ kế toán

  1. Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục số 3 Thông tư này hoặc được tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
  1. Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hướng dẫn tại phụ lục số 4 Thông tư này hoặc bổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.

Chủ đề