Có lên để cục nóng điều hóa ngoauf trời năm 2024

Việc bảo vệ cục nóng điều hòa quá cẩn thận có thể khiến hiệu quả làm lạnh của thiết bị giảm và gây tốn điện hơn.

Chị Hương (quận Cầu Giấy, Hà Nội) khi mua điều hòa mới đã nhờ thợ lắp cho một mái che chống mưa nắng cho cục nóng vì sợ để ngoài trời bị hỏng. Mấy hôm nay, Hà Nội mưa liên tục, chị Hương thỉnh thoảng lại ra ngó xem cục nóng có bị hắt nước vào không.

Anh Hưng, một nhân viên văn phòng tại phố Duy Tân (Hà Nội) cũng tương tự. "Không rõ nước mưa có ảnh hưởng nhiều hay không, nhưng để an toàn tôi đã lắp đặt cục nóng điều hòa ở ban công gia đình", anh nói.

Việc lắp đặt cục nóng điều hòa ở nơi thoáng mát sẽ tăng hiệu quả làm lạnh và tiết kiệm điện năng hơn.

Về cơ bản, cục nóng điều hòa bắt buộc phải lắp đặt ở bên ngoài, vì đây là bộ phận có chức năng giải phóng nhiệt được hấp thụ trong phòng ra môi trường. Theo anh Lê Nam, chuyên viên kỹ thuật về máy lạnh và điều hòa của một trung tâm điện máy lớn, "cục nóng của điều hòa được chế tạo để chịu được mưa và thậm chí là lượng mưa lớn, nên sẽ không dễ bị hư hỏng trong những thời tiết như hiện nay". "Tuy nhiên, người dùng không nên để vị trí quá thấp - gần mặt đất, để tránh hiện tượng ngập nước khiến điều hòa không thể hoạt động được", anh nhấn mạnh.

Việc che chắn cục nóng điều hòa quá kín cũng có thể khiến khả năng làm lạnh của cục lạnh bên trong giảm đi rõ rệt và thiết bị sẽ tiêu thụ điện năng nhiều hơn. "Hãy tạo một không gian thoáng xung quanh cục nóng và không cần bảo vệ bộ phận này quá cẩn thận. Điều này sẽ cho phép việc lưu thông không khí được nhanh hơn, ngăn hơi ẩm bị giữ lại và tranh làm hư hỏng các bộ phận nhạy cảm bên trong", anh Nam nói.

Không nên để cục nóng của điều hòa ở vị trí quá thấp.

Ngoài ra, anh cũng cho biết mọi người hoàn toàn có thể sử dụng bình thường điều hòa khi trời đang mưa. "Việc này sẽ hạn chế không khí ẩm ở trong nhà, giúp cho người dùng cảm thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, nó cũng đảm bảo đồ đạc và thiết bị điện tử khác không bị hư hại do ẩm mốc".

Điều hòa là một trong những thiết bị điện không thể thiếu của các gia đình trong mùa hè. Máy điều hòa thường có 2 bộ phận chính là cục nóng và cục lạnh (còn gọi là giàn nóng và giàn lạnh). Khi lắp đặt máy lạnh, hầu hết người thợ sẽ lắp dàn lạnh bên trong nhà và cục nóng ở ngoài trời. Tuy nhiên, việc lắp đặt cục nóng ngoài trời khiến nhiều người dùng lo lắng bộ phận này sẽ dễ hỏng hóc do các yếu tố thời tiết.

Ảnh minh họa

Cục nóng điều hòa có cần che chắn khi đặt ngoài trời?

Hiện nay, hầu hết các nhà sản xuất đều tạo ra các cục nóng với chất lượng và hiệu suất làm việc cao, giúp chống chọi tốt với các điều kiện bên ngoài. Do đó, việc để cục nóng dưới điều kiện thời tiết nắng nóng hoặc mưa bão trong thời gian dài không gây nguy hại đáng kể đến hiệu suất và tuổi thọ của nó. Máy lạnh được thiết kế để hoạt động ổn định và bền bỉ trong môi trường khắc nghiệt này.

Thực tế, cục nóng của máy lạnh được dùng để chuyển hơi nóng từ bên trong phòng ra môi trường bên ngoài. Nói cách khác cục nóng có tác dụng tản nhiệt.

Chính vì vậy, nếu che đậy cục nóng quá kín sẽ dễ làm hỏng các bộ phận của thiết bị, có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm lạnh của cục lạnh và làm tiêu thụ nhiều năng lượng hơn.

Người dùng nên tạo không gian thông thoáng xung quanh cục nóng để nó có thể tỏa nhiệt hiệu quả nhất. Không cần quá lo lắng về việc bảo vệ cục nóng quá cẩn thận, để không làm giảm lưu thông không khí và ngăn hơi ẩm bị kẹt lại, đồng thời tránh làm hỏng các bộ phận quan trọng bên trong.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nếu muốn tăng thêm độ bảo vệ cho thiết bị trong thời tiết ngày càng khắc nghiệt, người dùng nên thiết kế hẳn một mái che riêng cho cực nóng để tránh được các tác động của môi trường bên ngoài. Mái che này sẽ giúp giảm thiểu một số vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng điều hòa như bị lá cây vướng vào hoặc các loại côn trùng chui vào mà không ra được, dẫn đến tình trạng hư hỏng.

Tuyệt đối không được dùng bất cứ thứ gì che đậy kín giàn nóng, chỉ có thể làm mái che chắn hạn chế nắng mưa tạt vào. Mái che cục nóng có thể tự làm tại nhà hoặc liên hệ các đơn vị thi công uy tín thiết kế.

Ngoài ra, việc vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa thường xuyên cũng giúp tăng tuổi thọ của thiết bị, hạn chế tình trạng cục nóng của máy bị hư hỏng rất sớm, dù cục lạnh vẫn còn hoạt động bình thường.

Vị trí tốt nhất để lắp cục nóng điều hòa

Cục nóng của điều hòa máy lạnh cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến lượng tiêu thụ điện năng của gia đình. Vậy nên vị trí lắp đặt cục nóng cũng là vấn đề cần được chú trọng.

Theo các chuyên gia, khoảng cách khi lắp cục nóng với tường phải ít nhất là 10cm, khoảng cách an toàn hai bên hông máy là 0,25m, khoảng cách đối diện của tường đối với cục nóng phải lớn hơn hoặc bằng 60cm.

Tuyệt đối không lắp cục nóng trong nhà vì khi đó, cục nóng có thể ảnh hưởng đến cục lạnh. Chức năng của cục nóng là vận chuyển hơi nóng từ trong phòng ra môi trường bên ngoài. Do đó, nếu lắp trong nhà, không khí trong phòng trở nên nóng bức, làm cho cục lạnh phải hoạt động liên tục để điều hòa không khí, dẫn đến tăng chi phí điện năng cũng như tuổi thọ cục lạnh giảm.

Ảnh minh họa

Nếu vị trí lắp cục nóng phải chịu ánh nắng trực tiếp như trên sân thượng, mái nhà hoặc ngoài tường nhà thì nên có mái che để các linh kiện bên trong không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Vị trí lắp cục nóng phải đảm bảo thấp hơn cục lạnh. Nếu lắp đặt cục nóng điều hòa cao hơn cục lạnh sẽ làm cho khí ga bên trong bay hơi hết, dầu động lại và có nguy cơ chảy ngược vào trong giàn lạnh, ảnh hưởng đến hoạt động của điều hòa. Tuy nhiên, không nên lắp cục nóng ở vị trí quá thấp - gần mặt đất để tránh hiện tượng ngập nước khiến điều hòa không thể hoạt động.

Khi lắp đặt cục nóng, nên tìm nơi thông thoáng, gió tốt. Không nên chọn chỗ quá kín để tránh tình trạng cục nóng bị bí, không xả hơi ra được. Tránh những nơi gió thổi trực tiếp vì như vậy sẽ gây ra sức cản lớn cho quạt khiến thiết bị không thể hoạt động hiệu quả, gây lãng phí điện năng. Cần chọn nơi gió thổi ngang qua, hoặc vuông góc với hướng quạt là tốt nhất. Vì khi đó, gió sẽ thổi nhiệt độ đi, giúp nó tản nhiệt nhanh hơn và ít tốn điện hơn.

Chủ đề