Công thức giữa thương và số dư trong toán 7 năm 2024

Công ty TNHH Dịch vụ Giáo dục và Công Nghệ Việt Nam - MST 01068170636

TSC: Số 10D, Ngõ 325/69/14, phố Kim Ngưu, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

VP: Số 23 ngõ 26 Nguyên hồng, Láng Hạ, Đống Đa, HN

SĐT: 0932.39.39.56

Phản hồi qua: [email protected]

Công thức giữa thương và số dư trong toán 7 năm 2024
Công thức giữa thương và số dư trong toán 7 năm 2024

Công thức giữa thương và số dư trong toán 7 năm 2024

  1. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Biết tên gọi theo vị trí của các thành phần và kết quả trong phép chia.

- Tìm giá trị của phép chia.

Công thức giữa thương và số dư trong toán 7 năm 2024

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Xác định số bị chia, số chia và thương trong phép tính chia.

- Em ghi nhớ tên gọi theo vị trí của các thành phần và kết quả trong phép chia.

Số bị chia : Số chia = Thương

Ví dụ: \(14:2 = 7\)

Số bị chia là \(14\)

Số chia là \(2\)

Thương là \(7\)

Dạng 2: Thực hiện tìm giá trị của phép chia.

Nhớ lại kiến thức đã học về phép chia và bảng chia \(2\).

Dạng 3: Viết phép chia khi biết giá trị của số bị chia, số chia rồi tìm giá trị của phép chia đó.

Em dùng các số đã cho để tạo thành phép tính chia, theo đúng thứ tự :

Số bị chia : Số chia = Thương

Ví dụ: Tìm kết quả của phép chia khi biết số bị chia là \(10\), số chia là \(2\)

Giải:

Ta có phép chia: \(10:2 = 5\)

Kết quả của phép chia cần tìm là \(5\).

Cơ sở lý thuyết của phép chia với dư là một định lý trong lý thuyết số. Phép chia này được ứng dụng trong giải thuật Euclid tìm ước chung lớn nhất của hai số nguyên khác không.

Định lý về phép chia với dư[sửa | sửa mã nguồn]

Giả sử cho hai số nguyên a và d, với d ≠ 0

Khi đó tồn tại duy nhất các số nguyên q và r sao cho a = qd + r và 0 ≤ r < | d |, trong đó | d | là giá trị tuyệt đối của d.

Các số nguyên trong định lý được gọi như sau

  • q được gọi là thương khi chia a cho d. Đôi khi nó còn được gọi là thương hụt.
  • r được gọi là dư khi chia a cho d
  • d được gọi là số chia
  • a được gọi là số bị chia

Phép toán tìm q và r được gọi là phép chia với dư.

Ví dụ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nếu a = 7 và d = 3, khi đó q = 2 và r = 1, vì 7 = (2)(3) + 1.
  • Nếu a = 7 và d = −3, khi đó q = −2 và r = 1, vì 7 = (−2)(−3) + 1.
  • Nếu a = −7 và d = 3, khi đó q = −2 và r = -1, vì −7 = (−2)(3) - 1
  • Nếu a = −7 và d = −3, khi đó q = 2 và r = -1, vì −7 = (2)(−3) - 1.

Chứng minh[sửa | sửa mã nguồn]

Chứng minh định lý gồm hai phần: đầu tiên chứng minh sự tồn tại của q và r, thứ hai, chứng minh tính duy nhất của q và r.

Sự tồn tại[sửa | sửa mã nguồn]

Xét tập hợp

Ta khẳng định rằng S chứa ít nhất một số nguyên không âm. Có hai trường hợp như sau.

  • Nếu d < 0, thì −d > 0, và theo tính chất Archimede, có một số nguyên n sao cho (−d)n ≥ −a, nghĩa là a − dn ≥ 0.
  • Nếu d > 0, thì cũng theo tính chất Archimede, có một số nguyên n sao cho dn ≥ −a, nghĩa là a − d(−n) = a + dn ≥ 0.

Như vậy S chứa ít nhất một số nguyên không âm. Theo nguyên lý sắp thứ tự tốt, trong S có một số nguyên không âm nhỏ nhất, ta gọi số ấy là r. Đặt q = (a − r)/d, thì q và r là các số nguyên và a = qd + r.

Ta còn phải chỉ ra rằng 0 ≤ r < |d|. Tính không âm của r là rõ ràng theo cách chọn r. Ta sẽ chứng tỏ dấu bất đẳng thức thứ hai.

Giả sử nguợc lại r ≥ |d|. Vì d ≠ 0, r > 0, nên d > 0 hoặc d < 0.

  • Nếu d > 0, thì r ≥ d suy ra a-qd ≥ d. Từ đó a-qd-d ≥0, lại dẫn tới a-(q+1)d ≥ 0. Do đó, nếu đặt r’='a-(q+1)d thì r’ thuộc S và r’=a-(q+1)d=r-d <r, điều này mâu thuẫn với tính chất r là phần tử không âm nhỏ nhất của S.
  • Nếu d<0 thì r ≥ -d do đó a-qd ≥ -d. Từ đó suy ra rằng a-qd+d ≥0, tiếp tục suy ra r’= a-(q-1)d ≥ 0. Do đó, r’ thuộc S và, vì r’=r+d với d < 0 ta cór’= a-(q-1)d<r, mâu thuẫn với giả thiết r là số nguyên không âm nhỏ nhất trong S.

Như vậy ta đã chứng minh sự tồn tại của q và r.

Tính duy nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Giả sử rằng tồn tại q, q' , r, r' với 0 ≤ r, r' < |d| sao cho a = dq + r và a = dq' + r' . Không mất tính tổng quát giả sử q ≤ q' .

Từ hai đẳng thức trên ta có: d(q' - q) = (r - r' ).

Nếu d > 0 thì r' ≤ r và r < d ≤ d+r' , và như vậy (r-r' ) < d. còn nếu d < 0 thì r ≤ r' và r' < -d ≤ -d+r, và do đó -(r- r' ) < -d. Trong cả hai trường hợp ta có |r- r' | < |d|.

Mặt khác đẳng thức d(q' - q) = (r - r' ) chứng tỏ rằng |d| chia hết |r- r' |; do đó |d| ≤ |r- 'r' | hoặc |r- r' |=0. Nhưng vì |r-r' | < |d|, nên chỉ có thể r=r' . Thay vào đẳng thức d(q' - q) = (r - r' ) ta có dq = dq' và vì d khác 0, nên q = q' . Tính duy nhất đã được chứng minh.