Công trình đầu tư nhỏ là công trình thế nào năm 2024

Theo phản ánh của ông Nguyễn Ngọc Thạnh (Cà Mau), Điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định:

“Điều 5. Phân loại dự án đầu tư xây dựng

… 3. Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

… c) Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 5 tỷ đồng (trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư)”.

Ông Thạnh hỏi, quy định này có phải áp dụng đối với dự án trên 15 tỷ đồng thỏa mãn các điều kiện như đã nêu thì được lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật (nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân chi phí đầu tư) hay áp dụng cho các dự án dưới 15 tỷ đồng?

Ví dụ:

Trường hợp 1: Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình có tổng mức đầu tư là 12 tỷ đồng, có giá trị phần xây dựng 3 tỷ đồng (hơn 10% tổng mức) nếu áp dụng Điểm c cho dự án dưới 15 tỷ đồng thì dự án nêu trên phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Trường hợp 2: Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình có tổng mức đầu tư là 45 tỷ đồng, có giá trị phần xây dựng 4 tỷ đồng (dưới 10% tổng mức) nếu áp dụng Điểm c thì được phép lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

So sánh hai trường hợp, trường hợp 2 có quy mô và tổng mức đầu tư lớn hơn lại được lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Như vậy, việc hiểu và áp dụng Điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP như thế nào?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Các trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Theo đó, Điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP không có quy định về quy mô tổng mức đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng quy định tại điểm này.

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.

Công trình xây dựng bao gồm: công trình xây dựng dân dụng (công cộng, nhà ở...), công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác.

Khái niệm công trình và dự án đầu tư xây dựng có sự giống nhau và khác nhau; hai khái niệm này có thể trùng là một và cũng có thể không trùng nhau. Một dự án có thể có một công trình (dự án trùng với công trình), nhưng một dự án có thể có nhiều công trình (dự án không trùng với công trình).

Để có cơ sở quy định cơ chế quản lý đầu tư xây dựng công trình và có cơ sở để phân cấp quản lý cho các Bộ, ngành, địa phương hay các đối tượng khác như: tập đoàn, tổng công ty của Nhà nước... dự án đầu tư xây dựng công trình được phân thành 5 loại (tùy theo quy mô, tính chất) như sau: - Dự án quan trọng quốc gia. - Dự án nhóm A, B, C. - Dự án quy mô nhỏ chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

Dự án quan trọng quốc gia là dự án không phân biệt nguồn vốn, có quy mô lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng nhiều mặt đến xã hội, kinh tế, an ninh quốc phòng, tài nguyên, môi trường,... của đất nước. Dự án loại này phải phải được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và cho phép đầu tư. Quốc hội quy định các tiêu chí để xác định loại dự án này.

Các dự án đầu tư xây dựng khác, tùy theo quy mô, tính chất được chia thành: dự án nhóm A, B, C. Quy mô của dự án do Chính phủ quy định và được xác định theo từng thời kỳ.

Dự án có quy mô nhỏ (< 15 tỷ đồng, không bao gồm tiền sử dụng đất), dự án xây dựng công trình cho mục đích tôn giáo thì không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

  • 2

Bài viết của a TA rất hữu ích, Đây là câu hỏi mà khi bảo vệ luận án tốt nghiệp ở trường e thường hay gặp bây giờ thì e đã hiểu rỏ hơn và chuẩn bị tốt hơn cho đợt bảo vệ tốt nghiệp sắp tới. Nhân đây e cũng có một số câu hỏi rất mong nhận được trả lời của a TA và các anh chị trong diễn đàn. 1. Phương pháp thi công khác phương án thi công ở điểm nào? 2. Phân biệt Giá dự thầu và Giá dự toán?

  • 3

    2. Phân biệt Giá dự thầu và Giá dự toán?

Giá dự toán: Tư vấn lập dự toán gửi Chủ đầu tư phê duyệt để dự trù chi phí (cần chi ra để mua được công trình), giá dự toán là căn cứ để xét thầu. Giá dự thầu: Nhà thầu lập theo yêu cầu trong HS mời thầu của Chủ đầu tư, lập xong đem nộp Chủ đầu tư để tranh thầu cùng các nhà thầu khác. Giá dự thầu đem so sánh với giá dự toán được duyệt để có quyết định chọn nhà thầu.

1. Phương pháp thi công khác phương án thi công ở điểm nào?

Hơi trừu tượng nhỉ, khó diễn giải quá, anh cứ thử đưa vấn đề ra giúp em, mong mọi người giúp đỡ thêm.

Theo từ điển tiếng Việt: Phương án Dự kiến về cách thức, trình tự tiến hành công việc trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định nào đó VD: đề ra nhiều phương án; lên phương án đối phó

Phương pháp Hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó VD: phương pháp học tập; làm việc có phương pháp

Vậy theo anh hiểu: Phương án thi công là ở khâu dự kiến, lên kế hoạch thi công công trình. Phương pháp thi công là cách thực hiện cụ thể khi đã lựa chọn được phương án thi công phù hợp.

  • 4

Anh Thế Anh phân biệt giúp

Cảm ơn anh đã tạo chủ đề rất hay, Anh phân biệt giúp em hai khái niệm sau:

  • Dự án đầu tư.
  • Dự án đầu tư xây dựng.

Nôm na thì em hiểu là dự án đầu tư thì bao gồm dự án đầu tư xây dựng. Ngoài ra thì Dự án đầu tư còn bao gồm Dự án đầu tư mua sắm máy móc...Không biết em hiểu như thế có đúng không nhờ bác giải đáp giúp.

  • 5

Công trình - dự án như anh TA phân tích ở trên, vậy "Gói thầu" là một phần của công trình hoặc dự án không biết có đúng không?

quyetxd

Guest
  • 6

Xin được giải thích lại về khái niệm cho mọi người hiểu rõ hơn. Để hiểu rõ và hiểu đúng (từ đó mới làm đúng được) thì cách chính thống nhất là dựa vào Luật.

Anh phân biệt giúp em hai khái niệm sau: Dự án đầu tư. Dự án đầu tư xây dựng.

Theo Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26-11-2003 định nghĩa như sau: -"Dự án đầu tư xây dựng công trình (vẫn được hiểu là dự án đầu tư xây dựng như chuminh2212 nêu) là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng CT bao gồm 2 phần: Thuyết minh và thiết kế cơ sở." - Không có khái niệm Dự án đầu tư chung chung mà phải gắn với lĩnh vực, ngành nghề, quy mô, tính chất cụ thể. Ví dụ trong lĩnh vực của chúng ta là '' đầu tư xây dựng".

vậy "Gói thầu" là một phần của công trình hoặc dự án không biết có đúng không?

Theo Luật Đấu thầu "Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án: gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên." Đó là Luật nhé còn đối với chúng ta là xây dựng thì gói thầu là một phần công việc độc lập của dự án (cụ thể là hạng mục công trình, công trình hoặc toàn bộ dự án). Nói thêm tý: có gói thầu tư vấn, gói thầu xây lắp, gói thầu EPC(toàn bộ luôn). Hy vọng là giúp các bạn hiểu rõ hơn.

icor

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình

  • 7

- Không có khái niệm Dự án đầu tư chung chung mà phải gắn với lĩnh vực, ngành nghề, quy mô, tính chất cụ thể. Ví dụ trong lĩnh vực của chúng ta là '' đầu tư xây dựng".

Chủ đề