Củ ấu trồng ở đâu


Củ ấu gồm vài loài thực vật thuộc chi Trapa. Chúng là cây thủy sinh, bản địa ở miền ôn đới Âu-Á và Phi Châu, thường mọc ở vùng nước đọng không quá 5 m sâu. Ở Việt Nam ghi nhận có ít nhất ba loài: ấu trụi (ấu có hai sừng tù, trồng ở Hải Phòng), ấu gai (ấu có hai sừng nhọn, trồng ở Thái Bình), và ấu sừng trâu (trồng ở Phú Thọ).

Cây củ ấu, tuy gọi là "củ" nhưng đây đúng ra là "quả", vì nó phát triển dưới nước đến khi già thì rụng và vùi xuống bùn nên được gọi là "củ".Cây củ ấu sống dưới nước, mọc ở các ao, đầm. Cây có thân ngắn, lá nổi trên mặt nước và lá chìm dưới nước. Lá nổi có phao ở cuống, lá chìm phiến lá giảm nhỏ chỉ thấy các đường gân. Rễ mọc dưới bùn và trong nước. Hoa màu trắng hoặc vàng, mọc đơn độc hay ở nách lá. Quả thường gọi là củ có 2 sừng do các lá phát triển thành. Trong quả chứa một hạt, trong hạt có nhiều bột trắng ăn được. 


Cây củ ấu


Hình dạng cây củ ấu :Lá cây ấu có hai dạng. Lá ngầm thì nhọn mũi, thân dài, trông gần giống như rễ. Lá nổi hình gần như vuông, rộng khoảng 5 cm, mép có răng cưa. Mặt trên của lá thì nhẵn, màu lục thẫm. Mặt dưới màu hung đỏ, có lông tơ. Cuống lá xốp ruột, phình ra có tác dụng như cái phao để nổi lên trên mặt nước.Hoa ấu là loại hoa đơn, sắc trắng.Trái ấu, tức "củ" có thân hình xoan với hai góc nhọn chìa ra hai bên.

Củ Ấu

Sử dụng Củ ấu :Củ ấu có 50% tinh bột và 10% đạm nên được dùng làm nguồn lương thực cho con người cùng súc vật. Củ ấu có thể ăn sống cũng như chín. Tùy theo khẩu vị nhưng ấu gai có tiếng là chát. Ấu trụi ăn bở. Được ưa chuộng nhất là ấu sừng trâu.Ẩm thực Việt Nam có một số món dùng củ ấu. Phổ thông nhất là củ ấu luộc, thường dùng làm món quà ăn chơi, nhưng cũng có khi dùng làm lương thực thay cơm vào cuối thu lúc giáp hạt ở Việt Nam. Ngoài ra là các món ba ba hầm củ ấu, giò heo hầm củ ấu, thịt heo quay nấu củ ấu cùng hành gừng. Một số loại chè cũng dùng củ ấu nấu với hạt sen, đường phèn, v.v.


Cây củ ấu


Tục ngữ Việt Nam về Cây Củ ấu :Việt Nam có câu :"Thương nhau củ ấu cũng trònGhét nhau đến quả bồ hòn cũng vuông"hoặc"Ghét nhau quả bồ hòn cũng ngọt".Đồng dao Việt Nam cũng có nhắc đến "củ ấu có sừng".

Một số bài thuốc trong y học về củ ấu :

Trong củ ấu có nhiều gluxit, đường glucô, protein. Trong 100g thịt củ ấu có 24g đường, 9mg canxi, 49mg phot pho, 0,7mg sắt, các vitamin A, B1, C, D và men có tác dụng điều trị các bệnh ung thư gan, ung thư dạ dày.Theo các lương y nước ta, củ ấu có vị ngọt tính mát, có tác dụng bổ mát, giải cảm nắng, giải các chất độc, ăn thì bổ ngũ tạng, no lòng không đói, yên trong bụng và nhẹ mình, chữa rôm sảy, da mặt khô sạm, chữa nhức đầu, choáng váng cảm sốt, chữa loét dạ dày, giải độc rượu...Trung Quốc đã nghiên cứu và dùng cây ấu chữa bệnh từ lâu đời. Sách "Danh y biệt lục" cổ xưa đã viết: củ ấu tươi vị ngọt, mát, ăn uống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền, tiêu khát, giải rượu; Còn ăn chín có công hiệu ích khí, kiện tỳ. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” cổ có viết: Củ ấu vị ngọt chát, tính bình, có công hiệu ngừng thoát tả, giải độc, tiêu độc, tiêu thũng, thường dùng để chữa bệnh tiêu chảy, kiết lị, đại tiện ra máu, loét dạ dày, trĩ, lòi dom. Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy củ ấu là vị thuốc tốt, thực phẩm ngon, nhưng ăn nhiều sẽ gây trệ khí, do đó những người có u cục ở ngực, bụng không được dùng.

Một số bài thuốc sử dụng củ ấu :

- Chữa nhức đầu, choáng váng, cảm sốt: 3-4 củ ấu sao cháy, sắc uống, ngày 1 thang (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)- Sốt, sốt rét, loét dạ dày: Vỏ củ ấu sao thơm, sắc uống (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).- Giải độc rượu, làm cho sáng mắt, chữa sài đầu trẻ: 10-16g toàn cây, sắc uống (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)- Rôm sảy, da khô sạm: Dùng củ ấu tươi, giã nát, xoa lên da (Chữa bệnh bằng cây lá).- Viêm loét dạ dày: Thịt củ ấu 30g, Củ mài 15g, Hồng táo 15g, Bạch cập 10g, Gạo nếp 100g, nấu cháo, cho thêm 20g Mật ong, trộn đều ăn (Sách Trung Quốc: Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây).- Hư nhược phiền khát: Thịt củ ấu tươi 50g, Địa cốt bì 15g, Câu kỷ tử 6g, Hoàng cầm 6g, Cam thảo chế 6g, sắc uống (Sách Trung Quốc: Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây).-Say rượu: Thịt củ ấu tươi 250g, nhai nuốt (Sách Trung Quốc: Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây).-Tỳ vị hư nhược: Thịt củ ấu 50g, Bạch truật 15g, Hồng táo 15g, Sơn tra 10g, Sơn dược 15g, Màng mề gà 6g, Cam thảo chế 3g, sắc uống (Sách Trung Quốc: Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây).- Đại tiện ra máu: Vỏ củ ấu 60g, Địa du 15g, Tiêu sơn căn 6g, ô mai 10g, Cam thảo chế 6g, sắc uống (Sách Trung Quốc: Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây).- Bệnh trĩ, nhọt nước: Vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán thành bột, trộn đều với Dầu vừng, bôi hoặc đắp.

Nước ta có điều kiện tốt để phát triển cây ấu. Đây là cây thực phẩm, cây thuốc, cây xuất khẩu.  Mong rằng các nhà sản xuất, dược liệu, kinh doanh nghiên cứu sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước và thị trường nước ngoài.

Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn

Xem thêm

Cây Gọng Vó

Cây Gọng Vó là một loại thực vật đặc hữu ở Nam Phi, cây thuộc họ Gọng vó ( Drosera ) và là loài cây ...

Cây cỏ bơ butterwort

Cây cỏ bơ ( butterwort ) sống ở những khu vực ẩm ướt ở châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á. Loài thực vật này ...

Bèo hoa dâu

Bèo hoa dâu, tên khoa học là Azolla caroliniana, là tên gọi chung của một họ (Azollaceae) độc chi ...

Bèo cái

Bèo cái, tên khoa học là Pistia stratiotes, là một chi thực vật thủy sinh trong họ Ráy (Araceae). ...

Bèo tấm (bèo cám)

Cây bèo tấm, còn gọi là bèo cám, danh pháp khoa học là Lemnoideae, là một loài thực vật thủy sinh có ...

Thủy Quỳnh

Cây Thủy quỳnh có tên khoa học là Hydrocleys nymphoides, thuộc họ thực vật Limnocharitaceae ( Nê ...

Thủy cúc

Cây Thủy Cúc có tên tiếng Anh là Hygrophila difformis, họ Acanthaceae, chi Hygrophila, là một loại ...

Rau má

Rau má hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo, có tên khoa học là Centella asiatica, là một loài cây ...

Thủy trúc

Cây Thủy trúc còn có tên là Lác dù, tên khoa học là Cyperus involucratus, thuộc họ thực vật : ...

Trầu bà nước

Cây trầu bà nước hay hoàng tâm điệp là loài thân thảo, được trồng trong nước với cành hoa dài, lá ...


Củ ấu nổi bồng bềnh trên mặt ruộng.

PTĐT - Không phải sơn hào hải vị, củ ấu sừng trâu với vỏ ngoài đen nâu, bên trong trắng nõn được biết đến như một món ăn vặt đậm chất thôn quê dân dã với mùi thơm trong trẻo, vị ngọt mát khiến nhiều người phải “nghiện”. Thời điểm cuối thu đầu đông cũng là mùa thu hoạch củ ấu...

Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối thu, vượt quãng đường gần 80km từ thành phố Việt Trì, tôi về xã Quân Khê, huyện Hạ Hòa “thủ phủ” của củ ấu sừng trâu. Những tia nắng bắt đầu chiếu đến mái hiên cũng là lúc tôi đặt chân đến nhà ông Nguyễn Đức Tuyển, người có tiếng trong xã về diện tích cũng như sản lượng củ ấu. Chén trà nóng vừa pha bốc hơi nghi ngút, ngồi trên sập tre cổ đã bạc màu theo năm tháng, ở cái tuổi 70 dáng người gầy gò với làn da rám nắng đậm màu chân chất của người nông dân bán lưng cho đất bán mặt cho trời, ông Tuyển hồi tưởng lại những ngày đầu tiên mang củ ấu về ruộng nhà bắt đầu gieo trồng. Trải qua gần 40 năm, bên cạnh cây lúa, củ ấu đã trở thành nguồn thu nhập chính đảm bảo cuộc sống của gia đình ông cũng như nhiều gia đình khác, góp phần cải thiện kinh tế ở vùng quê nghèo Quân Khê. Ông bồi hồi chia sẻ: “Từ 1 sào ruộng thử nghiệm ban đầu sau đó mở rộng dần sang toàn bộ diện tích ruộng của gia đình và mướn thêm ruộng của anh em trong nhà, hàng năm đúng vào ngày 7 tháng 5 âm lịch thì gia đình bắt đầu xuống giống và đến tháng 9 sẽ được thu hoạch những tải ấu đầu tiên. Nhờ cây ấu gia đình đã bớt đói nghèo và đủ để trang trải nuôi nấng con cái trưởng thành như ngày hôm nay”.

Hơi ấm chén chè đã ngấm vào người xua tan cái lạnh sau quãng đường xa, ông Tuyển đưa tôi ra khu ruộng nhiều ấu nhất của bà con trong xã, xa xa đã thấp thoáng vài người nông dân thu hoạch củ ấu đầu mùa. Nhờ lượng nước dồi dào từ sông Thao chảy vào mang theo lượng lớn phù sa nên tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho ấu phát triển, hàng chục năm nay người nông dân ở Quân Khê đã duy trì giống và trồng đúng vụ. Ấu không mọc quá sâu mà nổi bồng bềnh trên mặt ruộng, lá ấu mọc thành từng chùm màu xanh đậm, nở kín ruộng. Những ngày ấu đơm hoa, ra củ và buông những chùm củ đỏ au dưới bùn nước là tín hiệu mừng của người trồng ấu để có được một mùa ấu như mong đợi. 

Hồ hởi vác rổ ấu đầy ắp vẫn đang rớt nước ướt đẫm trên vai, anh Đạt - người cũng đã gắn bó nhiều năm với cây ấu không giấu được niềm vui khi “thành quả” đầu tiên sau gần 5 tháng gieo trồng đã cho thu hoạch. Với anh, lúc nông nhàn nhờ trồng ấu và đi thu hoạch ấu thuê, đã cải thiện được phần nào kinh tế của gia đình để vợ chồng anh nuôi 2 con nhỏ ăn học đầy đủ. Chân tay vẫn lấm lem bùn, anh Đạt say mê kể về cây ấu cũng như kinh nghiệm học hỏi được từ các “bô lão” trồng ấu để đạt được năng suất cao nhất, điều quan trọng nhất để có được vụ ấu bội thu đó là khi ấu chín hàng loạt phải theo dõi sát sao để tránh ốc bươu vàng và chuột đồng phá hoại. Được nghe, được tận mắt thấy những cánh đồng ấu xanh ngắt ngút tầm mắt mới cảm nhận được sự yên bình của một vùng quê, khác xa với những hối hả, tấp nập của cuộc sống hàng ngày nơi phố, thị. Tại căn bếp nhà ông Tuyển, sau khi được rửa sạch bùn đất, trên chiếc bếp củi đang nỏ lửa nồi củ ấu ngập nước được bắc lên, chỉ chừng 30 phút củ ấu từ màu đỏ đã chuyển dần thành màu đen cũng là lúc ấu đã chín. Vỏ ấu vẻ ngoài đen nhưng bên trong lại trắng ngần thơm thảo. Ấu dường như cũng giống như những người nông dân lam lũ, với vẻ bề ngoài khắc khổ nhưng chứa tấm lòng bao dung, thuần hậu. Ngồi bên những rổ ấu còn nóng hổi, tỏa ra từng làn khói mỏng, ông Tuyển nhắc lại “chuyện đời xưa”, những lúc mùa màng thất bát, đói kém, củ ấu cũng được dùng thay cơm, cháo như các loại khoai, đậu, khi cuộc sống đã đủ đầy, củ ấu vẫn hiện hữu trên bàn ăn của các gia đình như một món ăn vặt đậm đà hương vị của quê hương. 

Từ món ăn dân dã không được nhiều người chú ý trước đây, củ ấu nay đã trở thành món ăn “đặc sản” nhất là với người trẻ ở thành phố, một món quà quê hương, mộc mạc mà thanh cao.

Video liên quan

Chủ đề