Đánh giá sách du học nhật bản phi hoa

cuốn sách

T ôi biết đến Phi Hoa, tác giả cuốn sách này chưa lâu, qua một cuộc

gặp gỡ với một Nghị sĩ Nhật và doanh nghiệp Nhật Bản nơi em đang làm việc.

Phi Hoa đã gửi cho tôi bản thảo cuốn sách này đúng lúc tôi đang rất bận rộn với một loạt các hoạt động đối ngoại liên tục từ sáng đến tối trong suốt cả tuần, tưởng như không thể có thời gian đọc được nữa. Vậy mà cuốn sách đã thực sự lôi cuốn và tôi đã đọc liền một mạch từ đầu đến cuối trong mấy tiếng đồng hồ. Những trải nghiệm của tác giả về môi trường học tập, làm việc và sinh sống tại Nhật Bản được thể hiện khá cô đọng và súc tích.

Tôi tin rằng cuốn sách sẽ là một nguồn tham khảo có giá trị cho những em chuẩn bị hay mới sang du học và làm việc tại Nhật Bản, cũng như cho phụ huynh các em.

Tôi cũng trân trọng những suy nghĩ của tác giả về việc xây dựng một cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đoàn kết, tương thân tương ái và ngày càng lớn mạnh.

Cậu con trai của tôi cũng đang học tiếng Nhật và chuẩn bị vào học đại học tại Nhật Bản. Chắc chắn tôi sẽ khuyên con trai tôi đọc cuốn sách này. Cảm ơn tác giả Phi Hoa.

Nguyễn Quốc Cường Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản

L ần đầu tiên gặp Phi Hoa, năm 2012, khi em còn là một sinh viên

và đang giúp một doanh nghiệp Nhật vào thị trường Việt Nam. Tôi đã rất ấn tượng về cô gái này. Mặc dù thân hình bé nhỏ nhưng ở em toát lên một vẻ đẹp thông minh, tinh tế, nhẹ nhàng song vẫn thể hiện được bản lĩnh rất mạnh mẽ. Bẵng đi một thời gian hai chị em cũng đôi lần gặp lại và thỉnh thoảng theo dõi nhau qua Facebook, tôi rất mừng cho Phi Hoa khi biết em chuẩn bị ra mắt cuốn sách đầu tay. Tôi háo hức đọc bản thảo của em.

Tôi đánh giá rất cao việc em đã dành thời gian viết lại và sẵn sàng mở lòng chia sẻ bao kinh nghiệm của chính mình trong suốt tám năm. Cuộc sống bận rộn khiến cho chúng ta luôn đuổi theo công việc và không phải lúc nào cũng có thời gian lưu lại hay chia sẻ cái gì đó có ích cho ai khác. Ở Việt Nam những người viết sách còn ít ỏi, và những cuốn sách có giá trị do tác giả Việt Nam viết lại càng hiếm. Tôi đánh giá đây là một cuốn sách có giá trị về quá trình du học, trưởng thành, làm việc và về đất nước – con người Nhật Bản.

Tôi cũng đã có nhiều dịp đặt chân đến Nhật cũng như có nhiều người bạn đang sinh sống và làm việc tại đây nên khi đọc cuốn sách này, qua cách nhìn tinh tế và thể hiện cô đọng của tác giả trong phần “Những con người tôi gặp” và phần “Nhật Bản trong mắt tôi” tôi lại càng thấy yêu hơn đất nước và con người ở Nhật Bản Tôi thấy ấn tượng nhất về người phụ nữ dám hy sinh sự nghiệp, dám sống mạnh mẽ vì chồng và con của họ.

Hằng năm, số người Việt Nam sang Nhật học tập và doanh nghiệp Việt hợp tác với doanh nghiệp Nhật gia tăng nhanh chóng, nên tôi nghĩ cuốn sách này sẽ rất có ích cho những ai đã, đang và sẽ có ý định đi du học hoặc làm việc ở Nhật. Hy vọng, cùng với sự trưởng thành của mình, tác giả sẽ còn viết thêm nhiều cuốn sách nữa về quá trình làm việc, về Nhật Bản và các doanh nghiệp nơi đây.

Chúc Phi Hoa thành công hơn nữa. Mai Thu Huyền, Doanh nhân – Diễn viên – Nhà sản xuất phim

Đọc sách Du học Nhật Bản –

3 Ngày với nước Nhật

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh – Đại học Ngoại Thương.

M ối duyên của tôi với Phi Hoa, cô gái trẻ trung, xinh đẹp, tác giả

của cuốn sách này thật tình cờ. Cách đây khoảng hai năm, lần đầu tiên tôi biết đến Phi Hoa qua bức e-mail cô gửi cho tôi tự giới thiệu là cựu sinh viên của trường tôi (Đại học Ngoại thương) muốn nhờ tôi kết nối với hiệu trưởng nhà trường để Hội doanh nhân Rotary Nhật Bản trao học bổng cho sinh viên của trường. Thư qua thư lại, tôi rất có cảm tình với cô gái này, người có vẻ rất am hiểu Nhật Bản, chuyên nghiệp và đầy thiện chí.

Đến khi gặp em, tôi rất ngạc nhiên vì em còn rất trẻ, xinh đẹp và thân thiện, khác với hình dung về một cô gái kín đáo, dè dặt theo phong cách Nhật mà tôi nghĩ. Dù tuổi đời còn trẻ, nhưng em không chỉ am hiểu tiếng Nhật – ngôn ngữ được đánh giá là thuộc loại khó nhất thế giới, mà còn đang làm một công việc rất khó về chuyên môn tại xã hội Nhật Bản nhiều đòi hỏi cao.

Tôi đã rất cảm kích vì dù chỉ học ở trường Đại học Ngoại thương một năm, nhưng em rất mong mỏi được đóng góp cho trường. Qua kết nối với em trên Facebook, tôi thích thú nhận ra, khác hẳn với những người trẻ thông thường, em không chỉ muốn tìm học bổng cho các em sinh viên Việt Nam mà còn mong muốn giúp người Việt có thêm hiểu biết về việc học tập, làm việc trên đất Nhật, giúp người Nhật hiểu thêm người Việt Nam ta để góp phần kết nối hai dân tộc với nhau. Những bài viết của em không chỉ bổ ích mà còn rất chân thực và thú vị. Vì vậy, khi em chia sẻ ước muốn viết sách về kinh nghiệm sống và làm việc trên đất Nhật, tôi đã nhiệt tình ủng hộ. Nhưng thật lòng tôi nghĩ với một người làm công việc bận rộn như em, chắc cuốn sách còn phải chờ lâu. Không ngờ chỉ vài tháng sau, em đã gửi tôi xem gần 200 trang bản thảo hoàn chỉnh.

Tôi đã rất hứng thú khi đọc cuốn sách này, một câu chuyện chân thực, hấp dẫn, giàu thông tin về một cô gái trẻ tay không đã thành công trong việc chinh phục không chỉ ngôn ngữ mà cả công việc và

Du học Nhật Bản, cuốn sách của

một người quyết liệt, kiên trì, dám

nghĩ dám làm.

Tiến sĩ Nguyễn Bình Khiêm – Trợ lý giáo sư về Khoa học và Công nghệ Thông tin – Đại học Tokyo.

T ôi viết những dòng này khi Nhật Bản đang tràn ngập trong sắc

hồng của một mùa hoa anh đào mới tinh khôi. Ở Nhật, mỗi năm thường được đánh dấu bằng một mùa anh đào mới. Như một chu kỳ không bao giờ thay đổi, mỗi năm vào dịp cuối tháng Ba đầu tháng Tư, hoa anh đào lại nở rực rỡ khắp nơi. Hoa anh đào gắn với rất nhiều ý nghĩa, nó tượng trưng cho cái đẹp, sự tinh khiết của mùa xuân, và cũng tượng trưng cho mốc thời gian, sự khởi đầu mới, hay sức sống mới và sức trẻ... Rất nhiều trong số những ý nghĩa của hoa anh đào được tôi liên tưởng đến khi đọc cuốn sách này của Phi Hoa.

Phi Hoa là một người rất đặc biệt! Tôi biết Phi Hoa từ tháng Tư năm 2008, khi em vừa sang Nhật bắt đầu quá trình du học bằng học bổng MEXT dành cho sinh viên bậc đại học. Phi Hoa là kohai (hậu bối) của tôi ở Trung tâm Đào tạo Tiếng Nhật cho Du học sinh ở Đại học Ngoại ngữ Tokyo. Ấn tượng ban đầu của tôi, có lẽ cũng như của rất nhiều các sempai khác của em là Phi Hoa có cách nói chuyện rất lạ. Nó lạ vì so với những người khác, hầu như em chỉ phản ứng và phản ứng hiệu quả khi đề tài câu chuyện nằm trong phạm vi em quan tâm, ví dụ về những vấn đề xã hội hoặc về tiếng Nhật. Phạm vi này lại không rộng nhưng một khi đề tài câu chuyện nằm trong phạm vi ấy thì bất kỳ ai cũng sẽ phải rất cẩn thận trong thảo luận vì em biết những kiến thức rất sâu, nắm thông tin rất chắc, dễ dàng chỉ ra được những luận điểm hay chứng cứ không thỏa đáng. Sự nhiệt tình và quyết liệt trong tranh luận của Phi Hoa là một điểm rất dễ được người khác cảm thấy, giống như là một “thương hiệu” của em vậy. Người này có thể thích, người kia có thể không ưa, nhưng ai cũng phải công nhận, nó khiến người ta dễ dàng nhận ra em.

Phi Hoa sang Nhật từ năm 2008, ở Nhật được hơn tám năm, chứng kiến chín mùa anh đào, là một khoảng thời gian dài đáng kể để con

người thay đổi, đặc biệt là đối với những người trẻ. Với du học sinh ở Nhật như tôi, như các bạn bè, sempai, kohai của tôi, như em Hoa, có lẽ ai cũng đã phải trải qua rất nhiều thái cực cảm xúc: vui vẻ, buồn nản, hy vọng, chán chường, lạc quan, bi quan... Cuộc sống ở Nhật với nhiều toan tính khiến mỗi con người luôn bận rộn với các dự định của bản thân. Ai cũng có những câu chuyện của riêng mình muốn kể, nhưng người có đủ sự tỉ mỉ và kiên nhẫn, cũng như sự tự tin khi sử dụng ngòi bút để ghi chép lại và chia sẻ với những người đi sau như Phi Hoa lại không nhiều.

Từ khá lâu rồi, Phi Hoa đã từng nói với tôi dự định viết một cuốn sách về những ngày tháng du học của mình. Tôi đã đợi chờ xem em sẽ viết những gì và viết như thế nào. Trong cuốn sách này, Phi Hoa ghi lại câu chuyện về quá trình thay đổi và trưởng thành của mình từ ngày là một du học sinh học bổng MEXT mới chân ướt chân ráo đặt chân lên đất Nhật đến hôm nay là một chuyên viên tư vấn phụ trách mảng chiến lược kinh doanh của Deloitte Consulting, thuộc TOP 4 thế giới trong lĩnh vực tư vấn. Phi Hoa kể những mẩu chuyện và những kinh nghiệm của mình bằng một ngòi bút lạc quan và tích cực. Cuốn sách rất dễ đọc và thú vị, gợi nhớ lại một quãng thời gian vất vả nhưng thú vị mà các du học sinh Việt Nam khi sang Nhật như chúng tôi đã trải qua. Trong câu chuyện của Phi Hoa, tôi nghĩ rất nhiều người như chúng tôi có thể tìm thấy hình bóng mình, cùng nhiều sự đồng cảm và những suy nghĩ tương tự về quá trình du học ở Nhật, về xã hội và con người ở Nhật, về cuộc sống, về công việc, về nghề nghiệp và các dự định tương lai... Đây là những điều mà chính bản thân chúng tôi cũng rất muốn chia sẻ cho những kohai đi sau. Tôi hy vọng những mẩu chuyện và kinh nghiệm có giá trị tham khảo lớn này sẽ đến được với các bạn đang có dự định sang Nhật học tập hay làm việc.

Con người thay đổi. Ai cũng vậy. Là một sempai thường xuyên có điều kiện nói chuyện với Phi Hoa trong suốt tám năm qua, tôi rất vui mừng khi thấy mỗi ngày trôi qua, thông qua các va chạm trong cuộc sống và thử thách của môi trường học tập cũng như làm việc, các đặc điểm tính cách của em đã từ từ thay đổi để trở thành những ưu điểm và ưu thế giúp em giành được nhiều thành công trong học tập và công việc của mình. Trong câu chuyện với Phi Hoa, tôi luôn muốn quan sát sự thay đổi này bằng con mắt hào hứng của một người đang cùng đi trên con đường đó, cùng nhau chia sẻ và thảo luận, học hỏi lẫn nhau về những điểm tốt và những kinh nghiệm quý, để từ đó suy ngẫm cách thích nghi tốt nhất của mình.

Khi có dịp nói chuyện, có lẽ ai cũng sẽ cảm thấy được ở Phi Hoa sự ham học hỏi để nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề một cách nghiêm túc và

Lời tựa

X in dành tặng cuốn sách này cho các bạn trẻ Việt Nam − những ai

đang trăn trở về tương lai, những ai chưa tìm ra ước mơ và lẽ sống của riêng mình; dành tặng các bạn trẻ đang ấp ủ giấc mơ du học để thay đổi cuộc đời; xin gửi đến các bậc phụ huynh đang quan tâm đến tương lai con em mình và xin gửi đến những trái tim Việt Nam yêu Nhật Bản.

10 năm trước tôi không thể tưởng tượng cuộc sống của mình lại phong phú và ý nghĩa như bây giờ. Tôi của 10 năm trước là cô bé vừa tốt nghiệp cấp ba, nhút nhát đến mức chưa bao giờ dám nói to trước đám đông. Khi còn ở Việt Nam, cuộc sống của tôi tẻ nhạt đúng nghĩa chỉ biết học thôi chẳng biết gì. Tôi ít đi chơi, ít giao tiếp và hệ quả là có rất ít bạn bè. Tôi đã luôn muốn thực hiện điều gì đó lớn lao sau này, nhưng chưa hiểu nổi bản thân mình và vì thế chưa thể đặt tên ước mơ của mình.

Với may mắn nhận được học bổng của chính phủ Nhật, tôi đã có quãng thời gian du học vui vẻ hạnh phúc, nhưng cũng có những nỗi cô đơn, vất vả khi ném mình vào cuộc sống ở Nhật. Tôi đã từng khóc lớn một mình, đã từng tự gọi cấp cứu nhập viện, lặng lẽ đi bộ trong những đêm đông buốt giá sau khi đã mệt nhoài vì công việc. Chính những khoảnh khắc vất vả đó đã từng bước dạy tôi phải tự lập và cứng rắn. Tính đến tháng Tư năm 2016 là tròn tám năm tôi ở Nhật. Đó thực sự là những năm tháng vô giá trong cuộc đời. Tôi như được sinh ra thêm lần nữa và chọn được sứ mệnh sống của mình. Đó là sứ mệnh (hay ước mơ của đời tôi) − trở thành người truyền cảm hứng, sức mạnh, niềm tin cho người khác để mọi người sống vui và có ích hơn. Cuốn sách này là một bước để tôi thực hiện sứ mệnh ấy.

Tôi cố gắng ghi lại chân thực nhất những trải nghiệm và suy ngẫm của mình từ những ngày đầu tiên đặt chân lên nước Nhật, đến những ngày đầu tiên đi làm. Bạn đọc sẽ cùng tôi trải nghiệm quãng thời gian tám năm sống, học tập và làm việc tại Nhật. Tôi cũng hy vọng bạn đọc sẽ nhận thêm được những thông tin hữu ích và cái nhìn chân thực về: Học bổng du học của chính phủ Nhật; Môi trường học tập bậc đại học ở Nhật; Cuộc sống của sinh viên và người Việt Nam ở Nhật; Kinh nghiệm làm thêm và tham gia hoạt động xã hội; Kinh nghiệm tìm việc ở những công ty hàng đầu thế giới, cũng như biết thêm về con người, cách sống, cách làm việc của người Nhật.

Xin được tri ân những người tôi đã gặp trên hành trình tám năm này. Những ủng hộ, sát cánh giúp đỡ của mọi người, những gì đã xảy đến với tôi, dù vui dù buồn cũng đã giúp tôi trưởng thành hơn. Tôi cũng xin gửi gắm tình cảm chân thành nhất của mình đến bạn đọc với lời nhắn: Hãy sống mạnh mẽ và có ước mơ!

Hy vọng các bạn sẽ thích cuốn sách này. Phi Hoa _Tháng Một năm _

Công việc: Tư vấn kinh doanh Tập đoàn Deloitte Tohmatsu Consulting Nhật Bản

Facebook: Phi Hoa (facebook/phihoa176)

Quá trình học tập:

9/2006 – 1/2008: Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Kinh tế Đối ngoại 1/2008: Nhận học bổng chính phủ Nhật MEXT (7 năm từ 4/2008 - 3/2015). 4/2008 – 3/2009: Trường Đại học Ngoại Ngữ Tokyo. 4/2009 – 3/2013: Trường Đại học Osaka, Cử nhân Kinh tế. 4/2013 – 3/2015: Trường Đại học Osaka, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.

Vài hoạt động xã hội tại Nhật:

Tổ chức hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư vào Việt Nam cho các doanh nhân Nhật, kết nối và tư vấn doanh nghiệp Nhật Bản vào đầu tư tại Việt Nam. Đại sứ du lịch thành phố Osaka (Năm 2010). Thuyết trình giới thiệu Việt Nam cho học sinh cấp ba Nhật Bản. Từng là Trưởng ban Biên tập Vysa toàn quốc, Phó chủ tịch chi hội Vysa Osaka (Vysa: Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản).

Chương I. Tôi đi du học

“Cơ hội thường bị hầu hết mọi người bỏ lỡ, bởi nó thường ẩn trong lớp áo khoác ngoài và trông có vẻ như là công việc.” (Opportunity is missed by most people because it is dressed in overalls and looks like work) — Thomas A. Edison.

“Thế giới là một cuốn sách và những ai không đi xa là những người chỉ đọc có một trang sách mà thôi.” (The world is a book, and those who do not travel read only a page) — Saint Augustine

có nhiều loại trao cho sinh viên ở bậc đại học, cao đẳng, trung cấp và cũng có loại trao cho sinh viên cao học sang nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ. Trong các loại đó, nếu nhận được học bổng này ở bậc đại học, sinh viên sẽ được chính phủ Nhật chu cấp tất cả chi phí du học (học phí + sinh hoạt phí) từ năm đến bảy năm, bao gồm một năm học tiếng ở trường ngoại ngữ, bốn năm học đại học và hai năm học thạc sĩ (dành cho người nào đủ điều kiện tiếp tục gia hạn học bổng lên mức thạc sĩ). Đặc thù của học bổng bậc đại học này là chính phủ Nhật lựa chọn những người không những giỏi mà còn phải có quyết tâm học tập bằng tiếng Nhật. Vì nếu nhận học bổng ở bậc cao học sang Nhật nghiên cứu thạc sĩ hay tiến sĩ, bạn không cần sử dụng tiếng Nhật nếu chọn khóa học tiếng Anh. Tuy nhiên, ở bậc đại học bạn sẽ học mọi thứ bằng tiếng Nhật như một sinh viên Nhật, nên khi đi thi học bổng, bạn có thể thi bằng tiếng Anh nhưng sau khi nhận học bổng rồi phải quyết tâm đạt được trình độ tiếng Nhật như người bản xứ.

Hồi đó, tôi nhớ là điều kiện để làm hồ sơ xin học bổng này khá hạn chế: Chỉ dành cho những sinh viên năm thứ nhất đại học có điểm trung bình tất cả các môn từ 8,0 trở lên, nên học bổng này không phổ biến như bây giờ. Hồ sơ nộp ứng tuyển phải kèm theo học bạ ba năm cấp ba và thành tích năm thứ nhất đại học. Sau khi được xét qua vòng hồ sơ, thí sinh sẽ thi hai vòng nữa là thi lý thuyết và thi phỏng vấn ở Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội.

Biết đến học bổng cũng chỉ tình cờ, thời gian làm hồ sơ rất ngắn, các thủ tục nộp hồ sơ và thi tuyển rất nhiều và phức tạp, tôi nghĩ chỉ với ngần ấy cản trở thôi cũng khiến nhiều người bỏ cuộc không dám đi thi thử. Hơn nữa, quanh tôi chưa ai từng nhận học bổng này, nhiều thắc mắc không biết phải hỏi ai. Đối tượng thi là sinh viên toàn quốc và chính phủ Nhật chỉ trao một vài suất học bổng thôi nên tôi không mấy tự tin. Động lực thôi thúc tôi quyết phải thử có lẽ là lòng yêu thích tiếng Nhật và con người Nhật. Thầy giáo dạy tiếng Nhật cho tôi ở Đại học Ngoại thương là một giáo sư đã nghỉ hưu về Việt Nam dạy tình nguyện. Tôi kính trọng sự cần mẫn và luôn yêu thích tiết học tiếng Nhật của thầy. Tôi muốn được đến đất nước nơi có những con người cần mẫn đáng kính như vậy. Vì thế, thay vì ngồi mơ mộng và ước ao một ngày được đi nước ngoài, tôi quyết định nắm lấy cơ hội trước mắt và làm thử. Tôi nói với bạn bè cùng lớp đại học, thông báo với người thân xung quanh rằng tôi sẽ đi thi học bổng du học Nhật. Tôi nhận được những ánh mắt nghi ngại của nhiều người. Nhưng tôi chọn cách tự tạo áp lực cho chính mình. Một khi nói ra cho nhiều người biết mà sau đó bị trượt hay mãi không đi du học được thì tôi sẽ phải xấu hổ với người khác. Để bản thân không xấu hổ chỉ còn cách thực hiện được những gì mình nói

mà thôi. Bằng cách đó, tôi khiến mình không còn đường lui ngoài việc làm hết sức mình và hướng tới kỳ thi.

Tôi tin rằng, một khi chúng ta nghiêm túc muốn làm điều gì đó, những sự tình cờ hằng ngày sẽ trở thành cơ hội thực sự. Cơ hội và may mắn sẽ đến càng nhiều nếu hằng ngày chúng ta chăm chỉ càng nhiều. Và học bổng chính phủ Nhật – MEXT đã là cơ hội tuyệt vời tôi có được để thay đổi cuộc đời mình.

Bạn đọc muốn tìm hiểu chi tiết về học bổng MEXT cũng như điều kiện dự tuyển hay các loại học bổng hiện có xin tham khảo phần phụ lục cuối cuốn sách này.

ghế phía trước mặt họ. Một người bắt đầu hỏi chuyện tôi, còn một người chăm chú xem hồ sơ của tôi đặt trên bàn. Họ hỏi tại sao tôi muốn sang Nhật, sau này tôi muốn học ở trường đại học nào của Nhật? Tương lai tôi dự định sẽ làm gì?

Tôi chỉ nhớ mình đã lấy hết can đảm nhìn thẳng vào người đã hỏi tôi, mỉm cười và trả lời đại khái rằng: Tôi thấy Nhật Bản là đất nước có nền kinh tế phát triển thần kỳ sau chiến tranh dù đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên. Theo tôi, kinh tế Nhật phát triển được là do con người Nhật chăm chỉ cần cù. Tôi muốn sang Nhật để học được sự chăm chỉ cần cù ấy. Tôi muốn vào trường Đại học Tokyo và học Khoa Kinh tế nếu đạt được học bổng này. Tương lai, tôi muốn đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam. Thật lạ là, sau khi trả lời vài câu hỏi, tôi quên luôn cả sự căng thẳng và cảm thấy rất thích nói chuyện thêm với hai vị giám khảo đó.

Tôi còn thấy hơi hụt hẫng vì phải kết thúc phỏng vấn khi đang kể cho họ nghe về quê quán và môn học yêu thích hồi cấp ba của mình. Thường thì mỗi người có khoảng 15 phút phỏng vấn. Nhưng tùy từng thí sinh, có người vừa vào phỏng vấn sau năm phút đã thấy đi ra, có người thì lâu hơn. Hôm đó, hình như tôi đã nói chuyện với họ gần 30 phút. Bước ra khỏi phòng phỏng vấn, nhìn đồng hồ, tôi hơi lo lắng vì có thể mình nói hơi nhiều nhưng trong lòng lại thấy vui vui, vì tôi cảm giác buổi phỏng vấn rất thú vị.

3. Nhận kết quả và ghi nhận đầu

đời

G ần sáu tháng sau kỳ thi, tôi biết tin mình đỗ học bổng trong lúc

tôi hầu như đã quên rằng mình từng tham dự kỳ thi ấy. Đó là một ngày tháng Một năm 2008, tôi vừa kết thúc một tháng tập quân sự tập trung tại doanh trại quân đội ở Vĩnh Phúc và vừa về nhà chuẩn bị đón Tết âm lịch.

Người bạn thi cùng tôi bảo đã có kết quả trúng tuyển rồi, dù chưa được công bố bằng công văn chính thức nhưng gọi điện đến Đại sứ quán là sẽ được thông báo kết quả qua điện thoại. Tôi hít một hơi dài trước khi bấm điện thoại gọi hỏi kết quả, trong lòng bối rối nghĩ suy. Tôi tự thấy mình đã không chuẩn bị hoàn hảo, không biết học bổng này sớm hơn để luyện thi. Tôi đã không có nhiều thời gian để ôn lại kiến thức... Đầu tôi nghĩ hàng tá lý do để biện minh cho hoàn cảnh không thuận lợi, như thể tôi đang cố muốn dùng những lý do đó để an ủi bản thân nếu vài giây sau tôi biết kết quả mình trượt.

Đầu dây bên kia là giọng nói của một chị phụ trách. Sau khi tôi cung cấp ngày tháng năm sinh và tên tuổi của mình chị trả lời một câu ngắn gọn: “Em đỗ rồi nhé. Em sẽ học tiếng Nhật ở Đại học Ngoại ngữ Tokyo”. Tim tôi trào lên sự vui sướng và bất ngờ. Tôi không biết dùng từ nào để diễn tả cảm xúc lúc đó, nhưng đến giờ tôi vẫn còn nhớ cảm giác đó rất rõ. Tôi gọi điện ngay cho bố: “Bố ơi con đỗ rồi, tháng Tư năm nay con sẽ đi Nhật đấy. Con đỗ học bổng chính phủ rồi”. Bố tôi cười to vui mừng qua điện thoại. Tôi không nhớ bố đã nói gì, chỉ nhớ sau đó tôi cúp máy với niềm hân hoan khôn tả. Bố là người đã khuyên tôi chọn tiếng Nhật khi vào đại học chứ không phải tiếng Anh. Bố bảo: “Ngoài tiếng Anh ra, con nên biết thêm ngoại ngữ khác. Bây giờ Việt Nam làm kinh tế với Nhật nhiều, con nên học tiếng Nhật”.

Thế nhưng vừa nói chuyện với bố xong, tôi lại chột dạ nghĩ: “Chết, có khả năng nào nhầm không? Chị phụ trách ấy chỉ nói ‘Em đỗ rồi’, có khả năng nào nhầm không nhỉ?” Nghĩ rồi làm. Tôi lại quay số gọi điện đến Đại sứ quán một lần nữa, nhờ chị đó kiểm tra lại tên mình lần thứ hai mới thực sự yên tâm rằng mình trúng tuyển. Tối hôm đó, hình như tôi đã rất khó ngủ vì vui sướng.