Dấu hiệu của bệnh trầm cảm nặng

Trầm cảm chia làm 3 dạng là trầm cảm nhẹ, vừa và nặng. Trong đó chứng trầm cảm nặng khó điều trị và việc điều trị cần kết hợp nhiều phương pháp. Trầm cảm nặng nếu không được phát hiện và điều trị sẽ để lại hậu quả rất xấu, nhiều trường hợp đã tìm đến cái chết.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm nặng

Trầm cảm nặng là gì?

Nếu trầm cảm nhẹ chỉ có một vài dấu hiệu thì trầm cảm nặng lại có tất cả các dấu hiệu của người bệnh và mức độ thể hiện dấu hiệu luôn rõ ràng hơn.

Theo thống kê thì có đến hơn 70% trường hợp tự sát là do trầm cảm gây ra. Ý đồ tự sát thực tế cao hơn hành vi tự sát từ 10-12 lần ở người bị trầm cảm. Nữ giới bị trầm cảm nhiều hơn nam giới nhưng khi nam giới mắc bệnh thì xu hướng tự sát lại cao hơn rất nhiều. Có khoảng 15% trường hợp bị trầm cảm ở mức độ nặng.

Để chuẩn đoán được người bệnh có đang ở giai đoạn nặng hay không thì người ta phải dựa vào các dấu hiệu biển hiện để đánh giá.

>> “Dấu hiệu người mắc trầm cảm nặng”

Chuẩn đoán  người  mắc trầm cảm nặng

Hai triệu chứng cốt lõi của trầm cảm là:

  • Tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc, bi quan trước mọi việc.
  • Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

Ngoài ra còn có 7 triệu chứng trầm cảm liên quan phổ biến

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Thay đổi khẩu vị khiến tăng giảm cân đột ngột
  • Chuyển động chậm chạp hoặc dễ bị kích động
  • Cảm giác tội lỗi, tự ti, thất vọng về bản thân.
  • Mệt mỏi, lo âu, căng thẳng, stress
  • Khó khăn trong việc tập trung hoặc giải quyết các vấn đề đơn giản hàng ngày.
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử.

Dựa trên 9 triệu chứng đó người ta phân loại trầm cảm thành 3 loại bao gồn:

  • Trầm cảm nhẹ gồm 1 triệu chứng chính và ít hơn 4 triệu chứng liên quan.
  • Trầm cảm vừa: gồm 2 triệu chứng chính và 4 triệu chứng liên quan.
  • Trầm cảm nặng: 2 triệu chứng chính và hầu hết (hoặc tất cả) các triệu chứng liên quan.

Đối với trường hợp trầm cảm nặng người bệnh còn có thể gặp phải các chứng bệnh hoang tưởng, ảo giác, đau nhức cơ thể.

Nguyên nhân gây ra

Trầm cảm nhẹ nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bản thân người bệnh không tự quan tâm, gia đình không quan tâm thì sẽ chuyển sang dạng trầm cảm nặng. Đối tượng của trầm cảm là:

  • Người có người thân mắc bệnh hay còn gọi là di truyền. Nếu trong gia đình có bố mẹ bị trầm cảm thì khả năng những người con sẽ bị trầm cảm cao hơn.
  • Người thường xuyên bị stress kéo dài mất cân bằng tâm lý, gặp phải chấn động mạnh về tâm lí như mất người thân hay gặp phải những chuyện quá sốc.
  • Người bị căng thẳng quá mức đến từ những sự kiện, những biến động trong cuộc sống, tranh cãi, áp lực trong công việc hay những mối quan hệ xấu với mọi người xung quanh
  • Người bị mất ngủ thường xuyên dẫn đến các triệu chứng nặng hơn của trầm cảm
  • Người ít giao tiếp thường xuyên bi quan có nhiều khả năng trở lên bị trầm cảm
  • Người mắc các bệnh lỹ mãn tính, hoặc thay đổi nội tiết sau các quá trình như mang thai, sẩy thai, giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh hay mãn kinh cũng chính là nguyên nhân bệnh trầm cảm ở phụ nữ.

Điều trị chứng trầm cảm nặng

Để điều trị chứng trầm cảm nặng cần kết hợp nhiều phương pháp:

Tâm lý trị liệu

Đây là phương pháp giúp người bệnh thấu hiểu và vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ, các tình huống xảy ra với người bệnh. Các chuyên gia tâm lý sẽ hướng người bệnh thay đổi cách suy nghĩ và cư xử mới tích cực hơn.

Thuốc điều trị trầm cảm

Các loại thuốc có thể được kê là các loại thuốc chống trầm cảm như Escitalopram, Paroxetine, Sertraline, Fluoxetine và Citalopram… Đa số các loại thuốc này đều có tác dụng phụ không tốt như: đau đầu, buồn nôn; khó ngủ và căng thẳng; kích động hoặc bồn chồn; gây ra các vấn đề về tình dục. Đặc biệt là các loại thuốc này trước khi có tác dụng thực sự có thể khiến người bệnh có ý định tự tử hoặc cố tự tử chính vì vậy việc sử dụng thuốc chống trầm cảm phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Liệu pháp sốc điện

Đối với trường hợp không thể chữa bằng thuốc chống trầm cảm hay liệu pháp tâm lý các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sốc điện tuy nhiên phương pháp này cũng gây ra các tác dụng phụ như lú lẫn hoặc mất trí nhớ, thường là chỉ trong khoảng thời gian ngắn hạn.

Các biện pháp hỗ trợ

Vận động:

Bất cứ dạng vận động nào cũng đều có tính chất chống trầm cảm tự nhiên: tập luyện Yoga, đi bộ, chạy, chơi các môn thể thao khác… Bạn hãy tự đặt ra những mục tiêu nhỏ để dễ đạt được và tăng dần khối lượng luyện tập khi bạn thấy khá hơn.

Lên kế hoạch những hoạt động giải trí:

Hãy thử nhớ những điều mà bạn từng thích như: đi xem phim với bạn bè, đi xem triển lãm nghệ thuật, đi ăn, mua sắm. Bạn có thể thử vài điều nho nhỏ mỗi ngày.

Khi bạn bị trầm cảm, ngay cả những điều bạn yêu thích trong quá khứ cũng có thể trở thành chán ngán và tẻ nhạt, nhưng nếu cố gắng tập trung vào những hoạt động nhỏ mỗi ngày, điều đó có thể giúp bạn thấy khá hơn. Nó cũng tạo cảm giác là bạn đang đạt được một điều gì đó, rất quan trọng để đạt được mục tiêu điều trị.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm nặng

Sống điều độ

Sống điều độ thường hữu ích cho người bệnh trầm cảm. Những hoạt động đơn giản thường nhật có thể trở thành rất khó khăn với người bệnh. Nếu bạn thiết lập một thời gian biểu và tuân thủ tốt, bạn có thể thấy mình trở lại như trước đây. Bạn hãy dành thời gian vệ sinh thân thể và chăm sóc dung mạo, và ăn ngủ điều độ

Tìm kiếm sự hỗ trợ chung quanh mình
Mặc dù bạn bè và người thân không thể hiểu hoàn toàn những gì bạn đang trải qua, bạn vẫn nên nói chuyện với những người yêu mến mình. Không nên nghĩ mình là gánh nặng cho người khác trong thời gian này. Có những người hỗ trợ đôi khi có thể khá hữu ích. Giãi bày với gia đình hay bạn bè tin cậy và nói cho họ biết những gì bạn đang cảm nhận. Hãy trao đổi với bác sĩ  hay chuyên viên tư vấn và đừng sợ sẽ bị công kích.

Bổ sung Probiotics (men vi sinh) thích hợp

Một nghiên cứu của Đại học McMaster lần đầu tiên xác định mối liên quan giữa probiotic và cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu sức khỏe gia đình Farncombe thuộc Đại học McMaster phát hiện ra rằng, những người trưởng thành bị IBS cho thấy những cải thiện về bệnh trầm cảm sau khi dùng probiotic Bifidobacterium longum NCC3001 so với những người bị IBS dùng giả dược.

Nghiên cứu thí điểm này gồm 44 người lớn bị IBS và bị trầm cảm từ mức nhẹ tới trung bình. Họ được theo dõi trong thời gian 10 tuần. Một nửa số người tham gia dùng Bifidobacterium longum NCC3001 hàng ngày trong khi nửa còn lại dùng giả dược. Kết quả cho thấy, 64% bệnh nhân trong nhóm dùng probiotic giảm điểm số trầm cảm so với tỉ lệ 32% ở nhóm dùng giả dược.

Bác sĩ Premysl Bercik, phó giáo sư về nội khoa tại Đại học McMaster cho biết: “Nghiên cứu này cho thấy probiotic có thể cải thiện cả triệu chứng trầm cảm và các vấn đề tâm lý ở bệnh nhân IBS. Nó mở ra hướng mới cho việc điều trị các rối loạn chức năng ruột và các bệnh tâm thần”. Nghiên cứu được đăng trên tờ Gastroenterology.

Đây là một giải pháp khá dễ và có độ an toàn cao. Bạn có thể tìm hiểu về loại men vi sinh có tác dụng đặc hiệu đối với trầm cảm để bổ sung. Nhưng quan trọng nhất vẫn là điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.

Xem thêm:

Benhlytramcam.vn

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm nặng
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm nặng

Nguyên nhân chính xác gây các rối loạn trầm cảm là không rõ ràng, nhưng có sự đóng góp bởi yếu tố di truyền và môi trường.

Tính di truyền chiếm khoảng một nửa bệnh nguyên (ít hơn trong trầm cảm khởi phát muộn). Do đó, trầm cảm phổ biến hơn trong số các thân nhân bậc 1 của bệnh nhân trầm cảm, và phù hợp với các cặp song sinh cùng trứng. Cùng với đó, các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phản ứng trầm cảm đối với các sự kiện bất lợi.

Các yếu tố tâm lý xã hội dường như cũng có liên quan. Những căng thẳng lớn trong cuộc sống, đặc biệt là sự chia rẽ và mất chủ yếu, thường đi trước những giai đoạn trầm cảm lớn; tuy nhiên, các sự kiện như vậy thường không gây trầm cảm kéo dài, trầm trọng trừ những người có xu hướng rối loạn khí sắc.

Những người có một giai đoạn trầm cảm lớn có nguy cơ cao hơn của các giai đoạn tiếp theo. Những người ít hồi phục và/hoặc những người có khuynh hướng lo lắng có thể sẽ có nguy cơ phát triển chứng rối loạn trầm cảm. Những người như vậy thường không phát triển các kỹ năng xã hội để thích nghi với áp lực cuộc sống. Trầm cảm cũng có thể phát triển ở những người có rối loạn tâm thần khác.

Phụ nữ có nguy cơ cao hơn, nhưng không có lý thuyết giải thích tại sao. Các yếu tố có thể bao gồm:

  • Phơi nhiễm nhiều hơn hoặc đáp ứng mạnh với căng thẳng hàng ngày

  • Nồng độ monoamine oxidase cao hơn (enzym có vai trò làm giảm các chất dẫn truyền thần kinh được coi là quan trọng đối với khí sắc)

  • Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp cao hơn

  • Sự thay đổi nội tiết xảy ra với kinh nguyệt và mãn kinh

Trong trầm cảm khởi phát thời kì sinh nở, các triệu chứng phát triển trong lúc mang thai hoặc trong vòng 4 tuần sau khi sinh ( trầm cảm sau sinh Trầm cảm sau sinh ); những thay đổi nội tiết đã được chỉ ra là có liên quan, nhưng nguyên nhân cụ thể thì không rõ.

Trong rối loạn cảm xúc theo mùa, các triệu chứng phát triển theo mùa, điển hình là vào mùa thu hoặc mùa đông; rối loạn có xu hướng xảy ra trong khí hậu với mùa đông dài hoặc khắc nghiệt.

Một số loại thuốc, như nhóm corticosteroid một số thuốc chẹn beta, interferon, và reserpin, cũng có thể dẫn đến rối loạn trầm cảm. Lạm dụng một số loại chất giải trí (ví dụ: rượu Ngộ độc rượu và hội chứng cai , amphetamin Amphetamines ) có thể dẫn đến hoặc đi kèm với trầm cảm. Tác dụng độc hoặc cai thuốc có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm tạm thời.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm nặng

  • 1. Ghasemi M, Phillips C, Fahimi A, et al: Cơ chế hoạt động và hiệu quả lâm sàng của các chất điều biến thụ thể NMDA trong các rối loạn cảm xúc. Neurosci Biobehav Rev 80:555-572, 2017. doi: 10.1016/j.neubiorev.2017.07.002.