Dây a và dây ở là gì

Điện Áp Dây Là Gì? Điện Áp Pha Là Gì?

Điện áp hay còn gọi là hiệu điện thế, là công thực hiện được để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia. Hiệu điện thế có thể đại diện cho nguồn năng lượng (lực điện), hoặc sự mất đi, sử dụng, hoặc năng lượng lưu trữ (giảm thế). Nói đơn giản hơn, điện áp là sự chênh lệch về điện thế giữa 2 điểm mà chúng ta cần đo hay so sánh.

Thông thường, tại một điểm trên dây dẫn hay thiết bị dùng điện. Người ta thường đo hiệu điện thế được tính với điểm gắn với đất (dây trung hòa) có điện thế = 0V.

Ký hiệu của điện áp hay hiệu điện thế là V hoặc U. Đơn vị tính là V (Voltage – vôn)

Nếu theo khái niệm về điện áp là gì ở trên, kết hợp với ký hiệu vật lý này ta sẽ có thể đơn giản về định nghĩa ở trên dễ hơn như sau:

Ta có 2 điểm A và B để đo công thực hiện hay sự chênh lệch điện thế ở 2 điểm đó. Ta sẽ có: V(AB) = V(A) – V(B) 

Còn khi chúng ta chỉ tính tại 1 điểm thì V = U = I.R.

Giải thích ký hiệu:

I: là cường độ dòng điện (Đơn vị tính là A – Ampe)

R: là điện trở hay phần cản điện ( đơn vị tính là ôm)

Điện Áp Dây Là Gì? Điện Áp Pha Là Gì?

Chúng ta cần phân biệt rất rõ hai khái niệm này trước khi bắt tay vào học cũng như làm về Điện, nó ảnh hưởng trực tiếp tới các tính toán cũng như nguồn cấp của hệ thống

Ta xem xét ví dụ cụ thể về Điện Áp Dây và Điện Áp Pha ở hình ảnh dưới đây.

Ta có hệ thống điện mắc Y (sao) 3 Pha 4 Dây (R – Pha A, S – Pha B, T – Pha C, Dây Trung Tính – N) 220/380VAC.

Dây a và dây ở là gì

                                       Điện Áp Dây Là Gì? Điện Áp Pha Là Gì?

Điện Áp Dây là Gì?

Điện áp dây (V dây, V line): là điện áp giữa dây Pha A và Pha B hoặc điện áp giữa dây Pha A và Pha C hoặc điện áp giữa dây Pha B và Pha C.
 – Khi ta đo Pha A và Pha B thì sẽ cho kết quả: U dây 380VAC
 – Khi ta đo Pha A và Pha B thì sẽ cho kết quả: U dây 380VAC
 – Khi ta đo Pha A và Pha B thì sẽ cho kết quả: U dây 380VAC

Điện Áp Pha Là Gì?

Điện áp pha (V pha): là điện áp giữa dây Pha A và dây trung tính (N) hoặc điện áp giữa dây Pha B và dây trung tính (N) hoặc điện áp giữa dây Pha C và dây trung tính (N)
– Khi ta đo Pha A và Dây Trung Tính thì sẽ cho kết quả: U Pha 220VAC
– Khi ta đo Pha B và Dây Trung Tính thì sẽ cho kết quả: U Pha 220VAC
– Khi ta đo Pha C và Dây Trung Tính thì sẽ cho kết quả: U Pha 220VAC

Như vậy sau khi đã hiểu rõ Điện Áp Dây Là Gì? Điện Áp Pha Là Gì? chúng ta sẽ triển khai được một sơ đồ đấu nối, cũng như khai thác nguồn điện một cách chính xác nhất.

>> Xem thêm tài liệu Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tai-lieu/

>> Kiến Thức ngành Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tin-tuc/

>> Tham khảo thêm các khóa học tại Trung Tâm:

Mọi tư vấn về Tự động hóa, vui lòng liên hệ với:

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH

Địa chỉ: Số 11 Ngõ 2E phố Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà Nội

Liên hệ: Mr Chính 0984 957 127

Website: https://plctech.com.vn/

Fanpage:https://www.facebook.com/PLCTechHN/

Dây trung tính hay còn gọi là dây mát, dây mass, dây nguội, dây N.

Dây trung tính không phải là dây tiếp đất, có tác dụng truyền tải nguồn điện đến các thiết bị.

Dây trung tính trong mạch điện 3 pha thường được dùng để cân bằng điện áp của các pha trong mạch điện. Dây trung tính trong mạch điện 1 pha có vai trò làm kín mạch điện, đưa dòng điện vào trong quá trình vận hành của các thiết bị trong gia đình.

Có 3 loại dây chính trong mạng điện gia đình: 

  • Dây nóng: Dây nóng mang dòng điện xoay chiều, có điện thế cao và sẽ giật khi chạm vào.
  • Dây trung tính: Dựa vào lý thuyết, dây trung tính có hiệu điện thế bằng 0 cùng với hiệu điện thế đất. Vì thế, dây trung tính không giật khi chạm vào.
  • Dây nối đất: Dây nối đất có công dụng san bằng bớt dòng điện rò rỉ ở thiết bị xuống đất để tránh gây giật và nguy hiểm khi chạm vào.

- Dựa vào màu sắc:

+ Điện 3 pha:

  • Pha A: Màu đỏ
  • Pha B: Màu trắng
  • Pha C: Màu xanh dương
  • Dây trung tính: Màu đen
  • Dây nối đất: Màu xanh lá sọc vàng

+ Điện 1 pha:

  • Dây nóng: Màu đỏ
  • Dây trung tính: Màu đen/trắng/xanh

- Dựa vào kích thước: Dây trung tính có kích thước nhỏ hơn so với các dây pha.

- Sử dụng bút thử điện: Dây trung tính với mức điện áp bằng 0V hoặc thấp hơn nên bút thử điện không sáng.

Trong mạch điện 3 pha thì dây trung tính chịu dòng điện bằng tổng 3 dòng pha. Nếu các pha cân bằng thì dòng điện này nhỏ hơn nhiều (xấp xỉ bằng 0) so với dòng pha. Vì vậy, các dây trung tính có kích thước nhỏ hơn dây pha. 

Trong mạch điện 1 pha thì dây trung tính chịu chung dòng pha nên có tiết diện bằng nhau.

Dây trung tính có công dụng:

  • Trong mạch điện 3 pha thì dây trung tính có công dụng giữ ổn định điện áp, truyền tải nguồn điện đến các thiết bị điện. 
  • Chống nhiễu.
  • Giúp giảm điện áp khi thực hiện tiếp địa hay nối đất, ngăn cản, hạn chế rủi ro rò điện ra bên ngoài thiết bị.
  • Dây trung tính giúp tạo ra hai trị số điện áp khác nhau: Điện áp dây và điện áp pha giúp thuận tiện cho việc sử dụng các thiết bị điện. 

Dựa vào lý thuyết, dây trung tính có mức điện áp bằng 0V. Vì thế, dây trung tính không giật khi chạm vào.

Nhưng trên thực tế, dây trung tính vẫn có điện và có khả năng làm giật do trong quá trình truyền tải điện có sự lệch pha và dây trung tính luôn có điện áp. Khi không có dây nối đất, các thiết bị rò rỉ điện có dẫn tới tình trạng giật nhẹ.

Một số bộ dụng cụ sửa chữa cầm tay đa năng kinh doanh tại Điện máy XANH

Dây a và dây ở là gì

Bộ vặn vít 46 món Bosch

Còn hàng410.000₫3.8/514 đánh giáXem chi tiết

Dây a và dây ở là gì

Bộ vặn vít 38 món Bosch

Còn hàng279.000₫310.000₫(-10%)Xem chi tiết

Dây a và dây ở là gì

Bộ vặn vít 25 món Xmobile JM8168

Còn hàng250.000₫Xem chi tiết

Dây a và dây ở là gì

Bộ vặn vít Bosch 26 món

Còn hàng335.000₫Xem chi tiết

Hy vọng với bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về dây trung tính là gì? Tác dụng và cách phân biệt dây trung tính. Nếu có thắc mắc gì? Hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Bạn vẫn luôn nghe dây nóng và dây nguội của nguồn điện nhưng lại khá mơ hồ về định nghĩa cũng như cách xác định chúng? Vậy hãy tham khảo thêm bài viết sau đây của Suadiennuoctaidanang về dây nóng dây nguội là gì để có thêm thông tin hữu ích cho mình!

Khái niệm dây nóng dây nguội là gì?

Dây nóng hay còn gọi là dây pha, có ký hiệu chuẩn là P hoặc L, là dây luôn luôn có điện và chiều dòng điện luôn luôn thay đổi theo thời gian.

Hiệu điện thế biến đổi tùy quốc gia, tùy tiêu chuẩn. Ở một số trường hợp, 2 dây chính đều là dây nóng, có thể từ 2 pha của đường cung cấp 3 pha, hoặc lấy từ biến thế một pha. Một số ổ điện, đặc biệt là những ổ chỉ có 2 lỗ, không phân biệt chân nóng và chân nguội.

Dây nguội hay còn gọi là dây trung tín hoặc dây mát, ký hiệu là N, là dây không có điện và đã được nối đất tại nhà máy phát điện.

Dây a và dây ở là gì

Dây nguội có giật không? Trên lý thuyết, dây nguội có cùng điện thế với đất và không gây điện giật như dây nóng. Tuy nhiên, trên thực tế người dùng cần phải luôn thận trọng và coi nó như dây nóng. Dây nguội có thể có điện thế khác đất, và gây điện giật, khi việc truyền tải điện không cân pha điện áp trên dây nguội bằng 5% điện áp trên dây nóng.

Ký hiệu dây nóng dây nguội

Các ký hiệu N và L trên thiết bị điện có thể cho bạn biết đó là loại dây nóng hay dây mát. Cụ thể, dây nóng có ký hiệu chuẩn là P hoặc L, còn dây nguội có ký hiệu là N.

Quy ước màu dây dẫn điện

Theo tiêu chuẩn IEC cũ và điện lực Việt Nam, dây nóng màu gì, dây nguội màu gì sẽ được quy ước như sau:

Dây a và dây ở là gì

+ Loại dây nóng màu đỏ.

+ Loại dây trung tính màu đen, xanh, trắng,…

+ Pha 1 màu đỏ.

+ Pha 2 màu trắng hoặc vàng.

+ Pha 3 màu xanh dương.

+ Dòng điện trung tính màu đen.

+ Dây nối đất (PE) màu xanh lá sọc vàng.

Cách xác định dây nóng dây nguội bằng bút thử điện

Khi dùng bút thử điện để thử dây pha, bút thử điện sẽ sáng. Còn đối với dây trung tính, bút thử điện sẽ không sáng. Sở dĩ có hiện tượng này là vì giữa dây pha với con người có điện áp khoảng 220V, còn dây trung tính là 0V hoặc rất thấp.

Dây a và dây ở là gì

Ngoài cách xác định dây nóng dây nguội bằng bút thử điện, bạn cũng có thể xác định thông qua kích thước dây. Thông thường, dây trung tính luôn có tiết diện nhỏ hơn dây pha.

Điện là một phần không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt của chúng ta. Việc hiểu và biết được cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của chúng sẽ giúp cho quá trình sử dụng hiệu quả hơn, tránh các hư hỏng không đáng có đồng thời đảm bảo an toàn hơn cho bạn và gia đình. Tuy nhiên, khi nguồn điện hay các thiết bị điện của gia đình gặp các sự cố chập cháy, hỏng hóc, nếu bạn không có trình độ chuyên môn hãy gọi ngay cho thợ sửa chữa để được giúp đỡ an toàn.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn hiểu được dây nóng dây nguội là gì.

Xem thêm: https://suadiennuoctaidanang.com/