Dậy thì ở bé gái là gì?

Hiểu được các nguyên nhân, dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ mang đến cho trẻ cơ hội phát triển bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa. Đặc biệt, điều trị dậy thì sớm ở bé gái sẽ giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tối ưu.

Hiện nay, tỷ lệ bé gái dậy thì sớm ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều bé dưới 8 tuổi đã bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu dậy thì. ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết, dậy thì sớm ở nữ có thể gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, sức khỏe và cả tương lai của bé, trong đó đặc biệt là làm hạn chế chiều cao. Do đó, việc phát hiện dậy thì sớm ở bé gái và can thiệp kịp thời là rất quan trọng.

Dậy thì sớm ở bé gái là gì?

Dậy thì là một trong những bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi đứa trẻ, đánh dấu sự phát triển về thể chất và tâm lý. Thông thường, độ tuổi dậy thì “chuẩn” của bé gái khoảng 8 – 13 tuổi, còn bé trai từ 9 – 14 tuổi.

Trẻ dậy thì sớm nếu xảy ra trước độ tuổi “chuẩn”, cụ thể là bé gái có kinh trước 9 tuổi và bé trai xuất tinh lần đầu trước 10 tuổi, khiến trẻ có nhiều thay đổi về thể chất, đặc tính sinh dục và tâm lý. Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay độ tuổi dậy thì của trẻ ngày càng có xu hướng giảm. Đặc biệt, dậy thì sớm ở bé gái cao gấp 5 lần so với bé trai, ở thành thị nhiều hơn nông thôn.

Dậy thì ở bé gái là gì?

Tỷ lệ bé gái dậy thì sớm ngày càng nhiều, ở thành thị có xu hướng cao hơn nông thôn.

Biểu hiện, dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái

Để điều trị dậy thì sớm ở bé gái hiệu quả, theo các chuyên gia việc nắm được nguyên nhân, các dấu hiệu dậy thì sớm có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện sau, bố mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ ngay để được can thiệp, tư vấn cách chăm sóc tốt nhất:

  • Đặc điểm cơ thể: hệ xương, cơ bắp phát triển nhanh chóng khiến chiều cao, cân nặng tăng vọt, nổi mụn…
  • Đặc tính sinh dục: Ngực phát triển lớn, xuất hiện lông mu, lông nách, huyết trắng và có kinh nguyệt.

Nguyên nhân dậy thì sớm ở nữ

Theo các tài liệu y khoa, dậy thì sớm ở nữ được phân thành 2 nhóm chính. Đó là dậy thì sớm trung ương và dậy thì sớm ngoại vi. Cụ thể:

1. Dậy thì sớm trung ương

Đây là nhóm phổ biến nhất, không có nguyên nhân thực thể (hay còn gọi là vô căn), do nồng độ GnRH trong cơ thể tăng cao dẫn đến sự bài tiết quá mức của hormone sinh dục. GnRH tăng cao được xác định có thể do trẻ có khối u trong tủy sống, não bộ, viêm màng não, suy giáp…

2. Dậy thì sớm ngoại vi

So với dậy thì sớm trung ương, nhóm này ít gặp hơn. Nguyên nhân dậy thì sớm ngoại vi thường có liên quan đến tăng sản thượng thận bẩm sinh/ hoặc khối u ở tuyến thượng thận, khối u buồng trứng, u nang buồng trứng, trẻ tiếp xúc với nguồn testosteron hay estrogen bên ngoài…

Con gái dậy thì sớm có tốt không?

Câu trả lời là “không”. Dậy thì sớm ở bé gái nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe, sự phát triển thể chất, tâm lý, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, tương lai của trẻ. Có thể kể đến một số hệ lụy chính như:

Dậy thì ở bé gái là gì?

Dậy thì sớm ở bé gái không tốt cho sức khỏe và sự phát triển thể chất, tâm lý

1. Ảnh hưởng đến chiều cao

Những trẻ dậy thì sớm sẽ phát triển chiều cao vượt trội so với các bạn bè cùng tuổi, tuy nhiên, giai đoạn tăng trưởng chiều cao sẽ nhanh chóng kết thúc rất sớm do các đầu xương bị cốt hoá sớm. Trẻ sẽ phát triển chậm lại và không thể cao thêm.

2. Ảnh hưởng về tâm lý

Việc bất ngờ có thay đổi về đặc điểm cơ thể, đặc tính sinh dục sẽ khiến trẻ bối rối, thấy mình quá khác biệt so với bạn bè (nhất là khi bị bạn bè trêu chọc) từ đó dẫn tới tâm lý xấu hổ, thiếu tự tin, thậm chí trầm cảm.

3. Ảnh hưởng đến kết quả học tập

Tâm lý bị ảnh hưởng thường sẽ kéo theo kết quả học tập giảm sút, trẻ hay lo lắng, học không tập trung. Đây cũng là một hệ luỵ của việc bé gái dậy thì sớm mà bố mẹ cần lưu ý và giúp trẻ vượt qua.

4. Quan hệ tình dục sớm

Sự phát triển quá sớm về tâm sinh lý còn dẫn đến ham muốn “chuyện ấy” sớm, khiến trẻ dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng. Việc này có thể kéo theo hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ nếu mang thai, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục…

5. Nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang

Khi trưởng thành, những bé gái hành kinh sớm cũng sẽ đối diện với nguy cơ rối loạn nội tiết tố, gây hội chứng buồng trứng đa nang.

Dậy thì ở bé gái là gì?

Dậy thì sớm ở nữ có nguy cơ cao dẫn đến buồng trứng đa nang khi trưởng thành

Ngoài ra, bé gái dậy thì sớm còn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý mãn tính như béo phì, các bệnh tim mạch và đái tháo đường, não úng thủy, u màng não, u sợi thần kinh, u mỡ vùng dưới đồi… khi trường thành. (1, 2, 3)

Cách điều trị dậy thì sớm ở bé gái

Có thể thấy, dậy thì sớm gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và thăm khám kịp thời sẽ giúp việc điều trị hiệu quả.

Ngoài việc dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, để biết chính xác trẻ có bị dậy thì sớm hay không các bác sĩ sẽ yêu cầu chụp MRI, thực hiện xét nghiệm đánh giá tuổi xương, xét nghiệm nội tiết tố sinh dục trong máu…

Nếu trẻ được chẩn đoán dậy thì sớm thì cần phải điều trị để “cứu vãn” chiều cao cũng như tránh được các tác động xấu đến tâm sinh lý hay các nguy cơ bệnh lý khi trưởng thành. Phương pháp điều trị dậy thì sớm ở bé gái hiện nay được sử dụng phổ biến nhất là tiêm hormone để kìm hãm tốc độ tăng trưởng, dậy thì, làm chậm quá trình phát triển sinh dục thứ phát – GnRH. Tuy nhiên, đây là phương pháp cần tuyệt đối có sự thăm khám, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tùy vào độ tuổi và tình trạng của trẻ mà bác sĩ sẽ quyết định khi nào nên sử dụng hay nên ngưng sử dụng thuốc. Ngoài ra, bé gái dậy thì sớm cần được hướng dẫn áp dụng một chế độ ăn uống khoa học và vận động hợp lý thì mới đảm bảo được sự phát triển tốt nhất, đặc biệt là phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ. Phụ huynh có con gái dậy thì sớm nên đưa trẻ đến ngay Nutrihome để được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thăm khám, hướng dẫn.

Khi nào nên đưa con đi khám dậy thì sớm?

Để biết khi nào nên đưa con đi khám dậy thì sớm, bố mẹ nên dành nhiều thời gian bên cạnh trẻ cũng như theo dõi những thay đổi bất thường của cơ thể trẻ.

Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu dậy thì sớm nêu trên bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ đồng thời cần giữ thái độ bình tĩnh, giải thích cho trẻ hiểu những gì đang xảy ra (tránh khiến trẻ hoang mang, lo lắng) và cùng trẻ vượt qua.

Bé gái dậy thì sớm khám ở đâu?

Nếu trẻ gặp các vấn đề về tâm sinh lý, phát triển chiều cao bất thường so với độ tuổi bố mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng cao để được chẩn đoán đúng nguyên nhân và can thiệp kịp thời.

Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành cùng trang thiết bị y tế hiện đại bậc nhất là một trong những địa chỉ đáng tin cậy cho các bố mẹ có nhu cầu khám, can thiệp điều trị dậy thì sớm ở bé gái. Qua thăm khám lâm sàng và các chỉ định cận lâm sàng chuyên sâu, các chuyên gia, bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn chi tiết các vấn đề dinh dưỡng và vận động phù hợp để trẻ phát triển tối ưu.

Các giải pháp phòng ngừa dậy thì sớm ở bé gái

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để phòng ngừa các dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái, ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng khuyên bố mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học lành mạnh và vận động, sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi.

Theo đó, nên đảm bảo chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ đầy đủ 4 nhóm chất chính (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), sử dụng đa dạng, phong phú các thực phẩm tự nhiên.

Cần tránh cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm chế biến sẵn, có chất phụ gia, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất tạo ngọt, những rau củ trái mùa, thực phẩm không rõ nguồn gốc chứa nhiều hóa chất, chất tăng trưởng…

Bên cạnh đó, cần khuyến khích trẻ tăng cường vận động thể dục thể thao ít nhất 30 phút/ngày. Các môn thể thao tốt cho trẻ sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ như bơi lội, chơi bóng rổ, đá bóng…

Cuối cùng, để phòng tránh các dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái cũng như việc điều trị dậy thì sớm ở bé gái, đảm bảo cơ hội phát triển khỏe mạnh bình thường, ngoài các lưu ý trên, bố mẹ cần hạn chế tối đa việc cho trẻ tiếp xúc với các hormone estrogen và testosteron có trong các sản phẩm kem, thuốc, mỹ phẩm dành cho người lớn.

Bé gái như thể não là dậy thì?

Tuổi dậy thìbé gái thường bắt đầu trong khoảng 9-13 tuổi, ngực to dần lên, các đường cong trên cơ thể bắt đầu xuất hiện, chiều cao và cân nặng cũng tăng lên bên cạnh sự xuất hiện của kinh nguyệt. Lông mu và lông nách bắt đầu xuất hiện và ngày càng dày hơn theo quá trình phát triển của cơ thể.

Tại sao con gái lại dậy thì?

Hiện tượng dậy thì trung ương phát sinh do nồng độ GnRH trong cơ thể của bé gái tăng quá cao và làm cho sự bài tiết của hormone sinh dục vượt quá mức bình thường. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, phần lớn các trường hợp này thường khó xác định được lý do.

Dậy thì sớm ở bé gái là bao nhiêu tuổi?

Khi dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai, nó được coi là dậy thì sớm. Tuổi dậy thì bao gồm sự phát triển nhanh chóng của xương và cơ bắp, thay đổi hình dạng và kích thước cơ thể và phát triển khả năng sinh sản của cơ thể.

Trẻ bao nhiêu tuổi dậy thì là bình thường?

Dậy thì là giai đoạn cơ thể thay đổi cả về thể chất và tâm lý để chuyển từ một đứa trẻ thành người trưởng thành. Quá trình này thường bắt đầu xuất hiện ở lứa tuổi 8-13 đối với bé gái và 9-14 đối với bé trai. Dậy thì được coi sớm nếu xuất hiện trước 8 tuổi (bé gái) và 9 tuổi (bé trai).