Điểm giống nhau giữa trọng tài và tòa án

–   Thành lập dựa trên sự thỏa thuận của các chủ thể Luật quốc tế

–   Chức năng chính là giải quyết tranh chấp và còn có thẩm quyền đưa ra ý kiến tư vấn.

–   Không có thẩm quyền đương nhiên

–   Luật áp dụng: nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế

–   Phán quyết là chung thẩm và có giá trị bắt buộc với các bên.

Điểm giống nhau giữa trọng tài và tòa án
So sánh tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế
Tòa án quốc tế Trọng tài quốc tế
Thành phần Gồm 15 TP có các QT khác nhau được ĐHĐ và HĐBA LHQ bầu. Gồm 21 TP do các thành viên CULB bầu thông qua bỏ phiếu kín.
Thủ tục tố tụng Thủ tục tố tụng do tòa quy định trên cơ sở quy định tại Quy chế TA CLQT. Do các bên tranh chấp thỏa thuận quy định.
Luật áp dụng Nguyên tắc, qppl quốc tế Luật quốc tế hoặc LQG (nếu các bên thỏa thuận)
Giá trị pháp lý của phán quyết Có thể bị vô hiệu nếu:

+ ĐƯQT về trọng tài mà các bên kí kết bị vô hiệu

+ Trọng tài vượt quá thẩm quyền các bên thỏa thuận trao cho

+ Mua chuộc thành viên HĐTT

+ TT vi phạm nghiệm trọng quy định về TTTT.

Tính công khai Xét xử công khai Nguyên tắc xét xử kín

Nhận xét: So với tòa án quốc tế, Trọng tài quốc tế có ưu điểm là sự linh hoạt và mềm dẻo trong quá trình giải quyết TC. Điều này thể hiện ở chỗ các bên TC có quyền lựa chọn thủ tục TT, TTV tham gia HĐTT, như vậy các bên có thể đưa ra được Thủ tục đơn giản, linh hoạt cho phép rút ngắn quá trình giải quyết TC để tiết kiệm thời gian, chi phí.

Bên cạnh đó, NT xét xử kín sẽ có ý nghĩa đối với các vụ TC liên quan đến bí mật QG, không ảnh hưởng đên việc thiết lập các quan hệ QT của các QG trong vụ TC trong tương lai.

Bài viết cùng chủ đề So sánh tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế:

Định nghĩa và đặc điểm cơ quan tài phán quốc tế

Phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ liên hợp quốc

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề So sánh tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Phân biệt giải quyết tranh chấp thương mại của tòa án và trọng tài. Sự khác nhau cơ bản giữa giải quyết tranh chấp thương mại của Toà án và giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

Tòa án và trọng tài đều là những hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, chúng đóng vai trò một bên trung lập với các bên trong quan hệ tranh chấp. Hoạt động giải quyết tranh chấp của tòa án và trọng tài có điểm giống nhau và có thể phân biệt với các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh khác đó là chúng căn cứ vào pháp luật và hợp đồng của các bên trong quan hệ tranh chấp, xem xét sự thật vụ án và độc lập ra phán quyết, phán quyết này được đảm bảo thi hành. Vì chúng có thẩm quyền xem xét và ra phán quyết cho nên thủ tục tố tụng của tòa án và trọng tài rất chặt chẽ và được pháp luật quy định. Thủ tục tố tụng tòa án và tố tụng trọng tài đều dựa trên những nguyên tắc chung như : tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, đảm bảo sự độc lập của người tài phán, … Tuy nhiên, vì đây là hai hình thức giải quyết tranh chấp độc lập, cho nên giữa tố tụng tòa án và tố tụng trọng tài cũng có những sự khác biệt cơ bản sau đây :

Thứ nhất, về tính chất pháp lý.

Giữa tòa án và trọng tài có sự khác biệt rất rõ về tính chất pháp lý của mỗi loại cơ quan này. Tòa án là một cơ quan nhà nước nằm trong hệ thống cơ quan tư pháp. Trong quá trình tố tụng, tòa án nhân danh Nhà nước để xem xét, xử lý vi phạm pháp luật nhằm duy trì trật tự công cộng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà kinh doanh. Trong khi đó, các trung tâm trọng tài đều tồn tại với tư cách là một tổ chức phi chính phủ, một tổ chức mang tính chất xã hội – nghề nghiệp.

Thứ hai, về thẩm quyền.

 Thẩm quyền theo vụ việc : dưới góc độ thẩm quyền theo vụ việc, thực tế cho thấy tòa án thường có thẩm quyền rộng hơn so với trọng tài. Tòa án có thẩm quyền giải quyết hầu hết tất cả các tranh chấp trong kinh doanh. Trong khi đó, khác với tòa án, thẩm quyền của trọng tài có thể thay đổi, hoặc thu hẹp lại tùy theo từng trung tâm trọng tài.

 Thẩm quyền theo lãnh thổ : Đối với tòa án, không phải vụ tranh chấp trong kinh doanh nào cũng được tòa thụ lý giải quyết. Đơn kiện chỉ được tòa án thụ lý giải quyết khi được chuyển đến tòa án có thẩm quyền giải quyết. Ngược lại, trong tố tụng trọng tài không đặt ra vấn đề thẩm quyền về mặt lãnh thổ. Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn bất cứ trung tâm trọng tài nào để giải quyết cho mình theo ý muốn và sự tín nhiệm của họ.

 Thứ ba, các giai đoạn tố tụng

Trong tố tụng trọng tài, trọng tài chỉ xét xử một lần các tranh chấp kinh doanh. Phán quyết của trọng tài là quyết định chung thẩm, có hiệu lực thi hành, không bị kháng cáo, kháng nghị. Đây là nguyên tắc đặc trưng của tố tụng trọng tài so với tố tụng tòa án. Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của tố tụng trọng tài là nhân danh ý chí và quyền định đoạt của các bên đương sự. Các bên đương sự đã tự do lựa chọn và tín nhiệm người phán xử cho mình thì đương nhiên phải phục tùng quyết định của người đó. Trong khi đó, trong tố tụng tòa án có nhiều cấp xét xử từ sơ thẩm đến phúc thẩm, trong một số trường hợp phán quyết của tòa án còn có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.

Thứ tư, về nguyên tắc xét xử tập thể.

          Tố tụng trọng tài không có nguyên tắc xét xử tập thể như trong tố tụng tòa án. Việc chọn một hay nhiều trọng tài viên để giải quyết tranh chấp cho mình là quyền của các bên tranh chấp, pháp luật không can thiệp. Pháp luật chỉ can thiệp vào vấn đề này khi các bên không thỏa thuận được với nhau về cách thức lựa chọn trọng tài viên mà thôi. Ví dụ, khi các bên không đạt được sự nhất trí trong việc chọn một trọng tài viên để giải quyết tranh chấp cho mình theo quy định của pháp luật, mỗi bên tranh chấp sẽ chọn cho mình một trọng tài viên. Hai người được chọn sẽ chọn một người thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp hai trọng tài không chọn được người thứ ba đó thì quyền quyết định thuộc về tòa án.

Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động

Điểm giống nhau giữa trọng tài và tòa án

Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568

Thứ năm, tính công khai của hoạt động tố tụng.

Trong tố tụng tòa án, Việc xét xử của tòa án không chỉ có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự mà còn có ý nghĩa giáo dục việc tuân theo pháp luật. Do vậy, hầu hết các phiên tòa đều được tiến hành công khai, các bản án thường được công bố rộng rãi trước công chúng. Điều này dẫn đến khó khăn khi bảo vệ các thông tin bí mật. Trong khi đó, trong tố tụng trọng tài, mọi tình tiết và kết quả đều không được công bố công khai nếu không được sự chấp thuận của các bên. Xuất phát từ nhu cầu phải bảo vệ một cách nghiêm ngặt các bí mật nghề nghiệp của các nhà kinh doanh mà pháp luật không bắt buộc các phiên họp xét xử trọng tài phải tiến hành công khai.     

Thứ sáu, về phán quyết.

Ở cả hai hình thức tố tụng này, việc xét xử tranh chấp đều được kết thúc bằng việc ra bản án, quyết định của tòa án hoặc phán quyết trọng tài. Nhưng phán quyết của trọng tài và bản án, quyết định của tòa án trong nhiều trường hợp cũng có những điểm khác nhau cơ bản.

Trong tố tụng tòa án, bản án, quyết định của tòa án khi đã có hiệu lực nếu các bên không tự nguyện thi hành thì cơ quan thi hành án sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, ở một số quốc gia, không phải lúc nào quyết định của trọng tài cũng được đảm bảo thi hành bằng cưỡng chế của Nhà nước. Ở nhiều Quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, khi quyết định của trọng tài hợp pháp mà không được bên thua kiện thi hành tự nguyện thì theo yêu cầu của phía bên kia, cơ quan thi hành án sẽ cưỡng chế thi hành như một phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia, mà ở đó sự phối hợp hoạt động giữa tòa án và trọng tài chưa cao và chưa được pháp luật quy định (ví dụ như ở Việt Nam trong thời gian từ trước khi có Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 trở về trước) thì việc sử dụng cơ chế tòa án phê chuẩn quyết định của trọng tài để trên cơ sở đó mà cưỡng chế thi hành các quyết định trọng tài là chưa có điều kiện thực hiện. Vì vậy, ở các quốc gia này các quyết định giải quyết tranh chấp của trọng tài không được đảm bảo thi hành bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.