Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy

Học toán không khó, chỉ cần bạn có tư duy cũng như hệ thống các kiến thức một cách logic với nhau. Toppy sẽ giúp bạn thực hiện điều này. Ngày hôm nay, hãy cùng chúng Toppy tìm hiểu về chuyên đề đường trung bình của hình thang. Nội dung này sẽ giúp cho bạn học tốt môn học này hơn. Ngay bây giờ sẽ là các kiến thức cơ bản.

Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy

Đường trung bình của tam giác của hình thang lớp 8

Đường trung bình của tam giác, của hình thang

Đường trung bình của tam giác của hình thang lớp 8 cụ thể của từng phần như sau:

Đường trung bình của tam giác

Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác với nhau.

Ví dụ:

Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy

ΔABC có M là trung điểm của AB , N là trung điểm của AC nên MN là đường trung bình của tam giác ABC ⇒ MN//BC; MN=12BC

Định lí đường trung bình của hình tam giác:

– Định lí 1: Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm của cạnh thứ ba.

– Định lí 2: Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

Đường trung bình của hình thang

Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang.

Ví dụ: 

Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy

Hình thang ABCD có E là trung điểm AD , F là trung điểm của BC nên EF là đường trung bình  ⇒

Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy

Các định lí về đường trung bình của hình thang:

Định lí 3: Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy thì đi qua trung điểm cạnh bên thứ hai

– Định lí 4: Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy.

Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy

Tổng hợp lại đường trung bình của hình thang và hình tam giác

>> Xem thêm: Tứ giác

Các dạng toán về đường trung bình của hình thang và hình tam giác

Dạng 1: Dựa vào đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang, tính độ dài các cạnh

Ví dụ: Cho tam giác ABC có AB = 6cm, AC = 10cm, BC = 14cm. Gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của AB, AC và BC. Tính độ dài các cạnh DE, DF và EF.

Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy

Lời giải:

– Xét tam giác ABC có D là trung điểm của AB, E là trung điểm của AC

=> DE là đường trung bình của tam giác ABC

– Xét tam giác ABC có D là trung điểm của AB, F là trung điểm của BC

=> DF là đường trung bình của tam giác ABC

– Xét tam giác ABC có E là trung điểm của AC, F là trung điểm của BC

Suy ra EF là đường trung bình của tam giác ABC

Dạng 2: Chứng minh một cạnh là đường trung bình của tam giác, hình thang

Sử dụng định nghĩa đường trung bình của tam giác và hình thang.

+ Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.

+ Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang.

Ví dụ: Cho tam giác ABC có I, J lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC. Chứng minh IJ là đường trung bình của tam giác ABC.

Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy

Lời giải:

Xét tam giác ABC có: I là trung điểm của AB, J là trung điểm của BC

=> IJ là đường trung bình của tam giác ABC (định lý) (đpcm)

Dạng 3: Chứng minh các đường thẳng song song với nhau

Ví dụ: Cho tam giác ABC có I, J lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC. Chứng minh tứ giác AIJC là hình thang.

Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy

Lời giải:

+ Xét tam giác ABC có: I là trung điểm của AB, J là trung điểm của BC

=> IJ là đường trung bình của tam giác ABC (định lý)

=> IJ // AC (định lý)

+ Xét tứ giác AIJC có: IJ // AC (cmt)

=> Tứ giác AIJC là hình thang (định nghĩa)

Dạng 4: Chứng minh các hệ thức về cạnh và góc. Tính các cạnh và góc.

Phương pháp: 

Sử dụng tính chất đường trung bình của tam giác và hình thang

+ Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

+ Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy.

+ Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.

+ Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy thì đi qua trung điểm cạnh bên thứ hai.

Đường trung bình của tam giác của hình thang bài tập

Bài 1: Cho tam giác ABC có D, E lần lượt là trung điểm của AB, AC. Phát biểu nào sau đây sai?

  1. DE là đường trung bình của tam giác ABC.
  2. DE song song với BC.
  3. DECB là hình thang cân.
  4. DE có độ dài bằng nửa BC.

Hướng dẫn:

Xét tam giác ABC có D, E lần lượt là trung điểm của AB, AC

⇒ DE là đường trung bình của tam giác ABC

Hay DE//BC và DE = (1/2).BC

Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một cạnh bằng nhau và hai cạnh bên bằng nhau nhưng bài toán này hai góc kề một cạnh đáy không bằng nhau

→ Đáp án C sai.

Chọn đáp án C.

Bài 2: Cho tam giác ABC có D, E lần lượt là trung điểm của AB, AC và DE = 4 cm. Biết đường cao AH = 6cm. Diện tích của tam giác ABC là?

A. S = 24cm2  B. S = 16cm2  C. S = 48cm2  D. S = 32cm2

Hướng dẫn:

Xét tam giác ABC có D, E lần lượt là trung điểm của AB, AC

⇒ DE là đường trung bình của tam giác ABC

Hay DE//BC và DE = 1/2BC ⇒ BC = 2DE = 2.4 = 8 cm

Khi đó ta có: S = 1/2AH.BC = 1/2.6.8 = 24cm2

Chọn đáp án A.

Bài 3: Chọn phát biểu đúng

  1. Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối hai trung điểm của hai cạnh bên của hình thoi.
  2. Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối hai trung điểm của hai cạnh đối của hình thoi.
  3. Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng tổng hai hai đáy.
  4. Một hình thang có thể có một hoặc nhiều đường trung bình.

Hướng dẫn:

Định nghĩa: Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang.

→ Đáp án A đúng.

+ Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng của hai đáy.

+ Một hình thang thì chỉ có 1 đường trung bình duy nhất.

Chọn đáp án A.

Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy

Tìm hiểu thêm cách giải bài toán trên Toppy

Như vậy là các kiến thức về đường trung bình của hình thang đã được Toppy tổng hợp đầy đủ phía trên. Để học tốt hơn các môn, bạn có thể truy cập vào https://toppy.vn/ để tìm được các tài liệu cần thiết.

 Xem thêm: 

  • Đối xứng trục
  • Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng, một tam giác