Gỗ săng lẻ có tốt không

Các bạn đang xem phần 8 của loạt bài “Các loài gỗ ít được biết đến của Việt Nam”, để xem phần 7 vui lòng nhấn vào đây.

Săng lẻ, Bằng lăng lông

Săng lẻ hay Bằng lăng lông (tên khoa học Lagerstroemia tomentosa) là loài cây thuộc họ Lythraceae. Cây phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan và Đông Dương. Ở Việt Nam, Săng lẻ mọc hoang dại ở hầu như khắp cả nước nhưng nhiều nhất ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc.

Hình ảnh cánh rừng Săng lẻ hai bên Quốc lộ 7, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

Cây gỗ lớn rụng lá mùa khô, cao tới 25 m. Thân thẳng tròn, gốc có nhiều múi. Tán lá thưa cành khẳng khiu. Cành non bốn cạnh có lông vàng sau nhẵn. Vỏ màu xám trắng hay phớt hồng, bong mảng mỏng, sau khi bong vỏ gồ ghề có màu xám trắng rồi chuyển sang xám vàng.

Lõi gỗ Săng lẻ màu đỏ nhạt đến nâu đỏ, sẫm màu khi tiếp xúc với ánh nắng. Gỗ dác tương đối rộng và có màu vàng nhạt đến xám trắng. Gỗ có tính phản quang nhẹ. Thớ gỗ thẳng, đôi khi gợn sóng, gỗ mạch vòng. Mặt gỗ tương đối mịn đến thô.

Tính chất cơ học

Gỗ cây Săng lẻ tương đối bền. Khả năng chịu mối tương đối. Gỗ dác dễ bị xén tóc, mọt khô phá hoại.

Khả năng gia công

Gỗ Săng lẻ có thể dùng để làm đồ mộc, đóng tàu thuyền, ván sàn, vách ngăn, dùng trong xây dựng, kết cấu trong nhà.

Theo kinh nghiệm nhân dân, Săng lẻ được áp dụng chữa bệnh nấm ngoài da (dùng cồn săng lẻ 30%) bôi lên nơi tổn thương, ngày 2 lần. Đây còn là một loại y dược hữu hiệu để điều trị lỵ trực khuẩn hay chữa trị các vết bỏng.

Cách quốc lộ 1A đoạn qua huyện Diễn Châu (Nghệ An) 130 km, rừng săng lẻ rộng 70 ha nằm trên địa phận xã Tam Đình (huyện Tương Dương).

Khu vực này thuộc dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An và một trong không nhiều cánh rừng vẫn còn giữ được vẻ đẹp tự nhiên.

Cách quốc lộ 1A đoạn qua huyện Diễn Châu (Nghệ An) 130 km, rừng săng lẻ rộng 70 ha nằm trên địa phận xã Tam Đình (huyện Tương Dương).

Khu vực này thuộc dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An và một trong không nhiều cánh rừng vẫn còn giữ được vẻ đẹp tự nhiên.

Khu rừng nằm bên quốc lộ 7A, cung đường nối từ trung tâm huyện Diễn Châu đến cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.

Khu rừng nằm bên quốc lộ 7A, cung đường nối từ trung tâm huyện Diễn Châu đến cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.

Khu rừng gồm hàng nghìn cây săng lẻ đứng san sát bên nhau.

Săng lẻ thuộc họ bằng lăng lông (tên khoa học là Lagerstroemia tomentosa), có thân gỗ cao 30-40 m, tương đương đường kính 40-80 cm. Vỏ cây màu vàng nhạt, cành mảnh khảnh, có lông mềm, lá mũi mác, thuôn dần, dài 7-14 cm, rộng 20-50 mm...
 

Khu rừng gồm hàng nghìn cây săng lẻ đứng san sát bên nhau.

Săng lẻ thuộc họ bằng lăng lông (tên khoa học là Lagerstroemia tomentosa), có thân gỗ cao 30-40 m, tương đương đường kính 40-80 cm. Vỏ cây màu vàng nhạt, cành mảnh khảnh, có lông mềm, lá mũi mác, thuôn dần, dài 7-14 cm, rộng 20-50 mm...
 

Săng lẻ thuộc gỗ nhóm 3, thường được dùng làm nhà, đóng thuyền, đóng các vật dụng trong gia đình như bàn ghế, giường tủ,...

Tại khu rừng này, nhiều gốc cây có đường kính 2-3 người ôm mới xuể.

Săng lẻ thuộc gỗ nhóm 3, thường được dùng làm nhà, đóng thuyền, đóng các vật dụng trong gia đình như bàn ghế, giường tủ,...

Tại khu rừng này, nhiều gốc cây có đường kính 2-3 người ôm mới xuể.

Dọc hai bên quốc lộ 7A đoạn qua xã Tam Đình, hàng chục cây có độ cao 30-40 m, thân thẳng tắp.

Dọc hai bên quốc lộ 7A đoạn qua xã Tam Đình, hàng chục cây có độ cao 30-40 m, thân thẳng tắp.

Trong rừng, trên nhiều cây săng lẻ là những cụm phong lan ký sinh.

Trong rừng, trên nhiều cây săng lẻ là những cụm phong lan ký sinh.

Giữa trưa, ánh nắng xuyên qua những kẽ lá tạo ra những màu xanh - vàng – đỏ hoà vào tiếng ve kêu ra rả.

 

Giữa trưa, ánh nắng xuyên qua những kẽ lá tạo ra những màu xanh - vàng – đỏ hoà vào tiếng ve kêu ra rả.

 

Vào mùa lá đổ, khu rừng tạo nên khung cảnh thơ mộng khiến những người có dịp tới đây đều trầm trồ. 

 

Vào mùa lá đổ, khu rừng tạo nên khung cảnh thơ mộng khiến những người có dịp tới đây đều trầm trồ. 

 

Rừng săng lẻ lúc mặt trời lặn tựa như bức tranh huyền ảo.

Rừng săng lẻ lúc mặt trời lặn tựa như bức tranh huyền ảo.

Du khách thường chọn dừng chân dưới tán rừng săng lẻ để ngắm cảnh.

Du khách thường chọn dừng chân dưới tán rừng săng lẻ để ngắm cảnh.

Năm 2014, rừng săng lẻ Tương Dương được UBND tỉnh Nghệ An đưa vào danh sách bảo vệ nghiêm ngặt.

Ông Lữ Văn Chôm (Hạt phó kiểm lâm huyện Tương Dương) cho biết, trong rừng săng lẻ có nhiều cây cổ thụ ước chừng cả trăm năm tuổi. "Khu rừng quý này được chính quyền cũng như người dân địa phương ra sức bảo vệ", ông nói.

Chủ đề