Gương xe máy uốn cong

Cái kính chiếu hậu zin nhìn rõ rất tốt fía sau nhưng tay đòn của nó dài quá dễ vướng víu. đi đường thấy có 1 số bạn dùng kính zin nhưng bẻ cong, tạo dáng rất đẹp và gọn. muốn hỏi anh em chỗ nào làm chỉ mình nhé. cám ơn

Cùng với kích thước màn hình, độ phân giải thì loại màn hình cũng tạo nên chất lượng hiển thị của smartphone, tablet. Vậy từng loại có ưu - khuyết điểm gì? Tìm hiểu về những chuẩn màn hình thông dụng hiện nay sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn tối ưu nhất khi muốn mua một thiết bị mới.

Màn hình LCD

LCD (Liquid Crystal Display - màn hình tinh thể lỏng) là một công nghệ màn hình thường được sử dụng trên nhiều thiết bị. Màn hình LCD không tự tạo ánh sáng mà phải nhờ đến đèn nền để phát sáng.

Gương xe máy uốn cong

Mật độ của màn hình LCD rất thấp vì vậy trong ánh sáng mặt trời màu sắc xuất hiện rất kém. Chất lượng của màn hình LCD thay đổi tùy theo quá trình sản xuất và sử dụng, hầu hết các màn hình trên điện thoại giá rẻ hiện nay điều được làm từ màn hình LCD cung cấp màu sắc và góc nhìn rất hẹp.

Màn hình TFT - LCD

 Màn hình TFT (Thin Film Transistor – bóng bán dẫn dạng phim mỏng) bắt đầu được đưa vào smartphone vào năm 2005, có khả năng tái tạo màu tốt hơn và độ phân giải hình ảnh cao hơn so với các màn hình LCD thế hệ trước đó. Do chi phí sản xuất màn hình TFT đã giảm đáng kể từ sau 2005, công nghệ màn hình này đã xuất hiện phổ biến trên điện thoại cơ bản và smartphone giá thấp.

Màn hình TFT

Tuy nhiên, yếu điểm của màn hình TFT-LCD là góc nhìn không rộng. Điều này nghĩa là bạn phải nhìn thẳng vào màn hình mới thấy được hình ảnh rõ nét. Bên cạnh đó, tiêu hao pin của màn hình TFT-LCD khá cao khi so sánh với những công nghệ màn hình mới gần đây.

Màn hình Super LCD

Super LCD là phiên bản nâng cấp đặc biệt của TFT-LCD được biết đến như là đối thủ của màn hình AMOLED, Super LCD có độ tương phản tốt hơn, màu sắc sinh động hơn và hiển thị dưới ánh sáng mặt trời dễ nhìn hơn so với màn hình AMOLED. Tuy nhiên, màn hình này hao pin hơn so với màn hình AMOLED và có độ sáng thấp hơn.

Màn hình Super LCD

Màn hình IPS LCD

Màn hình IPS bao gồm những thành phần đặc trưng của LCD, tuy nhiên điểm khác biệt của màn hình này là các lớp tinh thể lỏng giờ đây được xếp theo hàng ngang (đây là nguồn gốc của cụm từ "In Plane") song song với 2 lớp kính phân cực ở trên và dưới thay vì vuông góc. Sự thay đổi này làm giảm lượng ánh sáng tán xạ, cung cấp góc nhìn rộng và tái tạo màu sắc tốt.

Màn hình công nghệ IPS

Màn hình IPS hiển thị hình ảnh với gam màu rộng hơn, thường được sử dụng trong các thiết bị cao cấp, rất thích hợp cho thiết kế đồ họa vốn đòi hỏi khắt khe về chất lượng hiển thị, ngoài ra màn hình IPS còn cung cấp góc nhìn lên tới 178 độ so với phương ngang, điều này có nghĩa là người dùng không nhất thiết phải ngồi trực diện vẫn có thể trải nghiệm hết chất lượng của hình ảnh.

Ngoài ra còn có loại màn hình IPS HDR LCD có khả năng mở rộng vùng ánh sáng tương phản, giúp hình ảnh trở nên gần gửi, sống động và thực tế hơn so với công nghệ IPS LCD thông thường.

Màn hình LED-backlit IPS LCD

LED-backlit IPS LCD ra đời dựa trên sự kết hợp giữa LCD, LED-Backlit và công nghệ tấm nền IPS. Nói đơn giản thì nó là công nghệ dùng nhiều pixel nén trên màn hình LED-Blacklit có góc nhìn lớn hơn nhờ tấm nền IPS (In-Plane Switching). Các đại diện nổi tiếng sử dụng công nghệ này có thể kể đến như iPad mini 1,2,3, iPhone 6, iPhone 6 Plus.

Màn hình LED-backlit IPS LCD trên iPhone 6 và 6 Plus

Màn hình LTPS LCD

LTPS viết tắt của từ Low Temperature Poly-silicon, là tấm nền sử dụng công nghệ silic đa tinh thể ở nhiệt độ thấp, chuẩn cao nhất trong ngành sản xuất tấm nền màn hình.

LTPS có ưu điểm là cho thiết kế viền màn hình mỏng hơn nhưng vẫn đảm bảo độ phân giải và mật độ điểm ảnh rất cao lên đến hơn Full HD+ và dải màu rộng hơn 30% so với các thế hệ màn hình trước.

Màn hình LTSPT LCD là gì

Màn hình LTSPT trên dòng điện thoại OPPO F5

Không những thế, tấm nền LTPS còn đem lại khả năng tối ưu hiệu năng trong quá trình sử dụng hằng ngày, tiết kiệm được nhiều năng lượng hơn và đây được xem là yếu tố quan trọng khi màn hình luôn chiếm tỷ lệ 40%-50% nguồn năng lượng của smartphone.

IPS Quantum (màn hình IPS lượng tử)

IPS Quantum được LG áp dụng lên siêu phẩm G4, thực chất là công nghệ hiển thị mà các hãng phim đang hợp tác cùng sử dụng có tên DCI (Digital Cinema Initiatives). Với mong muốn chuẩn hóa về mặt kĩ thuật nên những tên tuổi lớn như Disney, Paramount, Sony và 20th Century Fox đã cùng nhau thành lập một tiêu chuẩn là DCI. Công nghệ này tập trung vào việc hiển thị những màu sắc mà mắt người dễ nắm bắt nhất là màu đỏ và xanh lam, tạo ra tỉ lệ hiển thị tốt nhất.

Một màn hình theo đúng chuẩn DCI có giá trên 6000 USD trong khi màn hình của G4 đạt tỉ lệ 98% so với tiêu chuẩn DCI, độ chân thực đạt 98%.

Màn hình Quantum IPS

Họ dùng một loại vật liệu mới có tên Negative LC trong quá trình chế tạo tấm nền LCD để tăng độ sáng thêm 25%, hoán đổi tinh chất phốt pho để làm màu đỏ và xanh lục. Tóm lại là phần ánh sáng xanh lam đã được thay đổi trong quá trình tạo ra các pixel của 3 màu cơ bản. Kết quả là độ chính xác màu sắc được tăng cường và màn hình IPS LCD của LG có khả năng thể hiện màu đen giống như màn hình AMOLED.

Màn hình OLED

OLED (Organic Light Emitting Diode) là một diode phát sáng (LED), trong đó lớp phát ra ánh sáng được làm bằng hợp chất hữu cơ. Một màn hình OLED không yêu cầu đèn nền, do đó nó làm giảm điện năng tiêu thụ cũng như hiển thị màu đen tốt hơn và không giống như màn hình LCD. Một trong những lợi thế của màn hình OLED là màu sắc sống động, góc nhìn rộng hơn, cải thiện độ sáng và hiệu quả năng lượng tốt hơn.

Màn hình OLED dễ uốn cong

Màn hình AMOLED

AMOLED là viết tắt của cụm từ "Active Matrix Organic Light Emitting Diode", tạm dịch là "đi-ốt phát sáng hữu cơ ma trận động". Công nghệ này là một trong những công nghệ màn hình mới có nhiều ưu thế và được đánh giá sẽ thay thế màn hình TFT. Màn hình AMOLED hiển thị rực rỡ hơn màn hình TFT và tiêu thụ điện thấp hơn.

Màn hình AMOLED

So với TFT, màn hình AMOLED có khả năng tái tạo màu rõ nét và sống động hơn, độ nét cao hơn, màu đen đậm hơn (độ tương phản cao hơn) và góc nhìn rộng hơn. Ngoài ra, AMOLED cũng nhẹ hơn so với màn hình TFT, giúp giảm trọng lượng của điện thoại. Nhưng màn hình này cũng có yếu điểm là hiển thị hình ảnh khá kém dưới ánh sáng mặt trời. Màn hình AMOLED hiện xuất hiện các smartphone cao cấp của Samsung, HTC và Nokia.

Super AMOLED

Đây là phiên bản khác của màn hình AMOLED do Samsung phát triển. Bằng cách kết hợp màn cảm ứng (touch panel) và lớp kính trên cùng, Samsung đã tạo ra màn hình có màu sắc nổi bật hơn so với các màn hình AMOLED thông thường và có khả năng hiển thị rõ hơn dưới ánh sáng mặt trời. Công nghệ màn hình này đã được đưa vào các smartphone cao cấp của Samsung như Galaxy S.

Màn hình Super AMOLED

Super AMOLED Plus

Công nghệ này lần đầu tiên được sử dụng trên chiếc Galaxy S II của Samsung. Điểm khác biệt lớn nhất của công nghệ này là việc cấu trúc lại các điểm ảnh phụ, giúp nó gần giống với màn hình LCD, đồng nghĩa với việc hình ảnh hiển thị rõ ràng và sắc nét hơn.

Super AMOLED Plus

Super AMOLED HD

Đây là thuật ngữ do Samsung tạo ra, đơn giản chỉ là một bản độ phân giải cao (720 x 1.280 pixel hoặc cao hơn) của màn hình Super AMOLED. Hiện tại, Samsung đã từ bỏ loại màn hình Super AMOLED Plus và quay trở lại công nghệ Super AMOLED và nâng lên chuẩn HD. Loại màn hình này được sử dụng trên chiếc Galaxy Note và Galaxy S III của hãng.

Super AMOLED HD

Màn hình Retina

Retina là một thuật ngữ mang đậm tính marketing của Apple, nhằm chỉ loại màn hình IPS-LCD có mật độ điểm ảnh cao đến mức mắt thường của người không thể phân biệt được từng điểm ảnh riêng biệt ở góc nhìn thông thường.

Mật độ điểm ảnh trên màn hình Retina cũng được chia ra nhiều “chuẩn” khác nhau tùy từng thiết bị và tầm nhìn thông thường của người dùng. Chẳng hạn như với chiếc iPhone 4S kích thước nhỏ, tầm nhìn của người dùng sẽ gần hơn nên mật độ điểm ảnh của nó lên đến 326 ppi trong khi trên chiếc iPad mới, mật độ này chỉ là 264 ppi.

Màn hình Retina

Mobile BRAVIA Engine

BRAVIA là một công nghệ khá nổi tiếng, được sử dụng cách đây khá lâu trên các dòng TV của Sony. Công nghệ Mobile BRAVIA Engine được cho là thiết kế đặc biệt để cải thiện chất lượng hình ảnh và video, tăng độ tương phản và cho màu sắc tự nhiên nhất có thể.

Công nghệ BRAVIA Engine

NOVA

Đây cũng là một biến thể của màn hình LCD, được LG sử dụng trên dòng Optimus Black của hãng. Nó có khả năng cho độ sáng cực cao nhưng cực tiết kiệm điện năng.

Optimus Black

ClearBlack

Công nghệ màn hình này thuộc về Nokia. Nó có khả năng kết hợp các phản ứng trong tấm hiển thị và tấm cảm ứng làm giảm phản xạ và cung cấp hiệu suất tốt hơn nhiều khi nhìn ngoài trời. Mặc dù những lợi ích của màn hình này tương tự như màn Super AMOLED nhưng công nghệ làm ra chúng rất khác nhau. Màn hình này có góc nhìn tốt hơn và hiển thị màu đen tốt hơn. Hiện nay, nó được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị Lumia của Nokia.

ClearBlack

DVGA là công nghệ màn hình được Apple phát triển dựa trên công nghệ màn hình VGA tuy nhiên loại màn hình này có độ phân giải cao hơn VGA nhiều, đạt 640 x 1136 pixels. được sử dụng trên các sản phẩm iPhone 5,iPhone 5s của Apple.

Màn hình P-OLED

P-OLED (Plastic OLED) là công nghệ màn hình được LG thử nghiệm trên chiếc LG Flex 2, dựa trên cấu trúc của màn hình OLED bằng việc sử dụng tấm nền bằng nhựa thay vì bằng thủy tinh (vốn được cố định và không linh hoạt như trên màn hình OLED hiện tại).

Với tính chất linh hoạt P-OLED mang lại nhiều tiện ích riêng như dễ dàng tạo thành các hình dạng mới, có khả năng uốn dẻo tốt và hơn nữa là có độ bền cao.

Màn hình P-OLED

Tuy nhiên, công nghệ này vẫn đang được nghiên cứu và phát triển để khắc phục những hạn chế còn thiếu sót, hứa hẹn P-OLED sẽ trở lại mạnh mẽ và có mặt trên những smartphone trong tương lai.