Học Giáo lý Hôn nhân cấp tốc ở Hà Nội 2022

Giáo xứ Thái Hà sẽ khai giảng lớp Giáo lý Dự tòng & Hôn nhân K47 dành cho các bạn có nhu cầu tìm hiểu đức tin Công Giáo và Giáo lý Hôn nhân Công Giáo:

Thời gian khai giảng: 19 giờ 15, thứ Ba, ngày 20 tháng 04 năm 2021

Địa điểm: Hội trường tầng 5, nhà Mục vụ Giáo xứ Thái Hà (180/2 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội)

Thời gian học:  Lớp học sẽ bắt đầu lúc 19 giờ 15, vào các ngày thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy hàng tuần

Chương trình học: Giáo lý Dự tòng sẽ theo chương trình của Giáo phận Xuân Lộc, Giáo lý Hôn nhân theo Chương trình Giáo Lý Hôn Nhân Và Gia Đình của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin trực thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam. Khóa học dự tính kéo dài 4 tháng.

Lưu ý: Bạn nào là người Công Giáo không thuộc Giáo xứ Thái Hà cần xin giấy giới thiệu của cha xứ của các bạn. Giấy giới thiệu sẽ nộp cho người phụ trách lớp trong thời gian học.

Ghi danh: Tại văn Phòng Giáo xứ vào giờ hành chính các ngày trong tuần, trừ ngày thứ Hai hoặc tham gia Giáo Lý Dự Tòng và Hôn Nhân Thái Hà K47 – 2021/04. Đọc thông tin phía dưới để biết thêm thông tin và cách tham gia Nhóm:

WGPSG – “Thời gian qua rất mau, vì thế chúng ta hãy sống hết tình với Chúa và hết nghĩa với anh em”, cha Đaminh Đinh Ngọc Lễ, chánh xứ Hà Nội đã nói như thế khi ngài chia sẻ Lời Chúa trong Thánh lễ Chúa nhật 5 Phục sinh,  được cử hành lúc 16g30 ngày 14.5.2017 tại thánh đường giáo xứ Hà Nội. Nhân dịp này, 47 học viên khóa 47 lớp Hướng dẫn Hôn Nhân đã hiệp dâng Thánh lễ Tạ ơn kết thúc khoá học do cha chánh xứ chủ tế.

Nội dung chính Show

  • Giáo Lý Hôn Nhân là gì?
  • Học Giáo Lý Hôn Nhân ở đâu trong tổng Giáo Phận TP.HCM?

Đến hiệp dâng Thánh lễ, ngoài quý thầy cô và các học viên, còn có đông đảo quý chức và cộng đoàn dân Chúa.

Ngỏ lời trước Thánh lễ, cha chánh xứ chúc mừng các học viên đã hoàn thành khoá học thật tốt. Đồng thời, ngài cũng cảm ơn quý thầy cô đã hy sinh thời gian để hướng dẫn các học viên chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân.

Chia sẻ Tin Mừng, từ Lời Chúa “Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả” (1Pr 2,9), cha chánh xứ nhắc nhở mọi người hãy sống xứng đáng là con cái của Thiên Chúa, luôn sống trong sự thật và đi trên con đường Giêsu, để sau này sẽ được hưởng Nước Trời, là nơi Chúa Giêsu đã đến để dọn chỗ cho chúng ta.

Riêng đối với các học viên, ngài khuyên nhủ: “Cuộc sống không toàn là hoa hồng. Vì thế trong cuộc sống gia đình, mỗi người hãy tạ ơn Chúa vì mọi điều tốt lành Chúa trao ban, đồng thời biết chấp nhận những yếu hèn, khiếm khuyết của nhau để gìn giữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình”.

Kết luận, ngài nhắn nhủ mọi người: “Là người Kitô hữu, chúng ta vừa có bổn phận chu toàn mọi việc dưới đất Thiên Chúa trao phó ở đời này, nhưng chúng ta có nghĩa vụ cao cả hơn là đạt được Nước Trời mai sau. Hơn nữa, thời gian dưới thế thật ngắn ngủi, nên chúng ta hãy sống hết tình với Chúa và hết nghĩa với anh em, để mai sau chúng ta sẽ gặp lại nhau trên Nước Trời”.

Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện chung và phụng vụ Thánh Thể.

Sau Thánh lễ, các học viên đã chụp hình lưu niệm với cha chánh xứ và quý thầy cô.

Trước khi trả lời cho vấn đề này, chúng ta lần lượt trải qua một số thông tin, kiến thức liên quan nhằm giúp cho những Cô Dâu Chú Rể đang chuẩn bị kết hôn với một người theo Công Giáo có được sự hình dung một cách khái quát nhất.

Bạn đang xem: Học giáo lý dự tòng ở đâu nhanh nhất

Giáo Lý Hôn Nhân là gì?

Trước tiên tự bản thể chúng ta phải hiểu Hôn Nhân là gì? Hôn Nhân là giao ước được ký kết giữa một người nam và một người nữ với đầy đủ tự do và ưng thuận và ý thức trách nhiệm để trở thành vợ chồng.

Trong đó các yếu tố căn bản Hôn Nhân là gì? Là tình yêu. Vì Hôn Nhân được thiết lập do tình yêu, và mục đích cuối cùng của Hôn Nhân cũng là tình yêu.

Vậy Hôn Nhân có những mục đích nào? Có hai mục đích cơ bản. Thứ nhất: yêu thương và giúp đỡ nhau. Thứ hai: là cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh sản và giáo dục con cái.

Hôn Nhân Công Giáo là gì? Hôn Nhân Công Giáo là một bí tích mà Chúa Giêsu đã lập để kết hợp hai người tín hữu, một nam và một nữ thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh cùng ban ơn để giúp họ sống xứng đáng với ơn gọi của mình. Bởi từ xưa đến nay, hầu như nền văn hoá nào cũng coi Hôn Nhân là việc linh thiêng. Vì thế, trước khi về chung sống với nhau, Cô Dâu Chú Rể thường xin trời đất, thần linh hoặc ông bà tổ tiên chứng giám và phù hộ cho cuộc Hôn Nhân của mình qua một nghi lễ công khai và long trọng. (Bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu đem lại ân sủng, được Chúa Giêsu thiết lập và trao lại cho Hội Thánh để ban sự sống thần linh cho ta).

Hôn Nhân Công Giáo có đặc tính nào? Có hai đặc tính căn bản. Một là đơn nhất, nghĩa là một vợ một chồng. Hai là bất khả phân ly, nghĩa là trung thành yêu thương nhau trọn đời.

Ai có thể lãnh bí tích này? Là những người Kitô hữu đã đến tuổi trọn, ở đây có nghĩa là đủ tuổi theo tuổi luật Hôn Nhân và Gia Đình của nước CHXHCNVN. Và hội đủ các điều kiện theo Giáo luật Công Giáo, tức đã nhận các bí tích khai tâm như bí tích rửa tội, bí tích thêm sức, bí tích thánh thể. Đối với những người kết hôn khác đạo tức là một trong hai là người Công Giáo, ví dụ như người thanh niên là người Công Giáo, người nữ là theo đạo Phật thì vẫn phải học Giáo Lý Dự Tòng theo luật bình thường vì học giáo lý ở đây nhằm mục đích hiểu và thông cảm cho người bạn đời của mình sau này nếu có đi sinh hoạt tôn giáo.

Học giáo lý nhằm mục đích hiểu và thông cảm cho người bạn đời của mình. – Ảnh: Sweet Love Studio

Hôn Nhân & Gia Đình là một hành trình ơn gọi

“Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly.” (Mt 19, 6). Trong cuộc sống ở đời, mỗi người có một ơn gọi (Ơn gọi là một tiếng gọi yêu thương của Chúa dành cho con người từ muôn thuở và Ơn Gọi là một phép mầu nhiệm, ví dụ: ơn gọi Hôn Nhân, ơn gọi tu trì ). Có người sống độc thân, có người lập gia đình. Có người sống độc thân trong đời thánh hiến, có người sống độc thân ở ngoài đời để phục vụ. Nhưng tuyệt đại đa số là sống trong đời sống Hôn Nhân gia đình: “Vì thế người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt” (Mt 19, 5).

Ơn gọi ở bậc nào cũng tốt, cũng được Chúa kêu gọi, tùy theo khả năng và hoàn cảnh của mỗi người. Hôn Nhân cũng là một việc cao quý và thánh thiện, hợp với ý định của Thiên Chúa. Hôn Nhân càng trở nên cao trọng vì đối với người Kitô hữu Hôn Nhân được nâng lên hàng bí tích như Giáo hội dạy: “Hôn ước mà nhờ đó người nam và người nữ tạo nên một cộng đồng sự sống và tình yêu đã được Đấng Sáng Tạo thiết lập và phú cho những luật riêng. Tự bản chất, Hôn Nhân hướng đến thiện ích của đôi vợ chồng, việc sinh sản và giáo dục con cái. Hôn Nhân giữa những người đã chịu phép thánh tẩy được Chúa Kitô nâng lên hàng bí tích” (GLCG, số 1660).

Khi nói về Hôn Nhân gia đình, trong dân gian có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Đó là một trong những hình ảnh gần gũi, dễ thương và nhiều ý nghĩa nhất. Đây là một bức họa đẹp và sinh động về khung cảnh hòa hợp hòa điệu trong một gia đình hạnh phúc. Hình ảnh này vừa nói lên ý nghĩa sâu xa của sự hợp tác tương ứng và gắn bó giữa hai vợ chồng trong trách nhiệm xây dựng Hôn Nhân gia đình, lại vừa khơi gợi sự sống sinh động và linh hoạt trong cộng đồng gia đình, trong đó mỗi thành viên đều ra sức tích cực hoạt động với lợi ích chung. Khi xây dựng gia đình là người ta có ý xây dựng một tổ ấm hay mái ấm, một nơi êm ấm chan chứa tình yêu thương, mọi người cảm thấy hạnh phúc. “Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều, đầy mặt đất, và thống trị nó” (St 1,28).

Thời gian để hoàn thành khoá học Giáo Lý Hôn Nhân?

Thời gian học Giáo Lý Hôn Nhân trung bình là khoảng 03 tháng, hoặc có thể dài hơn tùy theo mỗi nơi ấn định việc học mỗi tuần/buổi hay tuần/3 buổi. Học xong sẽ được cấp giấy chứng nhận đã học lớp Giáo Lý Hôn Nhân nhưng nếu người nam và người nữ khác Đạo thì cần phải làm thêm một đơn nữa, gọi là “Đơn xin chuẩn hôn khác đạo”. Đơn trên phải được Đức Giám Mục ban phép chuẩn, vì vậy cần phải liên hệ với Linh Mục thuộc giáo phận để biết thêm chi tiết này.

Xem thêm: Xếp Loại Bằng Cấp Tại Anh: Sự Khác Biệt Giữa Bằng Danh Dự ( Honours Degree Là Gì

Trước khi tiến hành một cuộc Hôn Nhân theo luật Công Giáo, chúng ta phải đi theo trình tự như sau:

Đủ tuổi kết hôn theo luật Hôn Nhân và gia đình nam trên 20 tuổi, nữ trên 18.Lãnh nhận đầy đủ các bí tích (bí tích rửa tội, thêm sức, và thánh thể).Có chứng nhận đã học qua lớp Giáo Lý Hôn Nhân.Không ngăn trở về hồng máu hoặc các ngăn trở khác nếu biết thì phải trình báo, biết mà không trình báo thì mắc tội trọng.Có giấy giới thiệu của Linh Mục quản xứ nơi mình sống về tình trạng độc thân và mong muốn được kết hôn để Linh Mục ở nơi nhận cử hành Lễ Hôn Phối giúp đỡ.Khi tiếp nhận giấy giới thiệu Linh Mục sẽ có giấy xin điều tra (xem có ngăn trở về hồng máu…) và rao hôn phối.Chứng nhận kết quả rao hôn phối.Nếu một trong hai người ngoại đạo thì cần có thêm “Đơn xin chuẩn hôn khác đạo”. Các mẫu đơn từ thì có thể liên hệ ở đây: Cuối cùng là cử hành thánh lễ thì có thể cử hành thánh Lễ Hôn Phối tùy ý trong mọi nhà thờ nào miễn đúng luật định và đầy đủ thủ tục.Nếu bạn nữ muốn gia nhập đạo Công Giáo thì phải học Giáo Lý Dự Tòng và tiến hành lãnh nhận các bí tích cũng như người đỡ đầu trước khi cử hành Lễ Hôn Phối. Việc này sẽ do Linh Mục sắp xếp, tức bạn nữ này sẽ nhận bí tích rửa tội, bí tích thêm sức đối với người lớn thì Linh Mục sẽ được phép ban sau khi được sự đồng ý của Đức Giám Mục, và sẽ cử hành làm Lễ Hôn Phối. Nếu bạn đang sống tại Sài Gòn thì liên hệ nơi Linh Mục quản xứ mà bạn đang sống, bạn nên trình bày với ngài rồi ngài sẽ liệu.

Nếu người nam và người nữ khác Đạo thì cần phải làm thêm một đơn nữa, gọi là “Đơn xin chuẩn hôn khác đạo”. – Ảnh: Sweet Love Studio

Nội dung của một khoá học Giáo Lý Hôn Nhân?

Theo Giáo Lý Hôn Nhân & Gia Đình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 2014 thì khung chương trình giảng dạy Giáo Lý Hôn Nhân chia ra làm 02 phần như sau:

Phần I – Ơn Gọi Hôn NhânBài 1: Ơn gọi Hôn Nhân trong chương trình của Thiên ChúaBài 2: Hôn Nhân Công GiáoBài 3: Giáo luật về Bí tích Hôn phốiBài 4: Hôn Nhân khác tôn giáoBài 5: Các thủ tục và nghi Lễ Hôn PhốiBài 6: Sống thời kỳ đính hônBài 7: Tình yêu vợ chồngBài 8: Tính dục và Hôn NhânBài 9: Hoà hợp vợ chồng: Sự khác biệt giữa nam và nữBài 10: Hoà hợp vợ chồng: Triển nở trong tình yêuBài 11: Hoà hợp vợ chồng: Giải quyết những xung độtBài 12: Sự phân ly vợ chồngPhần II – Gia Đình là Hội Thánh tại gia

Bài 13: Gia Đình là Hội Thánh tại giaBài 14: Linh đạo Hôn Nhân và gia đìnhBài 15: Các bí tích trong đời sống Hôn Nhân và gia đìnhBài 16: Cầu nguyện trong gia đìnhBài 17: Sinh con có trách nhiệmBài 18: Giáo dục con cáiBài 19: Đạo hiếuBài 20: Những ngày lễ của gia đìnhBài 21: Gia đình và xã hội

Học Giáo Lý Hôn Nhân ở đâu trong tổng Giáo Phận TP.HCM?

Hiện tại, tất cả giáo xứ trong Tổng giáo phận Sài Gòn đều có mở lớp về Giáo Lý Hôn Nhân. Khi có nhu cầu theo học, bạn đến liên hệ với Linh Mục quản xứ nhà thờ đó để được hỗ trợ hoặc gặp Ban Mục Vụ Hôn Nhân & Gia Đình để được hỗ trợ, hoặc Hội Đồng Giáo Xứ để biết thêm thông tin.

Địa chỉ học Giáo Lý Dự Tòng và Giáo Lý Hôn Nhân được nhiều người biết đến và gợi ý nhiều nhất là Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, tại số 38 Kỳ Đồng, P.9, Q.3, TP.HCM. Chi tiết các khóa học tại đây gồm có:

I/ Giáo Lý Dự Tòng: (dành cho người ngoại đạo học để gia nhập đạo Công Giáo )

Mỗi tuần học 3 buổi – Lớp mở thường xuyên.Khóa ngày chẵn: Các ngày Thứ Hai, Thứ Tư, Thứ Sáu.Khóa ngày lẻ: Các ngày Thứ Ba, Thứ Năm, Thứ Bảy.Tùy chọn một trong hai khóa.Giờ học: Từ 18 giờ 45 đến 20 giờ 30.Địa điểm: Tại lầu 2A – Phòng A2.6Thời gian học khoảng 4,5 tháng.Đăng ký trực tiếp tại phòng học lúc 18 giờ 30: Phòng 6 Lầu 2.

II/ Giáo Lý Hôn Nhân: Giáo Xứ có 02 lớp mở thường xuyên.

Một lớp dài hạn 4,5 tháng: Dành cho các bạn trẻ hiểu sâu rộng hơn về Hôn Nhân gia đình. Gồm có khóa đầu năm (Ghi danh vào tháng 12) và Khóa cuối năm (Ghi danh vào tháng 6). Trước mỗi khóa đều có thông báo cụ thể về thời gian ghi danh. Giờ học: Từ 15 giờ đến 18 giờ 30 mỗi chiều Chúa Nhật. Địa điểm: Lầu thượng Nhà Hiệp Nhất A (Lầu 4, phía sau Nhà Thờ).

Một lớp ngắn hạn 1,5 tháng (mở thường xuyên): Giáo trình gồm có 12 bài dành cho các bạn trẻ chuẩn bị kết hôn do Cha Đaminh Trần Thiện Thanh Trà chủ nhiệm. Ngày và giờ học: Mỗi tối Thứ Bảy và Chúa Nhật từ 19 giờ 00 đến 20 giờ 30. Địa điểm: Lầu thượng Nhà Hiệp Nhất A. Thủ tục ghi danh: Học viên đăng ký ngay tại lớp trước giờ học. Khi đăng ký buộc phải mang theo 02 tấm ảnh 3×4 mới nhất, dán sẵn keo hai mặt mỏng. Và học viên phải xin giấy giới thiệu từ Cha Xứ họ đạo của mình để trình Cha phụ trách Lớp Giáo Lý Hôn Nhân.

Lưu ý:

Không phải đăng ký trước, đến ngày nào ghi danh học ngày đó. Khi đến học, trình diện với Linh Mục hoặc Thầy ghi sổ nhận nhập học trước giờ.Các Linh Mục khuyên cả hai anh chị nên cùng đi học nếu có dự tính tiến tới Hôn Nhân.Đem theo tập vở để ghi bài học, cuối khóa có thi viết và thi vấn đáp. Nếu đạt theo yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận.

Hai lớp trên là hai lớp thường xuyên theo lối cuốn chiếu, ai vào học lúc nào cũng được theo lịch trong tuần. Buổi đầu tiên đến lớp trước 30 phút để đăng ký. Ai có hoàn cảnh đặc biệt không tham dự Lớp thì có thể đến Văn Phòng Cha Chánh Xứ sau Nhà Thờ Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, địa chỉ 38 Kỳ Đồng, P.9, Q.3, TP.HCM để trình bày cho Cha Chánh Xứ hoặc Cha Phó Xứ để được giúp theo nguyện vọng. Cha Chánh Xứ tiếp giáo dân các buổi chiều từ 14 giờ 30 đến 17 giờ (nghỉ Thứ Hai). Cha Phó Xứ tiếp giáo dân buổi sáng từ 08 giờ đến 10 giờ 30 (nghỉ Thứ Hai)

Sweet Love Studio dành tặng riêng chương trình ưu đãi chụp ảnh cưới cho các đôi uyên ương đang trong thời gian học Giáo Lý Hôn Nhân để chuẩn bị cho Đám Cưới. – Ảnh: Sweet Love Studio.

Ngoài ra, các bạn có thể đăng ký học Giáo Lý Hôn Nhân tại các địa chỉ sau:

Giáo Xứ Hòa Bình, 95/645 Nguyễn Kiệm, P.3, Q. Gò VấpGiáo Xứ Tân Hưng, 2/43, Lê Đức Thọ, P.15, Q. Gò VấpGiáo Xứ Hà Đông, 530 Thống Nhất, P.16, Q. Gò VấpDòng Đức Mẹ Đồng Công, 521 Tô Ngọc Vân, P. Tam Phú, Q. Thủ ĐứcNhà Thờ Fatima, Đường số 5, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ ĐứcTu Viện – Giáo Xứ Mai Khôi, 44 Tú Xương, P.7, Q.3Giáo Xứ Bình An, 2287 Phạm Thế Hiển, P.6, Q.8Giáo Xứ Thánh Phaolo, 280 Đường Vành Đai Trong, KP3, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình TânGiáo Xứ Ba Chuông, 190 Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú NhuậnGiáo Xứ Thái Hòa, 986 Cách Mạng Tháng 8, P. 5, Q. Tân Bình

*** Phép chuẩn chỉ miễn học Giáo Lý Dự Tòng nhưng vẫn phải học Giáo Lý Hôn Nhân.

Ai cũng muốn xây dựng hạnh phúc gia đình, ai cũng muốn đạt tới hạnh phúc đó, nhưng không có thành công nào mà không được mua bằng gian nan khốn khó. Vì như ông Corneille nói: “Chiến đấu càng gian nan, chiến thắng càng vinh quang”. Hy sinh và đau khổ là cái giá mua được hạnh phúc gia đình như trong cuốn Tự điển Hàn Lâm Pháp có câu: “Không thể làm một món trứng rán mà không đập bể quả trứng”.

Một khi đã yêu nhau thực tình, vợ chồng sẽ không còn thấy đau khổ nữa vì chính tình yêu đã làm cho đau khổ trở nên êm dịu, nhẹ nhàng và vui sướng, với ý tưởng là người yêu được hài lòng.

Mến chúc Anh chị hãy tin vào Chúa, trao phó cho Chúa mọi gánh nặng trong đời sống gia đình để Chúa chia sớt cho. Hãy lượm lấy những bông hồng hy sinh hằng ngày dâng cho Chúa như thánh nữ Têrês Hài đồng đã làm“Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly.” (Mt 19, 6)