Hợp đồng mượn nhà để ở

Nhà ở là tài sản có giá trị lớn, việc mượn nhà để ở thường giữa những người thân thiết. Đôi khi vì trốn thuế mà nhiều tổ chức, cá nhân cũng dùng hợp đồng mượn nhà để thay thế cho hợp đồng thuê nhà. Tuy nhiên, các bạn nên lập hợp đồng đúng với bản chất giao dịch giữa hai bên để đảm bảo quyền lợi cho chính mình.

14:56 17/12/21 7,970 lượt xem

1. Nội dung của Hợp đồng cho ở nhờ gồm những gì ?

Hợp đồng cho ở nhờ cần có được những nội dung cơ bản sau:

- Mô tả nhà cho mượn, mô tả đặc điểm, khuyết điểm (nếu có);

- Thời gian cho mượn;

- Diện tích, số tầng cho mượn

- Mục đích cho mượn;

- Các thỏa thuận khác (nếu có);

Hợp đồng mượn nhà để ở

(Hình ảnh minh họa)

2. Hợp đồng cho ở nhờ có cần phải công chứng ?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng cho ở nhờ không bắt buộc phải công chưng. Tuy nhiên, nếu bạn phải đăng ký điện, nước, đăng ký hộ khẩu thường trú … thì các cơ quan liên quan sẽ yêu cầu bạn cung cấp bản hợp đồng cho ở nhờ có công chứng.

Nội dung Hợp đồng mượn nhà được thể hiện cụ thể về địa điểm, diện tích, thời hạn, các quy định về cải tạo, tu bổ và các nội dung khác như đính kèm trên đây:

Mục lục bài viết

  • 1. Tư vấn về Hợp đồng mượn nhà
  • 2. Mẫu hợp đồng mượn nhà, cho mượn nhà, đất
    1. 2.1 HỢP ĐỒNG MƯỢN NHÀ
  • 3. Trình tự giải quyết tranh chấp nhà đất theo quy định?

1. Tư vấn về Hợp đồng mượn nhà

Hiện nay việc cho mượn nhà, đất không còn xa lạ về mặt pháp lý và thủ tục, tuy nhiên để đảm bảo việc mượn, cho mượn đúng quy định và hạn chế rủi ro quý khách hàng nên tìm hiểu kỹ quy định pháp luật liên quan hoặc hỏi ý kiến luật sư trước khi thực hiện hợp đồng.

Mẫu hợp đồng mượn nhà theo đính kèm trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và tìm hiểu thêm trước khi thực hiện, nếu có vướng mắc cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ.

Hợp đồng mượn nhà để ở

2. Mẫu hợp đồng mượn nhà, cho mượn nhà, đất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------

HỢP ĐỒNG MƯỢN NHÀ

Hôm nay, ngày…..tháng..…năm 202X, tại địa chỉ……………………………….....

Chúng tôi gồm :

1. BÊN CHO MƯỢN NHÀ (sau đây gọi là Bên A)

Ông (Bà): ......................................................................................................................................

Sinh ngày: ......................................................................................................................................

Chứng minh nhân dân số: ...................cấp ngày .......................tại .........................................

Hộ khẩu thường trú: .......................................................................................................................     

2. BÊN MƯỢN NHÀ(sau đây gọi là Bên B):

Ông (Bà): ......................................................................................................................................

Sinh ngày: ......................................................................................................................................

Chứng minh nhân dân số: ...................cấp ngày .......................tại ..................................................

Hộ khẩu thường trú: .......................................................................................................................                 

Hai bên thảo thuận lập và ký hợp đồng này để thực hiện việc mượn nhà đối với các điều khoản như sau :

ĐIỀU 1: ĐỊA ĐIỂM VÀ DIỆN TÍCH NHÀ CHO MƯỢN

1.1.      Bên A đồng ý cho Bên B mượn toàn bộ diện tích nhà thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên A tại địa chỉ:

Nhà có đặc điểm sau:

Diện tích:

Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất số ……….. do UBND thành phố Hà Nội cấp ngày ….tháng….năm……

1.2.      Bên B đồng ý mượn của Bên A toàn bộ quyền sử dụng nhà theo mô tả nói trên.

ĐIỀU 2: MỤC ĐÍCH MƯỢN

Mục đích sử dụng nhà mượn:

-           Đăng ký kinh doanh, đặt trụ sở giao dịch, văn phòng làm việc của Bên B; Tổ chức hoạt động kinh doanh theo nhu cầu của Bên B và theo quy định của pháp luật.

-           Không được dung nhà để kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, kinh doanh nhà hang, kinh doanh karaoke, massage và những hoạt động mà pháp luật không cho phép.

ĐIỀU 3: THỜI HẠN CHO MƯỢN

Thời hạn cho mượn nhà và quyền sử dụng đất nói trên là ….năm, bắt đầu từ ngày….tháng….năm……

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊNA

1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

-           Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có;

-           Thanh toán cho Bên B chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản (nếu có thỏa thuận);

-           Bồi thường thiệt hại cho Bên B, nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho Bên B biết dẫn đến gây thiệt hại cho Bên B, trừ những khuyết tật mà Bên B biết hoặc phải biết.

2. Bên A có các quyền sau đây:

-           Đòi lại tài sản ngay sau khi hết thời hạn cho mượn, nếu Bên A có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn, thì được đòi lại tài sản đó mặc dù Bên B chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý là......................................……

-           Đòi lại tài sản khi Bên B sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của Bên A;

-           Đòi bồi thường thiệt hại đối với tài sản do Bên B gây ra.

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

-           Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;

-           Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của Bên A;

-           Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn;

-           Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn.

2. Bên B có các quyền sau đây:

-           Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận;

-           Yêu cầu bên A phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, (nếu có thỏa thuận).

ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

6.1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong hợp đồng này.

6.2. Khi có tranh chấp lien quan đến hợp đồng này trước tiên hai Bên cùng nhau thương lượng để giải quyết, trong trường hợp không thể thương lượng được sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

6.3. Hai bên đã đọc lại, hoàn toàn nhất trí với những nội dung của hợp đồng và cùng ký tên dưới đây để làm chứng.

           Bên cho mượn nhà A                                                      Bên mượn nhà B

            (ký và ghi rõ họ tên)                                                     (ký và ghi rõ họ tên)

---

3. Trình tự giải quyết tranh chấp nhà đất theo quy định?

Câu hỏi:

Xin chào công ty luật Minh Gia. Gia đình chúng tôi sở hữu mảnh đất có đầy đủ giấy tờ chuyển nhượng của bố mẹ,giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm2012,sơ đồ mảnh đất ,giấy và chữ ký của các hộ xung quanh. Mảnh đất rộng 8m3 và dài 18m hiện gia đình đã xây nhà với bề rộng là 5m phần còn lại là 3m3 giáp với một ngôi nhà cũ  của hàng xóm. Trong thời điếm hiện tại nhà hàng xóm chuẩn bị đào móng xây nhà có đề nghị xây sang phần đất nhà tôi 30cm bởi theo họ giọt gianh đến đâu thì lấy đến đấy. Gia đình tôi không chấp nhận bởi vì chúng tôi đã được quyền sử dụng mảnh đất đó và thực hiện nộp tiền đất 154 000 0000đ ( đất quân đội cấp cho các hộ) và tiền thuế đất hàng năm đầy đủ, vậy tự ý chiếm sang mà khoảng giọt gianh đấy không có trong sổ đỏ của nhà bên cạnh. Gia đình tôi chỉ muốn giải quyết đúng pháp luật đúng quyền lợi của đôi bên. Vậy kính mong công ty tư vấn giải đáp giúp gia đình tôi chúng tôi xin chân thành cám ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Gia đình anh đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích cụ thể và sơ đồ thửa đất kèm theo, có xác nhận ranh giới của các hộ xung quanh nên có toàn quyền sử dụng thửa đất trên; không ai được quyền lần chiếm, sử dụng khi không được sự đồng ý của gia đình.

Khi có tranh chấp xảy ra, để giải quyết đúng quy định của pháp luật, căn cứ Điều 202 Luật đất đai 2013, hai gia đình liên hệ tới UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải. Nếu hòa giải không được thì nộp đơn tới TAND quận, huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết.

Tham khảo thêm tại bài viết chúng tôi đã tư vấn tương tự sau đây: Tư vấn cách thức giải quyết tranh chấp đất đai.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.