Hướng dẫn lập trình game cơ bản

Lĩnh vực game ngày càng phát triển, nhiều người cảm thấy hứng thú với nghề lập trình game đặc biệt là các bạn trẻ. Việc phát triển game khiến nhiều người tò mò muốn học lập trình game nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Nếu bạn muốn tìm hiểu về cách lập trình game cơ bản thì hãy khám phá ngay tại bài viết dưới đây của FUNiX nhé.

Hướng dẫn lập trình game cơ bản
Cách lập trình game cơ bản không thể bỏ qua (Nguồn ảnh: Internet)

1. Lập trình game là gì?

Lập trình game là xây dựng, thiết kế và phát triển những ý tưởng để tạo nên tựa game hấp dẫn thu hút người chơi. Những người lập trình viên game sẽ sáng tạo và phát triển ý tưởng, quản lý dự án, lên kế hoạch, kịch bản trò chơi,… Sau đó lập trình và vẽ đồ họa game, cho ra bản thử nghiệm để tìm kiếm, phát hiện, sửa lỗi game và cuối cùng là tung ra thị trường.

Hướng dẫn lập trình game cơ bản
Lập trình game là gì? (Nguồn ảnh: Internet)

Ngành nghề này đặc biệt phù hợp với những người yêu thích chơi game, đam mê công nghệ và sự sáng tạo. Cách lập trình game cơ bản sử dụng những ngôn ngữ như C, C++, C#, Java, Python,…

\>>Xem thêm: Mức lương lập trình viên Việt Nam mới nhất cập nhật 2023

2. Tại sao lập trình game trở thành xu hướng hot?

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao lập trình game lại trở thành xu hướng hot và thu hút nhiều giới trẻ đến vậy?

Chơi game là một cách để mọi người giải trí và thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng, tận hưởng thế giới ảo, mang lại niềm vui và sự thú vị. Chơi game cho phép người chơi kết nối và giao lưu với nhau, thiết lập mối quan hệ với những người chơi khác từ khắp nơi trên thế giới. Một phần lớn người chơi game thích thú với sự cạnh tranh và thách thức mà trò chơi mang lại. Nhu cầu chơi game trong cộng đồng ngày càng lớn nên lập trình viên game cũng có vai trò vô cùng quan trọng.

Thực tế, việc tự học lập trình game khá thú vị và dễ dàng để bắt đầu. Nếu bạn muốn trở thành nhà phát triển trò chơi chuyên nghiệp hay chỉ muốn tạo ra một trò chơi tùy chỉnh thú vị để chia sẻ với bạn bè thì đều có thể bắt đầu thực hiện mà chỉ cần một đoạn Code.

Hướng dẫn lập trình game cơ bản
Lập trình game thu hút nhiều giới trẻ (Nguồn ảnh: Internet)

\>>Xem thêm: Lập trình game cần những gì khi bạn bắt đầu từ con số0

3. Một vài loại game phổ biến

Trước khi tìm hiểu về cách lập trình game cơ bản, bạn nên xác định rõ thể loại trò chơi mình thích. Một số loại game phổ biến hiện nay được nhiều người lựa chọn như:

  • Game trên web: Trò chơi trên các trình duyệt web là thể loại game dễ lập trình và truy cập nhanh chóng. Những nền tảng như MIT’s Scratch cho phép lập trình viên mới tạo và chia sẻ những trò chơi thú vị và tối ưu chi phí.
  • Game điều khiển: Đây là thể loại trò chơi mà hầu hết mọi người đều nghĩ đến khi nghe đến game. Thể loại trò chơi này, chúng ta hoàn toàn có thể tự học lập trình và tạo nên trò chơi. Những bảng điều khiển Xbox và Playstation được thiết kế riêng biệt chỉ nhằm mục đích duy nhất là chơi game, đây chỉ là thiết bị thứ ba phục vụ cho trò chơi.
  • Game trên máy tính: Máy tính cá nhân là công cụ chơi game cực kỳ mạnh mẽ. Những trò chơi máy tính có khả năng mang lại những trải nghiệm tốt và “đã mắt” về thiết đồ họa và tốc độ làm mới khung hình.
  • Game trên di động: Những trò chơi trên điện thoại đang dần thống lĩnh thị phần game toàn cầu mang lại cho người chơi những trải nghiệm tuyệt vời. Bạn có thể tự mình lập trình để tạo nên những trò chơi trên điện thoại thu hút đông đảo khán giảm tiềm năng.

4. Những ngôn ngữ thường được sử dụng để lập trình game

Dù là cách lập trình game cơ bản hay chuyên sâu, bạn cũng đều cần sử dụng đến những ngôn ngữ lập trình như:

Hướng dẫn lập trình game cơ bản
Ngôn ngữ sử dụng trong lập trình game (Nguồn ảnh: Internet)

4.1 Scratch

Để bắt đầu quá trình tự học lập trình game hiệu quả, tốt nhất bạn nên lựa chọn khởi đầu bằng ngôn ngữ mã hóa Scratch. Giao diện của ngôn ngữ này dựa trên blocks nên rất dễ học nên ngay cả những người mới cũng có thể xây dựng được các đoạn code cơ bản một cách nhanh chóng.

Những tính năng đặc biệt của ngôn ngữ Scratch là có thể dễ dàng xem lại đoạn mã code được dùng để xây dựng trò chơi được lưu trữ trên nền tảng. Điều này rất hữu ích khi bạn là người quan tâm đến cách thức lập trình game của riêng mình.

4.2 C ++

C là ngôn ngữ mã hóa chính trong các trò chơi AAA (trò chơi do những nhà sản xuất lớn phát hành). Nó được sử dụng như ngôn ngữ biên dịch siêu nhanh với nhiều tính năng linh hoạt. Đây là ngôn ngữ sản xuất game chuyên nghiệp, C không phải là ngôn ngữ dễ học nhưng bạn cần phải biết trong áp dụng những cách lập trình game cơ bản.

Hướng dẫn lập trình game cơ bản
Ngôn ngữ mã hóa chính trong các trò chơi AAA (Nguồn ảnh: Internet)

\>>Xem thêm: Lập trình game với C++ và những điều cần biết

4.3 JavaScript

JavaScript là một trong những loại ngôn ngữ mã hóa hỗ trợ nhiều tương tác mà bạn tìm thấy trên web. Đây cũng chính là lý do khiến nó trở thành ngôn ngữ phổ biến trong quá trình lập trình game. Bản chất của ngôn ngữ này cực kỳ linh hoạt khiến nó trở thành sự lựa chọn hoàn hảo để xây dựng trò chơi trên trình duyệt. Những tựa game được tạo ra từ ngôn ngữ này có thể chơi dễ dàng, vận hành mượt mà trên cả nền tảng điện thoại và máy tính.

4.4 Python

Đối với cách lập trình game cơ bản thì không thể nào bỏ qua ngôn ngữ Python. Loại ngôn ngữ này được sử dụng phổ biến, là loại ngôn ngữ mã hóa nhanh chóng, dễ dàng để tự động hóa các tác vụ có tính logic chặt chẽ, nhưng đôi lúc cũng có thể gặp khó khăn khi mở rộng quy mô trò chơi. Đây là ngôn ngữ mã hóa hữu ích để tạo ra các tựa game nhỏ, một số trò chơi lớn và phức tạp cũng sử dụng ngôn ngữ chính là Python.

5. Cách lập trình game cơ bản dễ dàng cho người mới bắt đầu

Nếu bạn chưa biết gì về lập trình game và muốn học những bước lập trình trò chơi cơ bản thì hãy thực hiện theo những bước như sau:

Hướng dẫn lập trình game cơ bản
Các bước lập trình game cơ bản cho người mới (Nguồn ảnh: Internet)

5.1 Chọn loại game muốn lập trình

Trước khi bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình lập trình game bạn cần xác định loại trò chơi muốn tạo. Điều này bao gồm ý tưởng về cách người sản xuất muốn người chơi tương tác với game như thế nào, chủ đề chung của trò chơi và điều kiện thắng, thua trong trò chơi. Từ đó giúp kết xuất đồ họa, hỗ trợ tính năng âm thanh, tạo hình ảnh động và những tác vụ liên quan khác.

5.2 Xây dựng cốt truyện của game

Chủ đề của game đơn giản chỉ là trò chơi muốn thể hiện điều gì. Một chủ đề game hay đôi khi chỉ thể hiện ở một vài từ ngữ cơ bản nhưng lại có ý nghĩa lớn. Thực tế, dù game có bao nhiêu chủ đề đi chăng nữa thì cũng sẽ có một chủ đề chính. Với cách lập trình game cơ bản, xây dựng cốt truyện là bước khá quan trọng.

Hướng dẫn lập trình game cơ bản
Lên ý tưởng cho tựa game và xây dựng cốt truyện (Nguồn ảnh: Internet)

Khi lập trình một trò chơi, bạn nên lưu ý rằng khi càng nhiều chủ đề thì độ phức tạp của trò chơi sẽ càng tăng lên, cần nhiều thời gian và tài nguyên hơn để có thể hoàn thành. Bên cạnh đó, trò chơi cần được lập trình theo logic nhất định, logic game chính là đoạn giới thiệu để bắt đầu chạy trò chơi.

5.3 Các yếu tố về Visual

Tuy là cách lập trình game cơ bản nhưng cũng cần chú trọng đến giao diện người dùng. Đây là yếu tố đầu tiên thu hút người chơi nên cần phải có hiệu ứng và đồ họa độc đáo và thu hút. Nhà sản xuất có thể thêm chuyển động, trí tuệ nhân tạo, sự va chạm và điều hướng bằng cách dùng những tùy chọn có trong giao diện người dùng.

Để tạo nên giao diện người dùng tốt nhất với nội dung 2D tuyệt vời bạn nên sử dụng phần mềm Adobe Photoshop hoặc có thể sử dụng bản phác thảo trong giao diện người dùng. Thiết kế tạo nên cấu trúc đẹp và thu hút người dùng một cách nhanh chóng.

5.4 Tạo hiệu ứng âm thanh

Âm nhạc và hiệu ứng âm thanh là những yếu tố không thể thiếu giúp tạo nên tâm trạng của game thủ. Mặc dù việc thêm âm thanh chiếm thêm dung lượng bộ nhớ nhưng bạn hoàn toàn có thể quyết định được việc này. Ví dụ: Những trò chơi như xếp hình hay trò chơi nông trại, bạn không cần thêm hiệu ứng âm thanh quá tốt, chỉ cần thêm những âm thanh đơn giản để trò chơi bớt nhàm chán.

Hướng dẫn lập trình game cơ bản
Thiết kế hiệu ứng âm thanh cuốn hút (Nguồn ảnh: Internet)

Đối với những tựa game giải nhiệm vụ, bắn súng,… cần thêm nhiều hiệu ứng hấp dẫn cùng lúc. Bạn có thể thêm nội dung âm thanh độc đáo từ Indie Game Music, Freesound…

5.5 Kiểm tra game

Điều quan trọng nhất trong cách lập trình game cơ bản chính là giai đoạn kiểm tra trò chơi. Bạn hãy thử nghiệm và kiểm tra lại trò chơi để đảm bảo mọi thứ hoạt động có trơn chu và đẩy trò chơi đạt đến giới hạn. Lập trình viên game cần đảm bảo kiểm tra tất cả các khía cạnh của tựa game để chắc chắn trò chơi có thể hoạt động như dự định.

5.6 Kiểm tra hiệu suất và bộ nhớ

Tương tự như việc kiểm tra game, bạn nên kiểm tra hiệu suất và bộ nhớ trò chơi. Nếu có sự cố rò rỉ hiệu suất cần tối ưu hóa trò chơi trên những nền tảng khác nhau như máy tính bàn, laptop, điện thoại hay máy tính bảng…

6. Tổng kết

Hướng dẫn lập trình game cơ bản
Học lập trình trực tuyến tại FUNiX

Với cách lập trình game cơ bản như trên bạn có thể tự mình học hỏi và trải nghiệm; tự mình tạo nên những trò chơi đơn giản để chia sẻ với mọi người. Nếu bạn muốn tìm một địa chỉ học lập trình game uy tín và chất lượng, đừng bỏ qua các khóa học lập trình của FUNiX tại đây: