Hướng dẫn xin visa nhật bản

Bảng chỉ dẫn các tầng

Bảng chỉ dẫn lối vào

Tại quầy tiếp nhận tổng hợp có hỗ trợ tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc.
Bên cạnh đó, quầy tiếp nhận cũng sử dụng máy tính bảng để hỗ trợ tiếng Hàn, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Philippines, tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Indonesia và tiếng Nepal.

Quầy yêu cầu công bố của Tổng cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản tiếp nhận việc yêu cầu công bố các tài liệu hành chính do Tổng cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản (trụ sở chính) lưu giữ, tờ khai đăng ký xuất nhập cảnh (về nước), cũng như phiếu đăng ký người nước ngoài.

Cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Tokyo cung cấp dịch vụ tư vấn cá nhân theo lịch hẹn cho người nước ngoài lưu trú tại Nhật Bản, và các bên liên quan đến doanh nghiệp muốn tuyển dụng người nước ngoài (Đối với những người muốn được tư vấn qua điện thoại, vui lòng sử dụng Trung tâm thông tin, v.v...). Chi tiết vui lòng xem tại đây

Ngoài ra, chúng tôi cũng hỗ trợ đưa ra các tư vấn và đưa lời khuyên, v.v... liên quan đến người nước ngoài, đối với chính quyền địa phương.

Hướng dẫn tư vấn lưu trú (tờ gấp)

Bộ phận Bảo vệ Nhân quyền Cục Tư pháp Tokyo thực hiện tư vấn về các vấn đề nhân quyền khác nhau như bắt nạt, ngược đãi, các hành vi quấy rối, lợi dụng mạng Internet xâm phạm quyền riêng tư, v.v..., đặc biệt là hành vi phân biệt đối xử đối với người nước ngoài và người khuyết tật, đồng thời thực hiện các hoạt động cứu trợ đơn giản, nhanh chóng và linh hoạt để chống lại các hành vi xâm phạm nhân quyền đó.
Ngoài ra, Bộ phận Bảo vệ Nhân quyền Cục Tư pháp Tokyo cũng đang thực hiện các hoạt động nâng cao kiến thức về nhân quyền khác nhau, với sự hợp tác của Ủy ban bảo vệ nhân quyền và Chính quyền địa phương, v.v...

Trung tâm hỗ trợ Tư pháp Nhật Bản là "Trung tâm thông tin tổng hợp" do Chính phủ thành lập để giải quyết các vấn đề về pháp lý. Tùy thuộc vào nội dung liên hệ, Trung tâm này sẽ giới thiệu miễn phí chế độ pháp luật và quầy tư vấn hữu ích để giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, đối với người nước ngoài có địa chỉ tại Nhật Bản và không dư dả về kinh tế (các điều kiện như thu nhập, v.v...), Trung tâm sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật pháp từ luật sư miễn phí, v.v..., thanh toán trước chi phí luật sư, v.v...

* Ngoài ra, tại FRESC sẽ không thực hiện hỗ trợ pháp lý về dân sự (tư vấn luật pháp từ luật sư miễn phí, v.v..., thanh toán trước chi phí luật sư, v.v...).

Biểu tượng này được tạo ra với ý nghĩa là nơi "chiếu sáng" cho tâm trạng mờ mịt của những người cần tư vấn, ​​bằng việc đưa ra hướng giải quyết vấn đề theo luật pháp.
Đồng thời biểu tượng này cũng mang ý nghĩa mong muốn trở thành nơi tương tự như "sân hiên" (một nơi mang lại sự thoải mái với ánh sáng mặt trời ấm áp), để những người đang gặp khó khăn có thể thư giãn.

Văn phòng Tư vấn và hỗ trợ đặc biệt cho người nước ngoài thuộc Cục Lao động Tokyo thực hiện tư vấn về các luật liên quan đến lao động như Luật Tiêu chuẩn Lao động, v.v..., quản lý lao động và quản lý an toàn và vệ sinh cho các chủ doanh nghiệp tuyển dụng người nước ngoài, đồng thời hỗ trợ quản lý lao động, quản lý an toàn và vệ sinh đối với người lao động nước ngoài, chẳng hạn như tổ chức các buổi hội thảo, hỗ trợ thăm hỏi từ các chuyên gia, v.v...
Ngoài ra, Văn phòng này còn cung cấp dịch vụ tư vấn về điều kiện lao động dành cho người lao động nước ngoài.

Trung tâm dịch vụ tuyển dụng người nước ngoài tại Tokyo là tổ chức của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản hỗ trợ việc làm cho nguồn nhân lực nước ngoài có trình độ cao (du học sinh, có tư cách lưu trú thuộc lĩnh vực chuyên môn và kỹ thuật). Ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn/giới thiệu nghề nghiệp, tổ chức buổi phỏng vấn việc làm và thực tập, Trung tâm còn cung cấp thông tin về việc tuyển dụng người nước ngoài, hỗ trợ tư vấn cho chủ doanh nghiệp.

Trung tâm thông tin visa của Bộ Ngoại giao Nhật Bản tiếp nhận các loại tư vấn thông thường liên quan đến thị thực (visa), như hướng dẫn các tài liệu cần thiết để xin thị thực (visa) nhập cảnh vào Nhật Bản, và các thủ tục xin phép, v.v...
Chúng tôi sẽ giải thích một cách dễ hiểu cho các câu hỏi như "Gia đình tôi muốn đi du lịch ở Nhật Bản, chúng tôi có thể xin visa bằng cách nào?", v.v...

Để thúc đẩy việc sử dụng nguồn nhân lực nước ngoài trình độ cao có kiến thức và kỹ năng tiên tiến, JETRO đã thiết lập "Nền tảng thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực nước ngoài trình độ cao" với sự hợp tác của các bộ, ngành liên quan, đồng thời cung cấp các thông tin thông qua các buổi hội thảo và trang web cổng thông tin, các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp tầm trung, vừa và nhỏ sử dụng nguồn nhân lực nước ngoài trình độ cao, v.v...

Ngoài khu vực tư vấn, chúng tôi còn lắp đặt phòng tư vấn riêng.

Tại trung tâm của chúng tôi có thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm do virus Corona chủng mới gây ra, đồng thời cố gắng để những người đến Trung tâm có thể an tâm khi sử dụng dịch vụ.

Tại khu vực tư vấn có lắp đặt tấm kính acrylic và dung dịch cồn sát khuẩn.

Thực hiện đo nhiệt độ bằng hệ thống đo nhiệt bức xạ tại cửa vào, không để những người bị sốt từ 37,5 độ trở lên đi vào bên trong.

Foreign Residents Support Center (FRESC)

Yotsuya Tower 13F 1-6-1 Yotsuya, Shinjuku-ku, Tokyo 160-0004 Navi Dial: 0570-011000

(Trường hợp gọi từ một số loại điện thoại IP và gọi từ nước ngoài: 03-5363-3013)

Bạn cần có Adobe Reader để xem tài liệu pdf.
Nếu nội dung không được hiển thị chính xác, vui lòng sử dụng phiên bản mới nhất.

THỦ TỤC CẤP THỊ THỰC NHẬP CẢNH, GIẤY MIỄN THỊ THỰC

I. THỦ TỤC CẤP THỊ THỰC NHẬP CẢNH

Để xin thị thực (visa) nhập cảnh vào Việt Nam, quý vị có thể nộp trực tiếp tại Đại sứ quán hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện:

1. Hồ sơ nộp trực tiếp tại Đại sứ quán gồm:

(1) Tờ khai đề nghị cấp thị thực (tải tại đây), in ra, dán ảnh chân dung (3,5cm x 4,5cm)

(2) Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng trên 6 tháng kể từ ngày dự định nhập cảnh

(3) Văn bản thông báo cho phép nhập cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (xin tại Việt Nam; có thể nộp bản copy)

Hồ sơ gửi qua đường bưu điện gồm:

(1) Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ (tải tại đây)

(2) Tờ khai đề nghị cấp thị thực (tải tại đây), in ra, dán ảnh chân dung (3,5cm x 4,5cm)

(3) Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng trên 6 tháng kể từ ngày dự định nhập cảnh

(4) Văn bản thông báo cho phép nhập cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (xin tại Việt Nam; có thể gửi bản copy)

* Hồ sơ gửi qua bưu điện: Gửi bằng thư bảo đảm, gửi cùng phí xử lý hồ sơ (Genkin Kakitome), bì thư để nhận lại giấy tờ ghi rõ địa chỉ người nhận (bì thư bảo đảm người nhận tự trả phí bưu điện Yu pack, chakubarai); không sử dụng phong bì dán tem không bảo đảm.

Địa chỉ gửi hồ sơ qua bưu điện

151-0062

東京都渋谷区元代々木町50-11

ベトナム大使館様

(For visa procedures)

151-0062

Tokyo-to, Shibuya-ku, Motoyoyogi-cho, 50-11

Embassy of Viet Nam

(For visa procedures)

 Lưu ý

- Người xin thị thực liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh tại Việt Nam để làm thủ tục xin cấp phép nhập cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) hoặc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao. Sau khi nhận được thông báo cho phép nhập cảnh thì mới làm được thủ tục xin visa.

- Thời hạn còn lại của hộ chiếu phải dài hơn ít nhất là 1 tháng so với thời hạn của thị thực xin cấp; và tối thiểu 6 tháng trước ngày dự định nhập cảnh.

- Người đại diện xin thị thực không cần giấy ủy quyền;

- Liên hệ Đại sứ quán nếu cần giải đáp thông tin:

+ Điện thoại: 03-3466-3311 ; Fax: 03-3466-7652

+ Email:

     II. THỦ TỤC CẤP GIẤY MIỄN THỊ THỰC

     - Đối tượng, hồ sơ xin cấp Giấy miễn thị thực được thực hiện theo quy định tại Nghị định 82/2015/NĐ/CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ

         Xem chi tiết nội dung Nghị định: 82.2015.NĐ-CP ve mien thi thuc (signed).pdf (lanhsuvietnam.gov.vn)

     - Giấy miễn thị thực cấp trước đây vẫn còn giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên Giấy sẽ được chấp thuận để nhập cảnh Việt Nam.

     - Việc cấp Giấy miễn thị thực không gắn với việc mua vé máy bay, phê duyệt và tổ chức cách ly tại Việt Nam. Người được cấp Giấy miễn thị thực cần tuân thủ theo hướng dẫn của các hãng hàng không để mua vé máy bay, lên máy bay về nước và thực hiện đúng các hướng dẫn về giám sát, cách ly, theo dõi y tế sau khi nhập cảnh tại Việt Nam.

      - Tài liệu tiếng Nhật trong hồ sơ cần được dịch sang tiếng Việt bởi cơ quan có thẩm quyền. Xem hướng dẫn tại phiếu yêu cầu.

    - Hồ sơ gồm:

   (i) Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ (tải tại đây)

   (ii) Tờ khai (tải tại đây)

   (iii) Hộ chiếu gốc và copy trang 2, trang 3

   (iv)  住民票

   (v) Giấy tờ chứng minh thuộc diện cấp Giấy miễn thị thực (như bản sao các loại giấy tờ sau: Giấy khai sinh, quyết định cho thôi quốc tịch, giấy tờ có ghi quốc tịch Việt Nam... xem hướng dẫn tại điều 6, chương II, Nghị định số 82)

    Xem chi tiết nội dung Nghị định: 82.2015.NĐ-CP ve mien thi thuc (signed).pdf (lanhsuvietnam.gov.vn)

    - Người xin cấp Giấy miễn thị thực là người nước ngoài, là vợ/chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cần nộp thêm giấy tờ chứng minh quan hệ đó.

    - Người xin miễn thị thực là người gốc Việt Nam, đã vào quốc tịch Nhật, thì cần nộp hộ tịch 戸籍謄本

* Hồ sơ gửi qua bưu điện: Gửi bằng thư bảo đảm, gửi cùng phí xử lý hồ sơ (Genkin Kakitome), bì thư Letterpack ghi rõ địa chỉ người nhận; không sử dụng phong bì dán tem thông thường.

Địa chỉ gửi hồ sơ qua bưu điện

     ₸ 151-0062

  東京都渋谷区元代々木町50-11

  ベトナム大使館様

  (H sơ xin Giy min th thc)

Video liên quan

Chủ đề