Huyện Thọ Xuân có bao nhiêu dân tộc?

Thọ Xuân là một huyện bán sơn địa của tỉnh Thanh Hóa, nằm ở phía tây cách thành phố Thanh Hoá 36 km và nằm ngay bên hữu ngạn sông Chu – con sông lớn thứ hai của tỉnh. Phía đông huyện Thọ Xuân giáp huyện Thiệu Hóa, phía đông nam và phía nam giáp huyện Triệu Sơn, phía tây nam giáp huyện Thường Xuân, phía tây bắc giáp huyện Ngọc Lặc và phía đông bắc giáp huyện Yên Định.

2.Lịch sử hình thành huyện Thọ Xuân

Thời thuộc Hán từ năm 111 TCN đến năm 210 SCN, vùng đất Thọ Xuân thuộc huyện Tư Phố. Từ năm 581 đến năm 905 thuộc huyện Di Phong, và sau đó thuộc huyện Trường Lâm. Thời Trần, huyện Thọ Xuân thuộc huyện Cổ Lôi. Năm 1466, Thọ Xuân có tên là Lôi Dương. Thọ Xuân là nơi sinh dưỡng nhiều vị vua sáng tôi hiền như: Lê Ðại Hành, Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông; Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn Linh, Trịnh Khắc Phục,…Thời Nguyễn năm 1826, huyện Lôi Dương tách khỏi phủ Thiệu Hóa nhập vào phủ Thọ Xuân ,trước là phủ Thanh Đô, do có huyện Thọ Xuân – tức Thường Xuân ngày nay. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, phủ Thọ Xuân bị bãi bỏ, đổi huyện Lôi Dương thành huyện Thọ Xuân. Sau nhiều lần chia tách ngày nay huyện Thọ Xuân có 3 thị trấn cùng với 38 xã.

3.Danh lam thắng cảnh huyện Thọ Xuân

Huyện Thọ Xuân có bao nhiêu dân tộc?
                                                       Khu di tích Lam Kinh

Nếu Thanh Hóa là mảnh đất địa linh nhân kiệt, thì Thọ Xuân chính là đại diện đầy tự hào cho hương danh ấy. Thọ Xuân là nơi phát tích hai triều đại  phong kiến Việt Nam :Tiền Lê và Hậu Lê với hàng trăm di tích lịch sử văn hóa vật thể, phi vật thể quý báu.

Thọ Xuân có di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh ,tiêu biểu hơn cả cho “diện mạo” từ quá khứ với đền thờ Lê Thái Tổ, cung điện, lăng bia các vua và hoàng hậu nhà Lê.Lễ hội Lam Kinh tổ chức hàng năm vào ngày 22 tháng 8 âm lịch vào ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ  tại khu vực Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa nơi an táng vua Lê Thái Tổ. Ngày trước nơi đây, theo định lệ, cứ ba năm một lần, vào ngày giỗ vua, các vua quan nhà Lê ở Ðông Kinh (Thăng Long) lại về Lam Kinh ( Thanh Hóa) làm lễ. Còn nhân dân địa phương hàng năm vẫn mở hội  thắp hương tưởng nhớ, tôn vinh vị vua của dân tộc.

Huyện Thọ Xuân có bao nhiêu dân tộc?
                                               Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên

Thọ Xuân còn có đền thờ và lăng mộ Thứ quốc công Nguyễn Nhữ Lãm tại xã Thọ Diên và Xuân Lập.Quần thể di tích hành cung Vạn Lại-Yên Trường tại xã Xuân Châu và Thọ Lập.Quần thể di tích cách mạng xã Xuân Hoà.Quần thể di tích lịch sử cách mạng xã Xuân Minh .Từ đường họ Hà Duyên tại xã Xuân Lai.  Nơi đây đồng thời là nơi phát tích trò Xuân Phả, ca trù, hát xường nổi tiếng ngày xưa và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như núi Mục, đập Bái Thượng…

Ngoài ra, Thọ Xuân còn nhiều di tích lịch sử được xếp hạng cấp tỉnh như: đền thờ khắc Quốc công Lê Văn An,làng Diên Hào – xã Thọ Lâm, đền thờ Quốc Mẫu  làng Thịnh Mỹ – xã Thọ Diên. Ở Thọ Xuân mới phát hiện đền thờ của vua Lê Dụ Tông làng bái trạch-xã Xuân Giang.

Thọ Xuân sở hữu Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Công trình Thủy lợi- Thủy điện Cửa Đạt, những di tích, danh thắng nổi tiếng, cùng nét văn hóa dân tộc Thái đặc trưng, các lễ hội của đồng bào dân tộc ít người như dân tộc Mường, xã Xuân Phú đã góp phần làm phong phú thêm  bức tranh văn hóa về các hoạt động lễ hội ở huyện Thọ Xuân..Chính những yếu tố đó mà huyện Thường Xuân có tiềm năng lớn để trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh.

 

4. Ẩm thực huyện Thọ Xuân

“Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”

Tương là món ăn truyền thống của cư dân nông nghiệp ở nhiều vùng miền trên cả nước ta, nhưng ở mỗi vùng miền lại có những hương vị riêng, cách chế biến đặc trưng riêng.  Mặc dù là món ăn dân dã nhưng tương làng Mía (Thọ Xuân) là món đã được trang trọng bày lên mâm cỗ tiến vua xưa.

Huyện Thọ Xuân có bao nhiêu dân tộc?
                                                        Bánh gai Tứ Trụ

Bánh gai Tứ Trụ của huyện Thọ Xuân là đặc sản nổi tiếng cả nước, bắt nguồn từ làng Mía, nơi được xem là làng làm bánh gai tiến vua xưa kia. Bánh gai là món quà quê hương không thể thiếu cho khách khi đến Thọ Xuân. Bánh gai được nhiều người ưa thích bởi vị ngon, dai của bánh, vị thơm, bùi của nhân. Bánh gai vùng này được làm rất công phu, từ những nguyên liệu cầu kỳ. Để làm bánh gai, phải chọn những loại gạo nếp tốt nhất như nếp nương hoặc nếp hoa cau. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, dầu chuối, đường. Việc lựa chọn lá gai, giã gạo, hấp bánh rất tỉ mẩn và tinh tế,  thành thạo và điêu luyện…

5. Phượng tiện giao thông huyện Thọ Xuân

Đường bộ có quốc lộ 15,Đường thủy theo sông Chu gặp sông Mã rồi ra biển Đông. Đường không có Sân bay nội địa Sao Vàng nằm ở thị trấn Sao Vàng được khánh thành và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2013.

Huyện Thọ Xuân có bao nhiêu dân tộc?
                                                       Sân bay Thọ Xuân

Với điều kiện giao thông thuận lợi, Huyện Thọ Xuân có các phương tiện giao thông như xe buýt, xe khách liên huyện, tàu thuyền trên sông. xe khách đi các tỉnh nam bắc với nhiều chuyến khác nhau.

huyện có sân bay nội địa là điều kiện thuận lợi để người dân sử dụng dịch vụ vé máy bay giá rẻ đi Thanh Hóa. trong cảng hàng không này có dịch vụ xe đưa đón sân bay Thọ Xuân đưa khách từ sân bay về các điểm dừng và từ các huyện về sân bay.

6.Đơn vị hành chính huyện Thọ Xuân

huyện có thị trấn huyện lị là thị trấn Thọ xuân, là trung tâm văn hóa, chính trị của toàn huyện. ngoài ra còn có 2 thị trấn nữa cũng đầy đủ các dịch vụ ngân hàng,dịch vụ vận chuyển… cùng hệ thống các trường học, phục vụ mọi nhu cầu của người dân địa phương và du khách gần xa khi đi du lịch Thanh Hóa.

7. Cảm nghĩ về huyện Thọ Xuân

Là vùng đất truyền thống, nơi địa linh nhân kiệt. Huyện Thọ Xuân có nhiều danh lam thắng cảnh là điểm du lịch hấp dẫn của xứ thanh. Cùng với làng nghề bánh gai Tứ Trụ luôn lấy được cảm tình của du khách. Ai qua chốn này đều như được sống lại những giây phút lịch sử năm xưa của dân tộc.