Kế toán quản lý tòa nhà chung cư năm 2024

- Hàng ngày kế toán tiến hành thu các loại phí từ cư dân căn cứ thông báo thu phí; Lập các phiếu thu/ chi thanh toán;

- Kiểm tra tiền phí quản lý, tiền điện, nước,... và thời hạn thanh toán của cư dân;

- Nộp tiền thu phí về công ty qua ngân hàng (hàng ngày) theo quy định nộp phí (hoặc tiền mặt);

- Cập nhật tiền đã thu vào phần mềm thu phí;

- Kiểm tra theo dõi công nợ hàng ngày để đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hồi nợ; Trả lời các thắc mắc của cư dân, khách hàng về các loại phí BQL phát hành;

- Kiểm tra tài khoản thông tin chuyển khoản của cư dân, lập phiếu thu;

- Hàng ngày, theo dõi hạn thanh toán tạm ứng và nhắc thanh toán khi đến hạn chi tiết theo từng đối tượng, bộ phận.

- Lập đề xuất với Chủ đầu tư/BQT đề nghị các phương án giải quyết các khoản phí mà cư dân kiến nghị không đồng ý thanh toán (phát sinh)

2. Công việc định kỳ hàng tháng

- Hàng tháng thống kê chỉ số điện, nước, phí quản lý... lập bảng kê các loại phí cần thu; Lập danh sách thông tin khách hàng nợ của các tháng trước;

- Sử dụng phần mềm thu phí chung cư : nhập liệu và phát hành thông báo thu phí đến cư dân bao gồm: phí của tháng hiện tại và các khoản công nợ cũ(nếu có) từ ngày 01-05 mỗi tháng;

- Phát hành thông báo nhắc nhở công nợ.

Chế độ báo cáo

- Hàng ngày báo cáo tình hình thu phí về bộ phận kế toán công ty;

- Lập báo cáo tuần cho Trưởng BQL;

- Hàng tuần nộp chứng từ về bộ phận kế toán công ty kiểm tra;

- Lập báo cáo tháng: bảng kê số phải thu trong tháng, báo cáo tài chính tháng, báo cáo tình hình sử dụng phiếu thu...nộp Chủ đầu tư/BQT.

Phối hợp và hỗ trợ

- Phối hợp với hành chánh trong việc theo dõi, ghi nhận sự việc cần thiết liên quan đến kế toán;

- Phối hợp với vệ sinh trong quá trình Chủ đầu tư/BQT và các công ty toà nhà than phiền về chất lượng dịch vụ vệ sinh tại thời điểm phát sinh các dơ bẩn thuộc khu vực chung trong toà nhà;

- Phối hợp với nhân viên tiếp tân trong việc liên lạc, gửi các thông báo, các văn bản đến Chủ đầu tư/BQT, công ty, nhà thầu làm việc tại toà nhà;

- Phối hợp kỹ thuật trong việc xử lý, theo dõi giải quyết các hạn mục tồn đọng bảo hành, sửa chữa trong toà nhà;

- Thường xuyên trao đổi thông tin với các phòng/ban công ty để thực hiện công việc được giao.

Quyền hạn

- Nhắc nhở các bộ phận thực hiện đúng quy trình thanh toán

- Yêu cầu các bộ phận có liên quan hỗ trợ trong việc ra thông báo thu tiền khách hàng và đòi những khoản nợ khó đòi.

Công ty TNHH An Điền (Peaceland) cần tuyển vị trí Kế toán Ban Quản lý Tòa nhà.

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

  • Thực hiện các công việc kế toán: xác nhận các khoản thu/chi, lập các chứng từ thu chi, hoàn thiện hồ sơ chứng từ, kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ.
  • Làm báo cáo:
  • Lập báo cáo công nợ gửi Kế toán Công ty vào cuối tuần.
  • Lập báo cáo tổng hợp gửi Kế toán Công ty vào cuối tuần
  • Lập báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
  • Lập và kiểm tra các chứng từ trước khi xuất quỹ.
  • Cuối tháng kiểm tra, đối chiếu tồn quỹ thực tế và báo cáo số tiền tồn quỹ hàng tháng hoặc khi có yêu cầu của Lãnh đạo.
  • Kết hợp cùng bộ phận Lễ tân theo dõi, đôn đốc công nợ.
  • Kiểm tra tập hợp chứng từ: Đầu mỗi tháng.
  • Phối hợp với/đến ngân hàng gửi tiền mặt và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng theo yêu cầu cho tài khoản của ngân hàng của công ty.
  • Hỗ trợ Trưởng BQL các công tác hành chính cho Văn phòng BQL khi có yêu cầu.

YÊU CẦU

  • Nữ, ngoại hình khá, giao tiếp tốt (cao 1m58 trở lên)
  • Trình độ cao đẳng hoặc đại học.
  • Có kinh nghiệm trên 2 năm vị trí Kế toán nội bộ (ưu tiên ứng viên đã làm việc trong các Tòa nhà/Khách sạn lớn)
  • Đọc và viết tiếng Anh trình độ B
  • Mềm mỏng trong giao tiếp với khách hàng, linh hoạt trong xử lý tình huống.
  • Ý thức tổ chức kỷ luật.

?? QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG

  1. Thu nhập: Thỏa thuận
  2. Được cam kết lộ trình thăng tiến, được tham gia các khóa học đào tạo nâng cao nghiệp vụ.
  3. Hưởng đầy đủ quyền lợi BHXH, BHTN, BHYT và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
  4. Du lịch nghỉ mát, dã ngoại hàng năm theo quy định của Công ty.
  5. Làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp và hiện đại.
  6. Chế độ khác theo quy định công ty.

Chi tiết tại: https://adpl.com.vn/

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: Ms. Dương – Phòng HCNS SĐT: 04 6258 4088/ 0962 928 281 Email: [email protected] Hoặc nộp trực tiếp tại địa chỉ: Công ty TNHH An Điền, Tòa nhà HCMCC, Số 249A Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Trong lĩnh vực bất động sản và quản lý vận hành tòa nhà, việc duy trì sự minh bạch và chính xác trong tài chính là điều quan trọng. Chính vì thế, Kế toán tòa nhà là bộ phận cốt lõi trong cả quy trình quản lý của mỗi đơn vị quản lý tòa nhà. Bài viết sau S-TECH sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm kế toán tòa nhà và tầm quan trọng của bộ phận kế toán tòa nhà nhé!

Kế toán là quy trình thu thập, ghi chép và phân tích thông tin tài chính của các doanh nghiệp hay một tổ chức doanh nghiệp. Trong ngữ cảnh của quản lý tòa nhà, bộ phận kế toán tòa nhà chịu trách nhiệm xác định, ghi nhận và báo cáo về các giao dịch tài chính liên quan đến các hoạt động quản lý và vận hành tòa nhà.

Kế toán quản lý tòa nhà chung cư năm 2024

Công việc kế toán tòa nhà không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết về nghiệp vụ nói chung mà còn cần tìm hiểu các thông tin quy định, pháp lý của ngành bất động sản và sử dụng nhà chung cư.

Công Việc của bộ phận kế toán tòa nhà

Công việc của bộ phận kế toán tòa nhà không chỉ dừng lại ở việc ghi chép các giao dịch, mà còn bao gồm việc thực hiện các bước hạch toán, tính toán công nợ, quản lý ngân sách và thực hiện báo cáo tài chính. Các nhân viên kế toán tại tòa nhà phải làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác như quản lý tài sản, quản lý dự án và quản lý vận hành để đảm bảo rằng mọi giao dịch được ghi nhận chính xác và kịp thời.

Hạch toán và ghi nhận giao dịch

Kế toán xử lý các giao dịch tài chính hàng ngày, bao gồm các hóa đơn phát sinh, các khoản phí dịch vụ, chi phí vận hành và bảo trì, chi phí quản lý, và các giao dịch khác liên quan đến tài sản và ngân sách tòa nhà.

Tính toán và quản lý công nợ

Kế toán tòa nhà phải theo dõi và quản lý công nợ từ cư dân và các khách hàng đang thuê dịch vụ trong tòa nhà. Bao gồm việc ghi nhận các khoản thu và chi, theo dõi các khoản nợ chưa thanh toán, và thực hiện các biện pháp thu nợ khi cần thiết.

Kế toán quản lý tòa nhà chung cư năm 2024
Kế toán tòa nhà phải theo dõi và quản lý công nợ

Báo cáo tài chính

Thường vào hàng tuần, hàng tháng hay hàng quý, tùy theo kế hoạch hoạt động của các đơn vị quản lý vận hành tòa nhà mà sẽ chuẩn bị các báo cáo tài chính, bao gồm báo cáo lợi nhuận và lỗ, báo cáo tình hình tài chính, và báo cáo về dòng tiền. Các báo cáo này cung cấp thông tin quan trọng về hiệu suất tài chính và hoạt động của tòa nhà.

Quản lý hệ thống kế toán

Thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý hệ thống kế toán của tòa nhà, bao gồm việc thiết lập và duy trì hệ thống tài khoản, bảo trì hệ thống phần mềm kế toán, và đảm bảo tính đúng đắn và toàn vẹn của dữ liệu.

Và một số công việc khác theo phân công nhiệm vụ từ trưởng ban quản lý tòa nhà.

Công việc của bộ phận kế toán tòa nhà đặc biệt đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ, đặc biệt khi phải xử lý một lượng lớn thông tin tài chính và thực hiện các quy trình hạch toán phức tạp.

Tầm Quan Trọng của bộ phận kế toán tòa nhà

Bộ phận kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng mọi giao dịch được ghi nhận đúng cách, mọi khoản chi phí được quản lý hiệu quả và các báo cáo tài chính được chuẩn bị kịp thời và chính xác.

Chính xác và minh bạch trong quản lý tài chính là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ dự án quản lý tòa nhà nào. Ngoài ra, bộ phận kế toán tòa nhà chung cư cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược tài chính và quản lý ngân sách cho tòa nhà. Các quyết định về đầu tư, chi tiêu và tài chính phụ thuộc vào thông tin và báo cáo từ bộ phận kế toán rất nhiều.

Hiện nay, để giảm tải lượng lớn công việc cho bộ phận kế toán, nhiều chủ đầu tư, ban quản lý tòa nhà đã ứng dụng phần mềm quản lý tòa nhà toàn diện để quản lý và vận hành, quản lý thu chi, gửi thông báo phí dịch vụ, hóa đơn đến cư dân.

Ứng dụng phần mềm quản lý tòa nhà Building Care để tính toán công nợ tự động

Để giải quyết những thách thức và nâng cao hiệu suất làm việc của bộ phận kế toán tòa nhà, việc ứng dụng phần mềm quản lý tòa nhà như Building Care trở nên cực kỳ cần thiết. Phần mềm này cung cấp các công cụ và tính năng thông minh giúp tự động hóa nhiều nhiệm vụ kế toán, từ việc hạch toán, tính toán công nợ đến việc chuẩn bị báo cáo tài chính.

Với Building Care, bộ phận kế toán có thể tự động hóa quy trình hạch toán các giao dịch tài chính, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót. Hệ thống sẽ tự động lập các bảng kê chi phí, báo cáo công nợ và tự động gửi thông báo cho các đối tác liên quan về các khoản thanh toán, giúp tối ưu hóa quy trình kế toán và tăng cường độ chính xác của dữ liệu.

Kế toán quản lý tòa nhà chung cư năm 2024
Tính năng tính toán công nợ trong modul kế toán tòa nhà phần mềm Building Care.

Ngoài ra, Building Care còn cung cấp các tính năng phân tích dữ liệu mạnh mẽ, giúp bộ phận kế toán hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của tòa nhà. Các báo cáo tự động và biểu đồ phân tích dữ liệu giúp dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu suất tài chính, Ban quản lý có thể dựa vào đây để đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp cho các tháng hoạt động tiếp theo.

Việc ứng dụng phần mềm vận hành chung cư Building Care cũng mang lại sự linh hoạt và tích hợp cho bộ phận kế toán. Phần mềm này có thể tích hợp với các hệ thống khác, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và tăng cường hiệu suất làm việc của bộ phận kế toán.

Tham khảo:>> 7 cách nâng cao quy trình quản lý vận hành tòa nhà hiệu quả 2024

Tính năng kế toán tòa nhà với các luồng tính năng con, kết hợp cùng hơn 20+ tính năng khác trong ứng dụng quản lý tòa nhà Building Care trên cả bản web và App đã mang đến trải nghiệm thực tế tối ưu, tiện lợi cho kế toán tòa nhà nói riêng và các bộ phận khác trong ban quản lý tòa nhà nói chung. Hãy đăng ký DEMO ngay với chúng tôi để được dùng thử miễn phí.

Ban quản lý tòa nhà chung cư là gì?

Ban quản lý chung cư là đơn vị quản lý và vận hành toà nhà chung cư, ký hợp đồng với ban quản trị chung cư. Do người sở hữu nhà chung cư, cư dân sinh sống tại chung cư bầu tại hội nghị nhà chung cư, có nhiệm kỳ là 3 năm và sẽ được bầu lại vào cuối nhiệm kỳ hoặc được bầu tại hội nghị nhà chung cư bất thường.

Ban quản trị nhà chung cư được thành lập khi nào?

Căn cứ Điều 103, Luật Nhà ở năm 2014: 2.1. Đối với nhà chung cư có (i) nhiều chủ sở hữu và (ii) từ 20 căn hộ trở lên thì bắt buộc thành lập Ban quản trị.

Thành viên Ban quản trị nhà chung cư bao nhiêu người?

Số lượng thành viên trong ban quản trị nhà chung cư Đối với Ban quản trị của tòa nhà chung cư thì có số lượng từ 03 đến 05 thành viên; Đối với Ban quản trị của cụm nhà chung cư thì có số lượng từ 06 đến 25 thành viên, trong đó mỗi tòa nhà trong cụm có số lượng từ 03 đến 05 thành viên.

Ban quản lý là gì?

Tóm lại, Ban Quản lý là đội ngũ điều hành và quản lý trực tiếp mọi hoạt động của nhà chung cư, và Ban Quản trị là đơn vị đại diện cho Chủ đầu tư/Cư dân đảm nhiệm nghĩa vụ quản lý, sử dụng tòa nhà tuân theo quy định pháp luật.