Khái niệm tự đánh giá bản thân năm 2024

Đánh giá bản thân là việc mỗi cá nhân tự khách quan nhận xét những ưu nhược điểm của bản thân ở mỗi khía cạnh chuyên môn, kỹ năng, tố chất… tương thích với yêu cầu mà doanh nghiệp, trường học hay bất cứ môi trường tập thể nào đặt ra.

Việc đánh giá bản thân đa phần theo yêu cầu của một tổ chức tập thể nào đó, nhằm hiểu đúng năng lực và bố trí nhiệm vụ, vị trí phù hợp cho từng thành viên. Ngoài ra, rất nhiều cá nhân tự tạo cho mình thói quan tự đánh giả bản thân để chính mình hiểu rõ mình hơn và tự giác hoàn thiện mỗi ngày.

2 - Các cách định vị chính xác giá trị bản thân

Để hoàn thành tốt nhất những yêu cầu đánh giá bản thân mà tổ chức đặt ra, mang đến giá trị thực tiễn cao từ bản đánh giá này, trước hết mỗi cá nhân cần tự định vị chuẩn xác. Vì thực tế, việc tự đánh giá chính mình rất dễ bị sự chủ quan và những kỳ vọng nơi bản thân khiến kết quả đánh giá bị sai lệch. Dưới đây là các cách định vị chính xác giá trị bản thân

2.1. Không để ảnh hưởng bởi đánh giá từ người xung quanh

Muốn hiểu giá trị thực của bản thân, bạn phải đứng ở một vị thế trung lập với những lời khẳng định, khen ngợi, chê trách từ những người xung quanh. Những gì họ nói không phải là chân lý mà chỉ là quan điểm, mà đã là quan điểm thì mỗi người mỗi khác. Do đó, bạn đừng vì được khen mà nghĩ rằng mình hoàn hảo rồi, cũng đừng vì bị chê trách mà cho rằng bản thân tệ hại.

Mọi lời đánh giá của người khác chỉ có giá trị tham khảo. Con đường của mỗi người mỗi khác, đừng vì người khác nhanh hơn mà bạn vội cho rằng mình kém cỏi, nội tình bên trong sự thần tốc đố là thế nào, nền tảng thành công có vững chắc hay không, người ngoài như chúng ta không thể biết được. Vì vậy, hãy luôn bình tâm, giữ thế trung lập để khi định vị bản thân, bạn luôn là chính mình.

2.2. Khám phá đam mê của mình là gì

“Làm công việc mình yêu thích, bạn sẽ không có cảm giác đi làm ngày nào cả”, tuy nhiên, thực tế, mấy ai hiểu được đam mê thực sự của mình là gì. “Sở thích” và “đam mê” là hai phạm trù khác nhau, vì sở thích mang tính nhất thời, còn đam mê có thể khiến bạn lăn xả, nỗ lực hết mình vì nó trong suốt một hành trình dài.

Những việc làm hấp dẫn

Muốn khám phá đam mê của bản thân, hãy tự nhìn lại chặng đường vừa qua, có điều gì mà khi thực hiện có lúc thuận lợi nhưng cũng có nhiều lúc khó khăn, hoàn thành không hề dễ dàng nhưng bạn lại chưa từng bỏ cuộc. Trải qua giai đoạn khó khăn, bạn cảm thấy rất hoan hỉ, vui sướng với thành quả đạt được và lại tiếp tục thiết lập mục tiêu mới mà chẳng nề hà thử thách có thể xuất hiện. Nếu có, đó chính là đam mê mà bạn đang tìm kiếm đấy.

2.3. Hướng đến việc mà bản thân giỏi nhất

Nếu đam mê chưa được phát hiện, đừng muộn phiền, vì có lẽ, tuổi đời của bạn còn ít, trải nghiệm chưa nhiều nên chưa đủ dữ liệu để nhận thấy niềm đam mê vượt trội trong mình. Thay vào đó, bạn nên tìm xem việc gì bản thân mình làm giỏi nhất, đó có thể là học tập, ca hát, đóng phim, tái chế đồ dùng, nấu ăn…

Những điều chúng ta có năng lực hoàn thành giỏi sẽ tạo cho ta niềm phấn khích và tự tin cao khi thực hiện. Đa phần sẽ trở thành đam mê trong tương lai, hoặc đó chính là con đường sự nghiệp đầy khả thi mà ta nên lựa chọn, vì giá trị năng lực này mang lại có bản thân và cho xã hội đều rất lớn.

3 - Tại sao phải đánh giá bản thân

Những giá trị bản đánh giá bản thân mang lại cho cá nhân và tổ chức sẽ giúp chúng ta hiểu tại sao phải đánh giá bản thân

3.1. Giúp định vị đúng khả năng của bản thân

Qúa trình đánh giá bản thân là thời gian chúng ta nghiêm túc, tập trung đối mặt với chính mình. Do đó, khả năng nhận định, phân tích sẽ cao hơn rất nhiều so với khi ta nhìn nhận mình trong sự bận rộn, tất bật hằng ngày.

Kết quả đánh giá chuẩn xác giúp chúng ta hiểu đúng mình đang ở đâu, mình có thể làm gì và chưa thể làm gì. Tùy theo tiêu chuẩn đánh giá của tổ chức yêu cầu mà có những lựa chọn phù hợp nhất để nâng cao vị thế trong tập thể.

3.2. Định hướng tốt hơn cho tương lai

Con người không ai là hoàn hảo, chúng ta cũng không có đủ năng lực để hoàn hảo ở mọi khía cạnh, mọi chuyên môn mà chỉ có thể tập trung ở một lĩnh vực chuyên sâu mà mình có sở trường nhất. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” nhưng để làm được điều này, chúng ta cần hiểu rõ:

  • Ưu điểm năng lực của mình là gì, phù hợp nhất với những chuyên môn nào
  • Nhược điểm của mình là gì, đó có phải là nhược điểm cản trở cho con đường sự nghiệp mình đang chọn không?
  • Liệu ưu điểm có bù đắp được nhược điểm không?
  • Khắc phục nhược điểm so với việc chọn chuyên môn không bị tác động bởi nhược điểm đó, cái nào lợi hon?

Tất cả câu trả lời sẽ được giải đáp sau khi bạn hoàn thành đánh giá bản thân một cách khách quan và chín chắn. Những gì thu thập được chính là dữ liệu giúp bạn định hướng tương lai cho chính mình, hạn chế tình trạng lãng phí thời gian chỉ vì sự ổn định nhất thời.

3.3. Cải thiện những hạn chế và phát huy khả năng của bản thân

Biết được nhược điểm bản thân, hiểu được sự nguy hại khi để những nhược điểm đó tồn tại sẽ trở thành động lực thôi thúc cá nhân triển khai kế hoạch khắc phục nhược điểm. Giá trị của sự nỗ lực sau khi phân tích, đánh giá bản thân luôn cao hơn so với khi bạn nhìn nhận một cách hời hợt.

Bởi lẽ những khó khăn nhất thời sau khi được giải quyết, nỗi lo sợ, muộn phiền sẽ bị những áp lực tiếp theo vùi lấp. Có thể bạn vẫn nhớ nhưng nỗi đau, nỗi buồn mà khó khăn đó mang lại không còn nhiều nữa, ý thức nguy hại của nhược điểm gây ra khó khăn đó cũng trôi dạt theo thời gian cho đến khi một sự cố khác phát sinh.

Nhưng khi ta ngồi lại, bình tâm đánh giá nhược điểm bản thân, rất nhiều ký ức ùa về, cảm xúc khi trải qua khó khăn như được tái hiện, và bạn có thể tổng hợp nhiều cảm xúc như vậy cho một nhược điểm, khiến bản thân cảm thấy để nhược điểm đó tồn tại quá nguy hiểm cho tương lai. Từ đó, kế hoạch khắc phục được thiết lập, ý thức khắc phục được nâng cao.

3.4. Phân bổ đúng người, đúng việc

Mỗi tổ chức khi yêu cầu cá nhân tự đánh giá bản thân, họ chắc chắn không chỉ dựa vào bản đánh giá của bạn để đưa ra quyết định. Thực tế, mỗi tổ chức đều đã có bản đánh giá từng cá nhân của riêng mình, tuy nhiên, họ cũng biết rằng chỉ dựa vào đánh giá của họ sẽ không công bằng với cá nhân. Vì kết quả tổ chức thực hiện ít nhiều sẽ có sự chủ quan, đôi khi là định kiến của người thực hiện đánh giá.

Chính vì vậy, bổ sung thêm bản đánh giá bản thân của từng cá nhân, cái nhìn về năng lực mỗi nhân sự sẽ trở nên tổng quát, khách quan và hoàn hảo hơn. Những quyết định dựa trên kết quả tổng hợp nhờ vậy mang tính chuẩn xác cao, cung cấp giá trị tham khảo lớn trong việc phân bổ nhiệm vụ đúng người, đúng việc.

Thông qua quá trình đánh giá bản thân, quân sư TalentBold tin chắc mỗi người có thể hiểu được năng lực thực tế, phát hiện những sở trường, đồng thời nâng cao tinh thần rèn luyện khắc phục những sở đoản còn tồn đọng. Từ đó, bản thân không ngừng hoàn thiện, chinh phục những mục tiêu cao hơn mà tổ chức kỳ vọng nơi bạn. Đây chính là lý do tại sao đánh giá bản thân đã trở thành một yếu tố quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của chúng ta.

----

Chi tiết liên hệ: Talentbold - We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail: sales@talentbold.com Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng

Chủ đề