Kho bảo thuế tiếng anh là gì

Tài khoản 158 hàng hóa kho bảo thuế là gì?

Tài khoản 158 hàng hóa kho bảo thuế là một thuật ngữ khá quen thuộc trong các hoạt động kế toán cũng như quả lý số liệu, xuất nhập kho bảo thuế. Tên đầy đủ của chúng là tài khoản 158 - hàng hóa kho bảo thuế và thuật ngữ này được quy định cụ thể tại thông tư 200/2014/TT-BTC.

Tại khoản 1 điều 31 thông tư 200/2014/TT-BTC đã quy định tài khoản 158 kho bảo thuế là khái niệm chỉ việc theo dõi sự biến động của hàng hóa được đưa vào kho bảo thuế (số lượng hàng hiện có, sự tăng giảm các loại hàng hóa…).

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải mở sổ chi tiết để kiểm soát sự thay đổi số lượng hàng hóa cũng như giá trị của chúng mỗi lần xuất nhập kho.

Kết cấu cơ bản của tài khoản 158 – Hàng hóa kho bảo thuế cụ thể như sau:

  • Bên Nợ: Trị giá vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa nhập Kho bảo thuế trong kỳ
  • Bên Có: Trị giá vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa xuất Kho bảo thuế trong kỳ
  • Số dư bên Nợ: Trị giá vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa còn lại trong kho bảo thuế cuối kỳ.

Thủ tục thành lập kho bảo thuế

Kho bảo thuế tiếng anh là gì

Như đã nói ở trên, những doanh nghiệp có lượng hàng xuất khẩu lớn thường sẽ xin thành lập kho bảo thuế để chứa hàng hóa. Căn cứ vào điều 27 nghị định 154/2005/NĐ-CP, để thành lập kho bảo thuế thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ các điều kiện cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Doanh nghiệp không bị nằm trong diện phải cưỡng chế
  • Đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định về hệ thống sổ sách, chứng từ để tiện cho việc theo dõi các quá trình nhập kho, xuất kho.
  • Vị trí xây dựng kho bảo thuế phải đảm bảo rằng nằm trong khu vực nhà máy và tiện cho việc cơ quan hải quan theo dõi, giám sát, quản lý.

Bạn cần lưu ý rằng thành lập kho bảo thuế hoặc gia hạn thời gian hoạt động hay yêu cầm tạm dừng, chấm dứt của kho bảo thuế phải do tổng cục trưởng cục hải quan quyết định. Khi kho bảo thuế hoạt động thì chủ doanh nghiệp phải phối hợp với các cơ quan hải quan trong việc kiểm tra, giám sát kho.

Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa đưa vào kho bảo thuế

Thủ tục hải quan của hàng hóa được đưa vào kho bảo thuế về cơ bản sẽ khá giống với thủ tục hải quan thông thường. Tuy nhiên có ưu điểm là doanh nghiệp không phải nộp thuế đối với hàng hóa đưa vào kho.

Các bước cụ thể như sau: 

  • Chuẩn bị các chứng từ cần thiết của hàng hóa.
  • Khai và nộp tờ khai hải quan
  • Lấy kết quả phân luồng 
  • Đối với quy trình nhập kho bình thường sẽ có thêm bước nộp thuế tại đây
  • Thông quan hàng hóa

Bạn cần lưu ý rằng dù chưa nộp thuế nhưng về mặt nguyên tắc thì các mặt hàng, nguyên vật liệu khi nhập kho bảo thuế vẫn phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn của hàng nhập khẩu. 

Theo tờ khai hải quan thì sẽ cần phải có đầy đủ thông tin về tên hàng, chủng loại hàng, số lượng hàng… Các thông tin như này cần phải cập nhật và theo dõi nhanh chóng theo đúng quy định.

Lưu hàng trong kho bảo thuế được bao lâu?

  • Tại điều 61 bộ luật hải quan thì thời gian lưu kho bảo thuế được quy định là 12 tháng. Đây là thời gian tối đa hàng hóa, nguyên liệu được lưu kho bảo thuế và thời điểm bắt đầu tính sẽ là thời điểm hàng hóa bắt đầu được đưa vào kho.
  • Tuy vậy, doanh nghiệp cũng vẫn có quyền gia hạn thêm thời gian lưu kho để có lợi cho việc sản xuất, xuất khẩu. Không có quy định cụ thể về thời gian gia hạn tối đa, thời gian gia hạn sẽ dựa vào yêu cầu cũng như tính phù hợp của quá trình sản xuất và lưu trữ hàng hóa.

Thanh khoản hàng hóa trong kho bảo thuế như thế nào?

Bên cạnh kho bảo thuế hay tài khoản 158, khái niệm thanh khoản hàng hóa kho bảo thuế cũng được nhắc đến nhiều. Khái niệm này để chỉ mức độ hàng hóa trong kho được mua hoặc bán trên thị trường và không làm ảnh hưởng đến giá trị trường của chính tài sản đó.

Quy định về việc thanh khoản hàng hóa trong kho bảo thuế là ngày cuối năm hoặc chậm nhất là 31/1 của năm kế tiếp, các doanh nghiệp phải gửi cho cơ quan hải quan một bộ hồ sơ bao gồm: danh sách tổng hợp lượng vật tư, nguyên liệu nhập khẩu theo chế độ bảo thuế, tờ khai hải quan xuất nhập khẩu, lượng hàng xuất khẩu.

  • Trong trường hợp tỷ lệ xuất khẩu thấp hơn tỷ lệ bảo thuế thì doanh nghiệp cần nộp phần thuế cho khoản chênh lệch đó.
  • Trong trường hợp tỷ lệ xuất khẩu cao hơn tỷ lệ bảo thuế: Doanh nghiệp sẽ hoàn thuế cho khoản chênh lệch.

Các quy định khác liên quan kho bảo thuế

Đối với kho bảo thuế thì sẽ có một số quy định bạn cần lưu ý cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp nếu muốn đưa nguyên vật liệu trong kho bảo thuế ra để sản xuất thì cần phải thông báo cho cơ quan hải quan giám sát kho đó.
  • Các loại hàng hóa, nguyên liệu trong kho bảo thuế thì không được bán ở thị trường trong nước (Việt Nam) mà chỉ được dùng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu. Nếu bộ thương mại cho phép thì mới được bán ra thị trường những cần phải thực hiện việc nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
  • Các doanh nghiệp hiện có kho bảo thuế sẽ phải gửi văn bản báo cáo cho cục hải quan định kỳ về tình hình xuất nhập tại kho, tình trạng hàng trong kho. Định kỳ gửi báo cáo sẽ là 3 tháng 1 lần.
  • Chủ của kho bảo thuế phải có trách nhiệm trang bị đầy đủ các phương tiện điện tử, cơ sở thiết bị và kết nối mạng với cơ quan Hải quan. Bên cạnh đó cũng cần phải thường xuyên thực hiện các chế độ kế toán, thống kê, báo cáo cho cơ quan Hải quan nhằm phục vụ cho hoạt động giám sát. 

Thuận lợi và khó khăn của kho bảo thuế

So với các loại kho khác thì kho bảo thuế cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng của chúng. Cụ thể như sau:

Thuận lợi

Đối với các doanh nghiệp có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, nhập khẩu hàng hóa theo loại hình SXXK thì thành lập kho bảo thuế sẽ giúp cho doanh nghiệp kịp thời đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho việc sản xuất (chưa phải nộp thuế khi nhập khẩu.

Khó khăn

Doanh nghiệp lập kho bảo thuế phải thường xuyên báo cáo tình hình kho và hàng hóa trong kho theo từng quý. Cùng với đó phải có dự kiến kế hoạch đưa hàng gửi kho bảo thuế vào sản xuất trong thời gian kế tiếp. Báo cáo cần thực hiện theo mẫu do bộ tài chính ban hành.

Kết thúc năm kế hoạch (31/12 hàng năm), chậm nhất là 31/ 01 năm tiếp theo, doanh nghiệp cần phải lập báo cáo theo Điểm đ Khoản 2 Điều 63 Luật Hải quan và làm theo mẫu được ban hành bởi Bộ Tài chính.

Trên đây là những thông tin mà SIMBA GROUP muốn gửi đến bạn để trả lời cho câu hỏi kho bảo thuế là gì? Mong rằng bài viết này sẽ có ích cho bạn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.

Nếu bạn đang cần tìm nguồn hàng uy tín và chất lượng để nhập khẩu chính ngạch về kinh doanh. Liên hệ ngay với SIMBA GROUP để được tư vấn trực tiếp và miễn phí.