Làm bao lâu thì được nghỉ phép

Cho em hỏi phép năm của em tới tháng 11 còn 4,5 ngày. Trong tháng 10 em có nằm bệnh viện 7 ngày và có giấy của bác sĩ. Cuối tháng 10 phát lương em vẫn nhận đủ lương nhưng em bị trừ 4,5 ngày phép đó và những ngày phép còn lại của tháng 11, tháng 12 cho đủ 7 ngày em nằm viện.

Và phụ cấp chuyên cần em cũng bị trừ hết. Như vậy trừ ngày nghỉ phép năm của em như vậy có đúng không, và tiền bảo hiểm xã hội có thanh toán cho em tiền 7 ngày em nằm viện không? (có thì trong thời gian bao lâu) Hay công ty được hưởng khoản tiền đó? Như em đã đọc thông tin thì nghỉ phép không được giải quyết chế độ nghỉ ốm. Vậy là mình mất quyền lợi nghỉ ốm. Giải thích kỹ giúp em được không ạ. Em vẫn mơ hồ nhưng vấn đề trên ạ.

Tư vấn chế độ ốm đau:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về công ty có được trừ ngày nghỉ phép năm vào ngày nghỉ ốm của NLĐ; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, quy định về ngày nghỉ phép năm:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật lao động năm 2019:

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.”

Như vậy, theo quy định trên thì NLĐ làm việc đủ 12 tháng cho NSDLĐ thì được nghỉ phép năm và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. 

Thứ hai, về ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau:

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:

“Điều 3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:

c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, theo quy định này thì NLĐ đang trong thời gian nghỉ phép năm sẽ không được giải quyết chế độ ốm đau.

Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172

Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn: Phép năm của bạn tới tháng 11 còn 4,5 ngày. Trong tháng 10 bạn có nằm bệnh viện 7 ngày và có giấy của bác sĩ. Cuối tháng 10 phát lương bạn vẫn nhận đủ lương nhưng bạn bị trừ 4,5 ngày phép đó và những ngày phép còn lại của tháng 11, tháng 12 cho đủ 7 ngày bạn nằm viện, và phụ cấp chuyên cần bạn cũng bị trừ hết. Như vậy việc công ty  trừ ngày phép của bạn như vậy là không đúng.

Và thời gian nghỉ phép năm theo quy định thì sẽ không được giải quyết chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội. Do đó, bảo hiểm xã hội sẽ không thanh toán cho bạn tiền 7 ngày bạn nằm viện.

Kết luận:

Thời gian bạn nghỉ phép năm sẽ không được giải quyết chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội theo quy định.

Trên đây là bài viết về vấn đề công ty có được trừ ngày nghỉ phép năm vào ngày nghỉ ốm của NLĐ? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn; giải đáp trực tiếp.

Chế độ phép của người lao động?

(ĐCSVN) - Nhiều bạn đọc gửi câu hỏi đến Báo thắc mắc về cách tính thời gian nghỉ phép năm theo quy định mới, thì người lao động được nghỉ phép như thế nào?

Trả lời:

Ảnh minh họa.

Về số ngày nghỉ phép năm được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 113 Bộ luật lao động năm 2019 (Bộ luật số: 45/2019/QH14, ngày 20/11/2019) như sau:

“1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.”

Ngoài ra, Điều 114 Bô luật lao động năm 2019 còn quy định ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc khi người lao động làm việc đủ 05 năm cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động sẽ được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Về thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm: theo Điều 65 Nghị định 145/2020 (Số: 145/2020/NĐ-CP, ngày 14/12/2020) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bô luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động như sau:

"1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.

4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.

5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.

7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.

9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động".

Như vậy, theo khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114 Bô luật lao động và Điều 66 Nghị định 145/2020 nêu trên thì số ngày nghỉ phép năm của người lao động được tính như sau:

Đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì: Số ngày nghỉ phép năm = (Số ngày nghỉ hàng năm : 12) x Số tháng làm việc thực tế

Trong đó:

- Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động là từ 12 đến 16 ngày tùy vào điều kiện làm việc và đối tượng lao động (quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 113 Bô luật lao động năm 2019).

- Trường hợp làm việc chưa đủ tháng: Nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng thì được tính là 01 tháng làm việc.

Ví dụ: Anh H làm việc cho Công ty M được 06 tháng, trong điều kiện bình thường, thì số ngày phép năm của anh H = (12 ngày : 12) x 6 tháng = 6 ngày.

Đối với người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên thì: Số ngày nghỉ phép năm = (Số ngày nghỉ hàng năm + Số ngày nghỉ theo thâm niên (nếu có)

Trong đó:

- Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động là từ 12 đến 16 ngày tùy vào điều kiện làm việc và đối tượng lao động.

- Số ngày nghỉ theo thâm niên được xác định như sau: Cứ 05 năm làm việc cho một chủ sử dụng thì được tăng thêm 01 ngày.

Ví dụ: Chị D làm việc cho Công ty N trong điều kiện bình thường, mỗi năm được nghỉ phép 12 ngày. Nếu chị D đã làm việc cho Công ty M đủ 5 năm thì từ năm thứ 06 sẽ được nghỉ phép năm 12 + 1 = 13 ngày, thì từ năm thứ 11 sẽ được nghỉ phép năm 12 + 2 = 14 ngày,…/.

Ban Bạn đọc - Cộng tác viên

Video liên quan

Chủ đề