Làm sao để biết xương chậu rộng hay hẹp

Hầu hết các mẹ bầu lần đầu đi đẻ đều ao ước mình sẽ là người có “cơ địa’ dễ sinh nở.

Chúng ta thường nghe những câu chuyện về các bà mẹ sinh con chỉ mất 2,3 tiếng đau đẻ, thậm chí sinh con trong vòng 15 phút hay là đẻ rơi mà không biết. Chúng ta cũng lại nghe những câu chuyện về sản phụ đau đẻ 3 ngày chưa sinh được con hay những ca vượt cạn lên tới cả tiếng đồng hồ. Hầu hết các mẹ bầu lần đầu lên bàn đẻ đều ao ước mình sẽ có được một ca sinh thường nhanh chóng và ít khó khăn.

Vậy nhưng làm thế nào để sinh thường nhanh chóng, tại sao có người đau đẻ 48 tiếng mà có người lại chỉ đau đẻ 2 tiếng? Các bà các mẹ thường hay giải thích lý do là do “cơ địa”. Vậy nhưng cơ địa ở đây cụ thể là gì? Cùng xem những dấu hiệu quyết định khả năng dễ sinh hay khó sinh của phụ nữ:

Thời gian sinh liên quan đến xương chậu

Thời cổ đại, những người lớn tuổi thường xem xét vòng 3 của một cô gái để quyết định lấy về làm dâu trong nhà, đó là vì con gái có vòng 3 lớn sẽ có khả năng sinh sản tốt. Thực tế, họ không nhìn vào mông mà nhìn vào xương chậu. Không chỉ đơn giản là ai có xương chậu to sẽ dễ đẻ mà việc này còn phụ thuộc vào vị trí của xương chậu. Nếu phụ nữ có xương chậu hẹp và sâu thì sẽ rất khó sinh và ngược lại, nếu xương chậu nông, rộng thì việc chuyển dạ sẽ có khả năng diễn ra suôn sẻ hơn.


Không chỉ đơn giản là ai có xương chậu to sẽ dễ đẻ mà việc này còn phụ thuộc vào vị trí của xương chậu.

Thời gian sinh liên quan đến cân nặng người mẹ

Sản phụ bị béo phì, tích tụ quá nhiều mỡ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ sinh, việc đẻ thường sẽ khó khăn, thời gian chuyển dạ lâu hơn. Do đó vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên kiểm soát trọng lượng cơ thể ở mức thích hợp, không tích trữ quá nhiều chất béo trong cơ thể, tạo rủi ro cho cả mẹ và con trong bụng. Nhìn chung, những mẹ bầu nhẹ cân sẽ sinh thường nhanh hơn. 

Thời gian sinh liên quan đến độ tuổi người mẹ

Các bà mẹ trẻ đang trong độ tuổi 22-29 là độ tuổi tốt nhất để sinh sản. Lúc này thường cơ thể của họ rất mạnh mẽ, thể chất đầy đủ hơn, đương nhiên sinh đẻ sẽ nhanh chóng hơn. Càng lớn tuổi, sức khỏe yếu dần, người mẹ sẽ càng dễ gặp phải những nguy hiểm tiềm ẩn cũng như các vấn đềtai biến có thể xảy ra trong lúc vượt cạn. Muốn sinh con nhanh chóng, khoẻ mạnh, phụ nữ nên mang thai trong độ tuổi sinh đẻ vẫn được khuyến cáo là từ 22-29 tuổi  

Thời gian sinh liên quan đến vị trí và cân nặng thai nhi

Sinh thường dễ hay khó phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng chắc chăn có liên quan đến cân nặng của em bé trong bụng. Nếu trọng lượng thai nhi quá lớn, việc sinh đẻ sẽ chậm hơn do đầu em bé sẽ gặp khó khăn trong quá trình ra khỏi ống sinh, thậm chí nếu thời gian quá dài còn có thể gia tăng các nguy cơ tai biến. Do đó, những sản phụ có thai quá lớn thường được khuyên nên sinh mổ. Nếu muốn có một ca sinh thường sinh chóng và dễ dàng, mẹ nên lưu ý duy trì cân nặng thai nhi ở mức bình thường ổn định 3,0 – 3,4kg. 

Hỏi - 18/03/2010
HIện tại thai của em được hơn 38 tuần. Đi khám, bác sĩ chỉ định chụp X-quang khung xương chậu và kết quả là em bị hẹp khung chậu, phải mổ để lấy thai. Bác sĩ bảo em chọn ngày để mổ lấy thai nhưng em thì không thích như vậy. Xin cho hỏi là nếu em để đến ngày chuyển dạ rồi đi mổ lấy thai thì có gặp nguy hiểm gì không ? Giữa 2 cách: chọn ngày để mổ lấy thai hay chờ đến ngày chuyển dạ rồi mổ lấy thai, cách nào an toàn cho cả 2 mẹ con em ?Có trường hợp nào bị hẹp khung chậu mà sinh thường được không ? Nếu lần đầu sinh mổ thì lần thứ 2 có phải sinh mổ không ? Bao lâu thì mới nên có thai lần 2 ?Thông thường sinh mổ phải ở lại bệnh viện tối thiểu bao nhiêu ngày ?Trong trường hợp em đăng ký sinh mổ dịch vụ, chọn bác sĩ để đỡ sinh, nằm phòng dịch vụ 2 người, xin bệnh viện vui lòng ước tính chi phí thông thường (bao gồm cả tiền thuốc men) là khoảng bao nhiêu ?Em có bảo hiểm y tế ở bệnh viện Bưu Điện. Vậy em có cần làm thủ tục chuyển viện không ? Nếu có thì làm khi nào, trước hay sau khi sinh ? Và được giảm bao nhiêu phần trăm viện phí (là những chi phí mà bảo hiểm sẽ trả cho ng bệnh), em nghe nói là 30%, không biết có đúng hay không nữa.Xin bệnh viện trả lời giúp em. Em xin cảm ơn !

Trả lời

Chào em,Trường hợp của em có chỉ định mổ lấy thai vì khung chậu hẹp. Thai 38 tuần là đã trưởng thành và có thể mổ từ ngày này trở về sau.


Có thể mổ lấy thai giai đoạn chưa vào chuyển dạ hoặc đã vào chuyển dạ đều được. Mổ lúc chưa vào chuyển dạ thai phụ đỡ phải chịu đau 2 giai đoạn: đau do chuyển dạ và đau do mổ, có thể chủ động được về thời gian, có sự chuẩn bị trước mổ về xét nghiệm và khám tiền mê; có 1 số người lo rằng bế sản dịch sau mổ do cổ tử cung không mở rộng, tuy nhiên để tránh   tình trạng bế sản dịch này bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng tay nong cổ tử cung. Mổ khi vào chuyển dạ thai phụ dễ lo lắng và bối rối hơn, đau chuyển dạ làm tăng sự mệt mỏi sau mổ hơn, thường không được chuẩn bị trước mổ tốt (chỉ làm các xét nghiệm cấp cứu và không được khám tiền mê, không có nhịn ăn trước). Tuy nhiên cổ tử cung mở sẵn khi vào chuyển dạ   làm sản dịch thoát ra dễ dàng hơn, nếu vào chuyển dạ có vỡ ối sớm thì nguy cơ nhiễm trùng gia tăng.

Khung chậu hẹp chỉ sinh thường được khi thai nhi nhẹ cân (<2500g) và ngôi thuận trên người chưa mổ lấy thai lần nào.

Lần đầu sinh mổ vì khung chậu hẹp thì lần mang thai thứ 2 khun   chậu vẫn hẹp (lý do mổ không đổi) nên phải mổ lấy thai lại. Nên kế hoạch và 2 năm sau để có thai lại.

Thông thường sau mổ nằm viện từ 4 đến 5 ngày.

Giá dịch vụ như sau:

- Mổ lấy thai lần đầu: 2000.000 đ (mổ lần 2 là 2.500.000đ).

- Phòng 2 người: mỗi giường 300.000đ/ngày/ (Khu điều trị theo yêu cầu);

                                Khu B và khu E: phòng máy lạnh 200.000đ/ giường/ ngày;

                                                            phòng quạt thì 150.000đ/giường /ngày.

- Tiền thuốc men và thay băng cho mỗi ngày trung bình khoảng 300.000đ.

- Nếu bé được gửi dưỡng nhi thì chi phí điều trị riêng.

Em có bảo hiểm y tế tại BV Bưu Điện, nếu có giấy chuyển viện trước khi vào viện sẽ được giảm 80% tiền viện phí thường (chỉ đóng 20% mà thôi). Riêng các khoảng dịch vụ thì bệnh nhân phải trả đủ. Nếu không có giấy chuyển viện thì em được giảm 30% (phải đóng 70%) tiền viện phí thường.

 

TS. BS. Lê Thị Thu HàKhoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Các mẹ có biết vì sao có những người sinh con rất dễ nhưng lại có những người chuyển dạ rất khó khăn hay không? Ngoài các nguyên nhân do vận động, ăn uống… thì chính cơ địa là yếu tố quyết định chuyện sinh khó hay sinh dễ đấy ạ!Những mẹ nào có các đặc điểm dưới đây chứng tỏ cơ địa của mẹ rất dễ dàng cho việc sinh thường và có thể chỉ cần rặn 1 hơi đã sinh con ngay đấy ạ!Xương chậu nông và rộngCác mẹ thường bảo ai mông to sẽ dễ sinh con nhưng thực chất mông không đóng góp gì nhiều trong chuyện sinh đẻ mà phải là xương chậu. Các cụ ngày xưa hay nhìn vào hông của người phụ nữ để đánh giá khung xương chậu nhằm kén vợ cho con trai cũng là vì lý do này. Nếu xương chậu của các mẹ đảm bảo đủ cả hai yếu tố vừa nông lại vừa rộng thì chắc chắn chuyện sinh nở sẽ rất dễ dàng, em bé sẽ qua đường sinh rất nhanh và an toàn. Ngược lại, những mẹ nào có xương chậu hẹp và sâu thì khi em bé ra ngoài đường sinh sẽ rất khó khăn, khiến cơn vượt cạn mất nhiều thời gian và sức lực. Trong nhiều trường hợp khi nhận thấy mẹ có xương chậu hẹp hoặc có dị tật, hay biến dạng xương chậu thì bác sĩ ngay từ đầu đã phải chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho ca sinh.Mẹ đã từng sinh thườngCác mẹ đã từng sinh thường trước đó thì lần sau cũng không mất quá nhiều thời gian để rặn đẻ và sinh do khung xương chậu đã được “tập dợt” để chuẩn bị cho việc sinh nở. Như vậy lần sinh thường sau mẹ sẽ đón thiên thần nhỏ một cách nhanh chóng hơn mà không tốn quá nhiều sức lực.Cân nặng người mẹ vừa phảiThực chất cân nặng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh nở. Nếu mẹ muốn sinh thường dễ dàng thì trong suốt quá trình mang thai phải kiểm soát được trọng lượng tăng thêm của mình. Nếu để quá cân, mỡ tích tụ nhiều sẽ ảnh hưởng đến thời gian sinh, rặn đẻ… khiến ca sinh kéo dài và có nguy cơ biến chứng.Cân nặng và vòng đầu của thai nhiNhiều mẹ ăn một cho cả hai, khiến con trong bụng tăng cân quá nhanh vì nghĩ điều đó tốt cho bé. Tuy nhiên, ngược lại nó không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà còn ảnh hưởng đến chuyện sinh nở sau này. Việc sinh thường khó hay dễ cũng phụ thuộc vào trọng lượng thai nhi. Nếu bé quá lớn thì khả năng tai biến sơ sinh cao hơn do qua đường sinh khó khăn. Tốt nhất thai nhi chỉ nên nặng từ 3 - 3,4kg để ca vượt cạn dễ dàng hơn cho cả mẹ và con. Bên cạnh cân nặng, vòng đầu thai nhi cũng quyết định không nhỏ đến khả năng sinh thường. Nếu vòng đầu thai quá lớn sẽ khó lọt vào đường sinh và nếu cố chấp duy trì ca sinh này sẽ có thể gây tai biến sơ sinh.Mẹ có ngôi thai thuậnTừ tuần 37 của thai kỳ, thai nhi sẽ chúc đầu vào khung xương chậu để tập tành khi đến thời điểm “vỡ chum”. Ngôi thai quay đầu thuận (đầu quay xuống dưới, mặt úp bên trong bụng mẹ) sẽ chào đời dễ dàng hơn so với ngôi ngược (ngôi mông, ngôi ngang, ngôi chân…). Với những trường hợp ngôi ngược, tùy mỗi ngôi bác sĩ sẽ theo dõi và tính toán ngày mổ bắt thai để đảm bảo an toàn tính mạng cho mẹ con. Phương án sinh thường trong những ca này là rất hiếm vì rủi ro cao.Mẹ chăm chỉ tập thể thaoKhông phải ngẫu nhiên các bác sĩ Sản khoa luôn hối thúc các mẹ bầu chăm chỉ tập thể thao đều đặn trong thai kỳ. Việc tập thể thao không chỉ giúp mẹ giải tỏa ức chế tinh thần, chống mệt mỏi, giảm nghén, có được cơ thể săn chắc mà còn giúp thai nhi nhận được đủ lượng máu và oxy cần thiết để phát triển. Ngoài ra, khi tập luyện thể thao với cường độ vừa phải và đều đặn mỗi ngày, khi vượt cạn mẹ sẽ sinh nhanh và sinh dễ hơn. Lưu ý, trước khi bắt đầu một môn thể thao nào đó, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Các môn thể thao phù hợp với mẹ bầu gồm có: bơi lội, đi bộ, yoga…Mẹ không mắc bệnh gì nghiêm trọng trong thai kỳSức khỏe ổn định đồng nghĩa các chỉ số như huyết áp, đường huyết, lưu lượng máu, nhịp tim… đều ổn định để sẵn sàng vào ca sinh với những đau đớn có thể vượt cả ngưỡng chịu đựng. Do đó, để biết mình có đủ sức khỏe trong suốt thai kỳ và trong ca sinh sắp tới hay không, mẹ nên đi thăm khám để được bác sĩ dặn dò kỹ lưỡng hoặc đưa ra phương án phòng bất trắc nếu thấy cần.Người mẹ còn trẻ tuổiNhững mẹ nào đang trong độ tuổi sinh sản từ 22 - 29 bao giờ cũng gặp nhiều thuận lợi không chỉ đối với khả năng thụ thai mà còn với chuyện sinh nở. Đây là lứa tuổi phụ nữ đạt độ sung mãn sức khỏe tốt nhất, thể chất khỏe mạnh nhất để việc sinh đẻ sẽ diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Càng lớn tuổi, khung xương chậu càng bị thoái hóa và gây khó khăn nhất định cho việc sinh nở. Xem thêm các bài viết liên quan tại đây:Những thực phẩm giúp cổ tử cung mở nhanh, kích thích chuyển dạ tức thì Uống lá tía tô giúp chuyển dạ nhanh, dễ sinh! Các mẹ ơi đừng vội làm theo Những thực phẩm giúp mẹ sắp "vỡ chum" sinh nhanh, sinh dễ chỉ như vừa hít vào, thở ra Xem thêm clip:

Video liên quan

Chủ đề