Làm thế nào để hết lẹo ở mắt?

Cần sử dụng một số biện pháp bảo vệ mắt trước khói bụi và ô nhiễm môi trường bằng cách: đeo kính bảo vệ mắt khi ra đường, hay dọn dẹp nhà cửa hoặc lao động. Tránh đến những nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề. Bạn cũng cần lưu ý nên rửa tay thường xuyên, nhất là khi chăm sóc cho người có mụn lẹo ở mắt.

>>> Bạn có thể quan tâm: Người bị lẹo mắt kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

5. Cách trị lẹo mắt: Vệ sinh mí mắt sạch sẽ

Việc vệ sinh mí mắt sạch sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Để vệ sinh, bạn nên chọn loại dầu gội dành cho trẻ em với chiết xuất không làm cay mắt. Lấy một lượng dầu gội vừa đủ và hòa với nước ấm. Sau đó, dùng miếng bông hoặc khăn mặt sạch nhúng vào dung dịch này, rồi nhẹ nhàng rửa sạch bụi bẩn ở mí mắt. Bạn nên thực hiện cách trị lẹo mắt này với tần suất mỗi ngày hoặc hai ngày một lần. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận để tránh dầu gội dính vào trong mắt nhé!

6. Mẹo chữa lẹo mắt: Tẩy trang sạch sẽ

Làm thế nào để hết lẹo ở mắt?

Nếu phải trang điểm, đừng quên tẩy trang ngay sau khi về nhà! Những lớp trang điểm có thể làm cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Vì thế, bạn nên vệ sinh cọ trang điểm thường xuyên, bỏ lông mi giả và sản phẩm kích mí đã sử dụng và biết cách tẩy trang theo loại da mặt thật cẩn thận. Ngoài ra, hãy “chia tay” với các dụng cụ trang điểm cũ như mascara, chì kẻ mắt hoặc phấn mắt đã sử dụng hơn 3 tháng để trị lẹo mắt.

>>> Bạn có thể quan tâm: Mỹ phẩm hết hạn sử dụng: Nhận biết sớm kẻo gây hại cho da!

7. Chườm túi trà là một cách trị lẹo mắt tại nhà hiệu quả

Thay vì sử dụng khăn ấm lau mặt và sạch như cách cách trị leo mắt trên, bạn có thể dùng một túi trà nóng để áp lên mắt. Trà xanh sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho mắt vì nó có tác dụng giảm sưng mắt và kháng khuẩn.

Đầu tiên, bạn đun sôi nước rồi thả túi trà vào. Sau đó, bạn chờ cho túi trà nguội rồi chườm lên mắt trong 5-10 phút (hãy thử trên mu bàn tay trước để tránh phỏng). Dùng hai túi trà riêng cho hai mắt để tránh lây lan vi khuẩn.

8. Cách hết lẹo mắt: Uống thuốc giảm đau không kê toa

Làm thế nào để hết lẹo ở mắt?

Nếu mắt quá đau, bạn có thể dùng thuốc ibuprofen hoặc paracetamol để giảm nhẹ cơn đau. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để uống thuốc đúng liều. Uống thuốc quá liều có thể thể gây hại cho cơ thể, đặc biệt là gan.

9. Dùng thuốc kháng sinh trị lẹo mắt: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Thuốc kháng sinh trị lẹo mắt có thể được bác sĩ sử dụng để trị lẹo mắt bị nhiễm trùng. Thuốc trị lẹo mắt có thể được dùng ở dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt như polymyxin.

Lẹo ở mắt có tự khỏi không?

Thông thường, mụt lẹo sẽ tự khỏi chỉ sau vài ngày hay vài tuần mà không cần phải dùng đến các phương pháp điều trị đặc hiệu. Khi mủ ở mắt vỡ ra, các triệu chứng tại chỗ cũng sẽ thuyên giảm sau 4-6 ngày.

Áp dụng những cách trị lẹo mắt trên ngay khi mắt có dấu hiệu bệnh sẽ hạn chế vi khuẩn lây lan cũng như giảm nhức ở mắt. Tuy nhiên, nếu mụn lẹo to và đau hơn hay không tự khỏi sau vài ngày điều trị tại nhà thì bạn nên thu xếp đến gặp bác sĩ.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thanh Nga - Bác sĩ Mắt - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Phần lớn các trường hợp mắt bị lẹo sẽ bị khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, trong trường hợp mắt lẹo to, không hết sau một tuần, gây đau, khó chịu,... người bệnh cần khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Lẹo mắt là hội chứng viêm nhiễm cấp tính do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi. Lẹo khiến mi mắt sưng đỏ, đau, nhạy cảm với ánh sáng, khó chịu khi nháy mắt, cảm giác cộm như có bụi trong mắt. Tại chỗ đau sưng lên khối mủ đỏ như mụn nhọt. Sau 3-4 ngày, lẹo sẽ vỡ mủ và xẹp nhưng sau đó có thể xuất hiện ở vị trí khác trên mắt. Đặc điểm của lẹo là rất hay tái phát, có thể bị ở một hoặc hai mi mắt.

Có một số dạng lẹo mắt khác nhau như:

  • Lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhầy của mi mắt: lẹo nằm ở mặt trong của mi mắt, khi lật mi lên mới nhìn thấy được lẹo.
  • Lẹo ngoài do nhiễm trùng nang lông mi: là một nốt đỏ, gây đau ở bờ mi. Lẹo ngoài thường có kích thước và độ rắn như hạt đậu.
  • Đa lẹo: xuất hiện rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mắt.

Có nhiều nguyên nhân có thể tăng nguy cơ gây lẹo mắt như:

  • Để lớp trang điểm trên mắt qua đêm mà không tẩy trang. Dùng mỹ phẩm lên mắt quá hạn sử dụng.
  • Dùng tay chưa vệ sinh sạch sẽ thay kính áp tròng
  • Thường đưa tay bẩn lên dụi mắt
  • Có tiền sử viêm mí mắt hoặc bị viêm mí mắt mãn tính.

2. Làm gì khi mắt bị lẹo?

Mắt lẹo thường tự hết sau một vài ngày mà không cần điều trị đặc hiệu. Khoảng 4-6 ngày, mủ của lẹo sẽ vỡ ra, các triệu chứng đau, nhức sẽ giảm dần.

Để đẩy nhanh tốc độ lành bệnh, ở giai đoạn sớm của lẹo mắt, người bệnh có thể chườm khăn ấm lên lẹo 10-15 phút, 3-5 lần/ngày. Chườm ấm sẽ giúp lấy sạch các chất tiết vàng tại mi mắt, giải phóng các tuyến sụn mi tắc nghẽn. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý (loại dùng cho mắt) hàng ngày. Trong thời gian mắt bị lẹo, không được dùng tay gãi, chà xát vào lẹo vì sẽ tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập sâu, mắt có thể tổn thương nghiêm trọng hơn.

Nếu lẹo mắt to không hết sau 1 tuần, gây khó nhìn, tiết nước mắt nhiều, đau, khó chịu... người bệnh cần khám bác sĩ để được điều trị. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện thủ thuật chích rạch lẹo để lấy mủ ra, đồng thời kê đơn một số thuốc kháng sinh đường uống, kháng sinh nhỏ mắt, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau,... Người bệnh cần sử dụng thuốc và chăm sóc mắt theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh hồi phục.

Làm thế nào để hết lẹo ở mắt?

Rửa mắt bằng nước muối sinh lý khi bị lẹo mắt

3. Cách ngăn ngừa lẹo mắt

Để ngăn ngừa lẹo mắt và các bệnh nhiễm trùng mắt nói chung, cần chú ý một số biện pháp như sau:

  • Không dùng dùng tay đưa lên mắt để dụi mắt, chà mắt vì vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập, gây nhiễm trùng mắt.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh, nhất là trước khi chạm tay vào mắt, trang điểm mắt.
  • Không dùng chung khăn mặt, mỹ phẩm, cọ trang điểm, kính mát,... với người khác. Đặc biệt không dùng chung vật dụng cá nhân với những người đang bị lẹo hoặc có tiền sử lẹo.
  • Sử dụng mỹ phẩm trang điểm mắt đảm bảo chất lượng, cọ trang điểm mắt hợp vệ sinh.
  • Bảo vệ mắt trước ánh sáng mặt trời, bụi bẩn ô nhiễm bằng cách đeo kính râm hoặc các loại kính báo vệ.

Ngoài ra, khi mắt có tình trạng viêm nhiễm, đau, khó chịu, cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Hướng dẫn cách lấy dị vật trong mắt
  • Mí mắt trên nổi mụn trắng nhỏ, vì sao?
  • Bị sạn vôi mắt có tự khỏi không?

Bị lẹo mắt là như thế nào?

Lẹo là một khối u đỏ và đau trên mí mắt. Nguyên nhân do vi khuẩn (thường tụ cầu) xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây nhiễm trùng cấp tính. Lẹo có thể xảy ra trên cả 2 mí mắt. Hầu hết lẹo sẽ tự khỏi sau vài ngày đến một tuần.

Lẹo mắt bị vỡ mủ phải làm sao?

Cách chữa trị khi lẹo có mủ ít.
Rửa bằng nước muối: Đầu tiên, làm sạch nốt lẹo đang bị viêm bằng nước muối sinh lý, mỗi ngày 3 lần và làm liên tục trong 5 - 7 ngày. ... .
Chườm nóng: Đây là một phương pháp khá hữu hiệu giúp loại bỏ cảm giác đau nhức mà lẹo gây ra..

Lẹo mắt kéo dài bao lâu?

Các chuyên gia về Nhãn khoa cho biết, lẹo mắt có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Mủ của nốt lẹo sẽ vỡ ra và các tình trạng đau nhức sẽ giảm dần. Bệnh nhân có thể đẩy nhanh tốc độ lành bệnh bằng cách, ở giai đoạn sớm của lẹo mắt, người bệnh dùng khăn ấm chườm lên mắt khoảng 10-15 phút và thực hiện khoảng 3-5 lần mỗi ngày.

Tại sao lại lên lẹo ở mắt?

Lẹo được hình thành từ sự nhiễm trùng ở vùng chân lông mi nên thường tạo cảm giác đau, khó chịu. Lẹo còn có thể được gây ra bởi sự viêm nhiễm lan rộng từ tình trạng viêm bờ mi sẵn có, hay trong các ống tuyến nhờn bị nhiễm trùng. Chắp được hình thành từ sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt nên không gây đau.